Các cơ quan chuyên môn của L.H.Q
TỔ CHỨC GIÁO DỤC, KHAO HỌC VÀ VĂN HÓA CỦA LHQ (UNESCO)()
Chính thức thành lập vào tháng 11- 1945, là cơ quan chuyên môn của LHQ. UNESCO có 161 nước thành viên, trụ sở đặt tại Paris. Việt Nam là thành viên của tổ chức này (*).
Cơ quan quyền lực tối cao của UNESCO và đại hội toàn thể, họp 2 năm 1 lần. Cơ quan chấp hành là Hội đồng chấp hành. Ban thư ký là cơ quan hành chính. UNESCO đặt các văn phòng liên lạc tại các khu vực. Nhiều nước thành viên có đại biểu thường trú tại Paris hoặc thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO ở trong nước để làm cơ quan liên lạc của tổ chức này.
Việc thành lập UNESCO nhằm mục đích góp phần duy trì hoà bình, an ninh và phồn vinh của các dân tộc bằng con đường phát triển sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hoá; khuyến khích thực hiện công bằng, trật tự và pháp luật, các quyền tự do cơ bản của con người được qui định trong Hiến chương LHQ đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Chương trình hoạt động của UNESCO được thực hiện chủ yếu thông qua các Uỷ ban quốc gia.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của tổ chức này rất rộng chủ yếu trên 4 lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và giao lưu văn hoá. Giáo dục là lĩnh vực có nhiều hoạt động nhất, kinh phí sử dụng cũng lớn nhất so với các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và văn hoá.
TỔ CHỨC LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP CỦA LHQ (FAO).
Là cơ quan chuyên môn của LHQ, thành lập năm 1945, với mục đích: Thúc đẩy cải thiện điều kiện dinh dưỡng, nâng cao mức sống; bảo đảm tăng năng suất lao động, cải thiện việc phân phối lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; cải thiện điều kiện sống của nông dân; thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới, v.v. . . FAO có nhiệm vụ thu nhập các tình hình có liên quan đến lương thực và nông nghiệp của các nước thành viên, triệu tập các hội nghị liên quan đến nội dung trên, tiến hành các hoạt động viện trợ khai thác đối với các nước đang phát triển.
FAO hiện có 156 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, FAO đã có nhiều hoạt động và chương trình giúp đỡ Việt Nam.
Cơ quan quyền lực cao nhất của FAO là Đại hội các nước thành viên, họp 2 năm một lần. Cơ quan chấp hành là Hội đồng.
Trụ sở đặt tại Ro ma (Italia).
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ MẬU DỊCH (GATT)
Hiệp định nhiều bên giữa các chính phủ về chế độ và chính sách mậu dịch, ký kết năm 1947. Lúc đầu có 23 nước tham gia, hiện nay đã có hơn 120 nước thành viên của GATT.
Mục đích: Tổ chức các cuộc hội nghị các nước thành viên nhằm thỏa thuận, nhân nhượng lẫn nhau về biểu thuế, giảm bớt thuế quan và các hạn chế khác trong trao đổi buôn bán giữa các thành viên. Một trong những nguyên tắc cơ bản của GATT là các thành viên có trách nhiệm dành cho các bạn hàng trong khối quyền được hưởng nguyên tắc tối huệ quốc trong thương mại quốc tế.
Hàng năm GATT gửi báo cáo của mình cho Đại hội đồng LHQ và các cơ quan có liên quan khác trong hệ thống LHQ.
Cơ quan cao nhất là Hội nghị các thành viên. Cơ quan hành chính thường trực là Ban thư ký.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
HỘI TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
Thành lập năm 1956, có tư cách pbáp nhân độc lập, có ngân sách riêng, có quyền sử dụng vốn của mình. Từ năm 1957 trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ.
Hội tài chính quốc tế hiện có 124 nước thành viên. Chỉ có thành viên của Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD) mới có thể là thành viên của tổ chức này. Việt Nam là thành viên của IFC từ năm 1976.
Mục đích của tổ chức này là góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển, bằng cách góp vốn vào các xí nghiệp tư nhân; thông qua IFC, với tư cách là cơ quan thanh toán, để thống nhất khả năng đầu tư và khuyến khích đầu tư của tư bản nước ngoài và tư bản bản địa vào các xí nghiệp. IFC cho vay vốn với thời hạn từ 7 năm đến 25 năm.
Cơ quan cao nhất là Hội đồng quản trị. Hội đồng giám đốc điều hành điều hành các công việc chung.
