Tài liệu: Sông Zaire (Congo)

Tài liệu
Sông Zaire (Congo)

Nội dung

Sông Zaire (Congo)

Con sông lớn mạnh, thần bí, bắt nguồn từ thảo nguyên Tanbia, mở đường xuyên đầm, băng rừng Trung Phi

Không ai thông thạo bản chất đáng sợ của sông Zaire bằng nhà văn Joseph Conrad, trong cuốn sách Trái tim... tối tăm (Heart of Dark-ness), ông viết: “Khi đến với sông, thì giống như trở về thế giới xa xưa, cây cỏ biết nhảy múa quay cuồng. Nó có sự vắng lắng tịch nhiên như thách đố! Nó có bộ dạng hận thù như chăm chú nhìn bạn...”

Dù sông này chính thức gọi là sông Zaire (1971), nhưng ấn tượng nguyên thủy của nó không sao thoát khỏi mối quan hệ thần bí như hồi nó còn mang tên Congo, người Bồ Đào Nha đem văn tự Tây Phi hiểu sai là “sông nuốt các sông”. Trên thực tế, nó có mãnh lực huyền bí khiến người kinh sợ; sông dài 4.640km, lòng sông chiếm đến 3.900.000km2. Dòng nước chỉ kém sông Amazone (Mỹ), mỗi giây có 42.450 mét khối nước đổ vào Đại Tây dương.

Nguồn sông ở vùng cao thảo nguyên Tanbia, cao trên mực nước biển 1.524 mét. Sông Vanbo nằm trên thượng du, chảy ngoằn ngoèo qua Tanbia, tiến vào xứ Zaire và hội nhập sông Lualaba. Trong đoạn sông này, dòng sông bắt đâu chảy chậm vào rừng nhiệt đới Tây Phi, trong đó chạy dài 805km. Sông Lualaba trước khi vượt qua xích đạo, hòa vào sông Zaire lên phía Bắc hết 1.609km, sau đó đánh một hình vòng cung lớn, rẽ về hướng Tây, lại vượt qua xích đạo, chảy về Nam. Rừng mưa xích đạo là nhà của các giống cây sinh trưởng rậm rạp nhất trên trái đất như sồi, đào hoa tâm, cao su, tử đàn và cây hồ đào, đều có thể mọc cao trên 60m, hình thành tán mũ rừng, ở phía dưới và cảnh tượng bốn mùa hoa nở.

Dưới tàn nóc đồ sộ là lớp rừng rậm rạp, nóng nực và ẩm thấp, có thú vật nguy hiểm như cá sấu, trăn, rắn đeo kính, lợn rừng và nhện độc... và những bệnh tật gây nguy hiểm cho người như bệnh sốt rét, bệnh trùng hút máu và bệnh sốt đen (Calaara). Không có nơi nào âm u hơn giữa khoảng sông này và “núi Mặt Trăng”.

Trên vòng cung lớn là thác Stanley, một loạt thác và dòng nước xiết, khiến trên chặng đường 95km, độ chênh của mực nước, cao đến 457 mét. Tiếp đó là đoạn sông tàu thuyền có thể lưu thông, dài 1.609km, cuối cùng đến hồ Malebo (từng gọi là hồ Stanley) rộng 24km, ngăn cách giữa Kinshasa thủ đô Zaire, với Brazzaville thủ đô Congo. Sau khi qua hồ Malebo là tới thác Livingston, đoạn sông dài 354km gồm một loạt dòng nước chảy xiết qua 32 cái thác, trong đó cái cuối cùng là “cái nồi địa ngục” và dẫn dòng sông rời núi Cristol, đổ thẳng xuống lòng biển khơi.

Sau khi đồ vào Đại Tây dương, năng lượng của sông Zaire vẫn chưa tiêu biến. Con sông còn mang theo dòng nước chảy mỗi tiếng 9 hải lý, khoét một đường dưới đáy biển, sâu đến 1.219 mét và kéo dài 161km mới hòa vào nước biển. Trong những đợt sóng lớn ngoài Đại Tây dương, ta vẫn có thể nhìn thấy lòng nước đục có màu bùn nâu đỏ của rừng mưa và nhiều loài cây cỏ bé nhỏ..., hai thứ đều mang từ trên thảo nguyên theo nước cuốn đi.

 

 

 

 

 

 

                               




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423779148833750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Song-Zaire-C...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận