Cá Kongji
Cá hóa thạch, sống cách đây 70 triệu năm
Cách đây 400 triệu năm, loại cá nhiều xương, được gọi là cá mực vây lá, sống ở các vùng biển nông trên thế giới. Ghi nhận về hóa thạch nói rõ, loài cá này có số lượng lớn, thân dài từ 20 đến 30cm. Có dấu vết chứng tỏ, vào kỷ vôi trắng cách đây 70 triệu năm trước đã tuyệt chủng, có thể tuyệt chủng cùng thời với khủng long.
Nhưng đến năm 1938, về phía Tây Bắc quần đảo Madagascar, có một dân chài trên đảo Comores, trong khi kéo lưới đã phát hiện một con cá quái lạ chưa từng thấy. Cá vớt lên gặp không khí nóng, đã rữa nát rất nhanh, khi đó nó được một nhà khoa học ngẫu nhiên gặp được ông Majoiri Cotinay Ratimer kiểm nghiệm thì hình dạng của nó đã quá tồi tệ. Cá được xem xét kỹ lưỡng, người ta không còn nghi ngờ gì nữa, nó là mực vây lá, hoặc cá Kongji, người ta cho rằng loài này đã tuyệt tích 70 triệu năm nay. Để kỷ niệm phát hiện mới này, cá được đặt tên là cá đuôi giáo: Sau mô hình đầu tiên phục hồi, đến năm 1952 người ta lại lưới được một con còn sống. Sau đó, lại có thêm nhiều mẫu sống mà họ đều lưới được trong vùng nước có độ sâu giống nhau, ở giữa Mozambique và Madagascar bờ biển phía Đông Nam Phi).
Cá Kongji là một loài có thân mình dày chắc, dài cỡ 180cm, mọc vẩy lớn, thành từng đôi, màu lam xám, có vây lá và đuôi chẻ ba. Mẫu cá sống điển hình bắt được, dài 180cm, nặng 81kg, khác hẳn với tổ tiên đã hóa thạch (nhỏ hơn nó nhiều). Nhưng cũng giống như tổ tiên, cá Kongji cũng bắt các loại cá nhỏ làm thức ăn, hai hàm của nó mọc hai dãy răng nhỏ để tiện cắn xé, sau đó nuốt chửng con mồi. Các tiêu bản phát hiện từ trước tới nay đều sống trong vùng nước sâu từ 70 đến 396 mét và ở quanh eo biển Mozambique so với khu vực rộng rãi của tổ tiên chúng, điều hạn chế này làm người ta rất khó giải thích vì sao. Vấn đề là tại sao giống cá đó chỉ sinh sống ở đây? Hoặc có còn khu vực nào khác chăng?
Theo ghi nhận còn có những động vật cổ xưa khác vẫn còn sinh sống như ốc vẹt, cũng là họ hàng xa gần của cá từ 500.000 năm trước trong vùng biển cực kỳ phong phú, cua móng ngựa cũng được xem vào hàng hóa thạch, sống cách đây 300 triệu năm. Nhưng trong truyền thuyết về tiến hóa luận, cá Kongji có địa vị khá cao và giống như cá tàu chiến, được cho là đã tuyệt chủng, nhưng hiện nay nó vẫn xuất hiện và vùng vẫy dưới đáy biển.