Trụ sở đặt tại Washington (Mỹ).
HỘI PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ (IDA)
Là một tổ chức tín dụng có tính chất quốc tế, thành lập năm 1960. Năm 1961, IDA trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ. Hiện nay IDA có hơn 130 quốc gia thành viên. Việt Nam tham gia IDA từ năm 1976. Tổ chức này có mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao sức sản xuất, trên cơ sở đó nâng cao mức sống nhân dân các nước đang phát triển là thành viên của IDA, bằng cách cho các nước này vay vốn với điều kiện ưu đãi như không lấy lãi, dài hạn (50 năm) v.v. . . để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế.
IDA đặt dưới sự quản lý của IBRD. Hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành của IDA cũng là người của IBRD. Chủ tịch IBRD và Chủ tịch IDA, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giám đốc điều hành.
Trụ sở đặt tại Washington (Mỹ).
LIÊN MINH BƯU CHÍNH THẾ GIỚI (WPU)
Thành 1ập năm 1875, trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ năm 1947, hiện có 166 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam (tham gia từ năm 1976).
Mục đích của tổ chức này là thiết 1ập địa hạt bưu chính thống nhất trong WPU nhằm trao đổi với nhau về thư tín; tổ chức và thực hiện hoạt động bưu chính; thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này; giúp đỡ về kỹ thuật, về tổ chức, về dịch vụ bưu chính v.v... cho các nước đang phát triển.
Cơ quan cao nhất là Đại hội bưu chính thế giới. Cơ quan chấp hành là Hội đồng chấp hành. Uỷ ban tư vấn nghiên cứu bưu chính là cơ quan thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, thông báo về các vấn đề kỹ thuật, kinh tế liên quan đến bưu chính. Ngoài ra còn có ban thư kí.
Trụ sở đặt tại Berne (Thụy Sĩ).
LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (ITU)
Thành lập năm 1932, trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ năm 1947, hiện có 153 quốc gia thành viên. Từ năm 1976, Việt Nam là thành viên của tổ chức này.
Mục đích của ITU là điều chỉnh, phối hợp, lên kế hoạch tất cả các hình thức viễn thông quốc tế, bao gồm cả liên lạc vô tuyến vũ trụ; sử dụng hợp lý các hình thức viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật, mở rộng sử dụng viễn thông; giúp đỡ các nước trong lĩnh vực viễn thông v.v...
Cơ quan cao nhất là Hội nghị toàn thể. Hội đồng hành chính là cơ quan đảm nhận chức năng hành chính của ITU giữa hai kỳ Hội nghị. ITU có bốn cơ quan thường trực.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VỀ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN (IBRD)
Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (hay còn gọi là Ngân hàng thế giới) thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1945. Tháng 6 năm 1946 bắt đầu hoạt động.
Tháng 11 năm 1947 trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ. Trụ sở chính đặt tại Washington (Mỹ). Ở Paris, New York, London đều có văn phòng của IBRD.
Theo qui định, chỉ những quốc gia là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới có thể là thành viên của tổ chức này. IBRD hiện có 148 nước thành viên. Việt Nam là thành viên của IBRD từ năm 1976.
IBRD có mục đích thúc đẩy khôi phục và phát triển kinh tế của các nước thành viên, bằng cách trợ giúp về mặt tài chính cho vay vốn dài hạn; khuyến khích sự đầu tư của tư bản tư nhân nước ngoài vào các nước thành viên; thúc đẩy thương mại quốc tế v.v... Vốn của IBRD một phần do các nước thành viên đóng góp, một phần huy động trên thị trường tiền tệ quốc tế bằng việc phát hành các trái phiếu ngân hàng.
LBRD chỉ cho các nước thành viên vay tiền; nếu là tư nhân vay phải được nhà nước bảo lãnh. Việc cho vay tín dụng này không phải nhằm mục đích làm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ, xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định tiền tệ của các nước thành viên. . . Số phiếu biểu quyết của IBRD căn cứ vào số cổ phần của từng nước. Lợi dụng đa số phiếu các nước phương Tây thường lái các hoạt động của IBRD theo hướng có lợi cho họ cả kinh tế và chính trị.
Cơ quan quyền lực cao nhất là hội đồng quản trị, bao gồm đại diện của các nước thành viên, họp hàng năm vào tháng 9. Cơ quan thành là Ban giám đốc gồm 22 thành viên. Ban giám đốc bầu ra một chủ tịch kiêm giám đốc ngân hàng, nhiệm kỳ là 5 năm.
HỘI NGHỊ LHQ VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN (UNCTAD)
Cơ quan chuyên môn về kinh tế của LHQ. Lâu nay, thương mại thế giới vẫn bị các nước phát triển khống chế và lũng đoạn, khiến các nước đang phát triển bị thua thiệt nhiều. Do đó, các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi tình trạng bất hợp lý đó. Năm 1964, LHQ triệu tập Hội nghị thương mại và phát triển lần thứ nhất và xác định Hội nghị này và một cơ quan chính thức của LHQ.
Nhiệm vụ của tổ chức này là khuyến khích thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển; khuyến khích thương mại giữa các nước có chế độ kinh tế - xã hội và trình độ phát triển khác nhau; xác định những nguyên tắc và chính sách thích hợp trong lĩnh vực phát triển kinh tế và thương mại quốc tế, đồng thời vạch ra những biện pháp thực hiện những nguyên tắc và chính sách đó v.v. Vai trò quan trọng của UNCTAD là thực hiện những biện pháp nhằm tổ chức lại quan hệ kinh tế quốc tế và thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới.
Cơ quan quyền lực cao nhất là các Hội nghị (bốn năm họp một lần). Cơ quan thường trực là Hội đồng thương mại và phát triển. Ban thư ký và cơ quan hành chính thường trực đặt trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ).
Việt Nam là một trong số 166 quốc gia thành viên hiện có của tổ chức này.
TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI (WTO)
Cơ quan chuyên môn này của LHQ có mục đích giúp đỡ phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên cơ sở hoà bình, thịnh vượng, cùng tôn trọng và tuân thủ các quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tín ngưỡng; nghiên cứu giải quyết các vấn đề hợp tác kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ về du lịch, về pháp luật v.v.
Thành viên của WTO có ba loại: chính thức, liên kết và không chính thức. Thành viên chính thức của WTO hiện có 106 nước. Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 1980. Ngoài ra, hiện có 163 công ty du lịch tổ chức vận tải là thành viên liên kết và một số thành viên không chính thức khác.
Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng. Cơ quan chấp hành là Hội đồng chấp hành. Thường trực là Ban thư ký.
Trụ sở đặt tạo Madrid (Tây Ban Nha).
TỔ CHỨC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ (ICAO)
Cơ quan chuyên môn của LHQ, bắt đầu hoạt động từ năm 1947. ICAO có 156 nước thành viên. Việt Nam tham gia tổ chức này từ năm 1980.
ICAO có mục đích: soạn thảo các nguyên tắc và thể thức hàng không dân dụng quốc tế, góp phần kế hoạch hoá và phát triển hàng không dân dụng quốc tế, hoàn thiện các qui tắc bay, bảo đảm an toàn cho các chuyến bay v.v... , giúp đỡ kỹ thuật cho các nước đang phát triển trong việc tổ chức ngành hàng không dân dụng; chuẩn bị các dự thảo qui ước hàng không quốc tế.
Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng, ba năm họp một lần. Hội đồng là cơ quan thường trực. Ủy ban này không được coi là một tổ chức điều hành, chịu trách nhiệm trước Hội đồng. Công việc hành chính do Ban thư ký phụ trách.
Trụ sở đặt tại Montreal (Canada).
Việt Nam đã tham gia một hoạt động của tổ chức này, như dự các khoá họp của Đại hội đồng, các hội nghị khu vực, tham gia một số công ước về an toàn hàng không. Tổ chức này cũng đã giúp Việt Nam tu bổ các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số phương tiện kỹ thuật cho ngành hàng không.
TỔ CHỨC KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI (WMO)
Thành lập năm 1947, năm 1951 trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ. WMO có 152 nước thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1975.
Mục đích: thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong việc thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng, quan trắc vật lý địa cầu có liên quan đến khí tượng, trung tâm hoạt động phục vụ khí tượng; duy trì hệ thống thông tư về khí tượng; xây dựng các qui phạm thống nhất về quan trắc tượng nhằm bảo đảm sử dụng khí tượng học phục vụ hoạt động hàng không, hàng hải, nông nghiệp; đào tạo chuyên gia về khí tượng v.v...
WMO đã tổ chức trao đổi quốc tế các thông báo về thời tiết, giúp các nước tổ chức ngành khí tượng cải tiến phát triển kinh tế của các nước. Tổ chức này cũng đã chú trọng thiết lập nha khí tượng thế giới với việc sử dụng các vệ tinh khí tượng và hệ thống các trung tâm khí tượng thế giới và khu vực v.v...
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị khí tượng thế giới. Cơ quan chấp hành là Ban chấp. Giúp công việc thường ngày về mặt hành chính là Ban thư ký.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA LHQ (UNIDO)
Thành lập năm 1967, từ năm 1985 chính thức trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ với 151 nước thành viên trong đó có Việt Nam.
Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy phát triển công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển; tài trợ cho các dự án riêng biệt ở các nước này, giúp đào tạo các chuyên viên nhà nước, tạo điều kiện cho việc hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, phối hợp các hoạt động của hệ thống LHQ trong lĩnh vực trên.
Cơ quan cao nhất là hội nghị toàn thể. Cơ quan điều hành chính là Hội đồng phát triển công nghiệp, Điều hành công việc giữa các kỳ họp của Hội đồng là Ban thường trực. Cơ quan hành chính là Ban thư ký.
Trụ sở đặt tại Vienna (áo)
TỔ CHỨC SỞ HỮU TRI THỨC THẾ GIỚI (WIPO)
Tổ chức này trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ từ năm 1974, WIPO hiện có 102 nước thành viên, trong đó có Việt Nam.
Mục đích: tạo điều kiện giúp đỡ hoạt động sáng tạo tri thức và bảo vệ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới bằng con đường hợp tác quốc tế; trong những trường hợp thích hợp có thể phối hợp hành động với các tổ chức quốc tế khác; tạo điều kiện chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa: nghiên cứu, soạn thảo các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với các sáng chế, phát minh, các nhãn hiệu thương phẩm, mẫu hàng công nghiệp, các tác phẩm trong âm nhạc, nghệ thuật, điện ảnh v.v. . .
Các cơ quan WIPO có: Hội nghị toàn thể, Hội đồng, Ban thư ký.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
TỔ CHỨC HÀNG HẢI QUỐC TẾ (IMO)
Trước năm 1982 có tên là tổ chức hàng hải liên chính phủ (IMCO), hiện có 127 nước thành viên. Việt Nam gia nhập IMO năm 1984.
Tổ chức này có mục đích thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật và các vấn đề khác liên quan đến hàng hải quốc tế; bảo đảm an toàn trên biển; bảo vệ môi trường biển; thông qua và hoàn thiện các qui phạm, thủ tục hàng hải quốc tế v.v. . .
Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng. Cơ quan chấp hành là Hội đồng.
Trụ sở đặt tại London (Anh).
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)
Thành lập năm 1919, trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ từ năm 1946, hiện có 150 nước thành viên.
ILO có mục đích thúc đẩy sự thiết lập một nền hoà bình bền vững bằng cách khuyến khích công bằng xã hội, cải tạo điều kiện lao động và nâng cao mức sống của người lao động, tạo điều kiện thiết lập ổn định về kinh tế và xã hội.
Cơ quan cao nhất là Hội nghị toàn thể. Cơ quan chấp hành Ban thư ký.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
Thành lập năm 1946, trở thành cơ quan chuyên môn của LHQ từ năm 1948, hiện có 161 nước thành viên. Việt Nam là thành viên của WHO từ năm 1975.
Mục tiêu của tổ chức y tế thế giới là phấn đấu làm cho tất cả các dân tộc có sức khoẻ đạt ở mức cao nhất. Thuật ngữ ''sức khoe” nêu trong điều lệ của WHO có ý nghĩa rộng lớn. Nó không chỉ là cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật, mà còn giải quyết cả những vấn đề mang tính xã hội. Hoạt động của WHO nhằm giải quyết ba nhiệm vụ: cho phép trợ giúp trên phạm vi quốc tế, giúp đở từng nước và khuyển khích nghiên cứu y học.
Tổ chức y tế thế giới coi trọng sự củng cố và giúp đỡ ngành y tế các nước, đẩy mạnh việc đào tạo các chuyên gia y tế chống lại các bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, AIDS, v.v. . ; kiểm tra đánh giá, giám sát việc sản xuất thuốc, đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về các chế phẩm sinh học; bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; cải thiện vệ sinh môi trường v.v...
WHO cũng đã dành cho Việt Nam nhiều sự trợ giúp về kỷ thuật y tế, các chương trình tiêm chủng, phòng dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu v. v...
Cơ quan cao nhất là Hội nghị y tế thế giới. Cơ quan điều hành là ban chấp hành. Ban thư ký là cơ quan thường trực của WHO.
Trụ sở đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).
QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (LMF)
Đây là một tổ chức tiền tệ có tính quốc tế, thành lập ngày 27- 12- 1945, chính thức bước vào hoạt động và trở thành cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc ngày 15- 11- 1947. Trụ sở đặt tại Washington (Mỹ).
Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; góp phần hình thành hệ thống thanh toán nhiều bên theo những giao dịch hiện có giữa các quốc gia thành viên, khắc phục những hạn chế trong việc chuyển đổi tiền tệ gây trở ngại trong thương mại thế giới; theo dõi việc thi hành các hiệp định về tiền tệ, thúc đẩy sự ổn định về tiền tệ của các nước thành viên; cho các nước thành viên vay tín dụng ngắn hạn để làm thăng bằng cán cân thanh toán v.v. . . Các nước thành viên góp vốn vào IMF căn cứ theo tiềm năng kinh tế, tài chính của từng nước. IMF cho các nước đang phát triển vay những khoản tín dụng đặc biệt. Các nước tư bản phương Tây có tiếng nói quyết định trong IMF, vì họ đóng góp phần quan trọng nhất cho tổ chức này về mặt tài chính.
Cơ quan cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị gồm Bộ trưởng tài chính hoặc Thống đốc ngân hàng trung ương hay quan chức đồng cấp của các nước thành viên. Hội đồng quản trị họp mỗi năm một lần vào tháng 9. Cơ quan điều hành công việc thường ngày là Ban giám đốc. Ban thư ký là cơ quan hành chính chủ yếu.
QUỸ QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (IFAD)
Thành lập năm 1977, hiện có 140 quốc gia thành viên. Việt Nam tham gia IFAD từ năm 1977.
Quỹ này nhằm mục đích huy động các nguồn vấn bổ sung để phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc thực hiện các dự án và chương trình dành cho nông dân nghèo. Chính sách tín dụng của IFAD và các tiêu chuẩn trợ giúp các quốc gia thành viên qui định rõ: quĩ phải được sử dụng vào việc thực hiện các dự án nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực thực phẩm, công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các điền chủ nghèo và thiếu đất canh tác, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và phân phối lương thực - thực phẩm.
Khoản vốn của qũi do các nước thành viên đóng góp.
IFAD hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. IFAD cho vay vốn theo ba nước: 50 năm với lãi suất 1%/năm; 20-25 năm với lãi suất 4%/năm và 15-20 năm với lãi suất 8%/năm.
Trụ sở đặt tại Roma (Italia).
QUỸ LHQ VỀ HOẠT ĐỘNG DÂN SỐ (UNFPA) .
UNFPA thuộc quyền chỉ đạo của Đại hội đồng LHQ. Hội đồng quản trị của tổ chức này cũng là Hội đồng quản trị của UNDP. Việt Nam có quan hệ với UNFPA từ năm 1976.
Mục đích: tạo ra kiến thức và khả năng đáp ứng những nhu cầu của từng quốc gia, trong từng khu vực, giữa các khu vực và trên qui mô toàn thế giới trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình nâng cao nhận thức cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển về những mối quan hệ xã hội kinh tế và môi trường của các vấn đề dân số quốc gia, dân số quốc tế, về các khía cạnh nhân quyền của việc kế hoạch hoá gia đình; giúp đỡ các nước đang phát triển giải quyết vấn đề dân số v.v...
Ngân sách của UNFPA do sự đóng góp tự nguyện của các chính phủ và của cả tư nhân.
QUỸ NHI ĐỒNG LHQ (UNICEF)
Là cơ quan của LHQ, đã thành lập tháng 12- 1946, UNICEF có 30 nước thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm bầu lại 10 thành viên.
Mục đích ban đầu của tổ chức này là cứu trợ trẻ em ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích chủ yếu hiện nay là giúp đỡ các nước đang phát triển cải thiện điều kiện sống của trẻ em ở các nước đó. UNICEF trợ giúp trong các lĩnh vực: y tế, thực phẩm, bảo hiểm xã hội, giáo dục, dạy nghề; giúp chính phủ các nước xác định nhu cầu chính của trẻ em ở các nước đó và lập chương trình rộng lớn nhằm đáp ứng các nhu cầu này... Ngân quỹ hàng năm của UNICEF, 45% được dành cho các chương trình về sức khỏe trẻ em và dinh dưỡng, 17% dành cho việc cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, 9% cho giáo dục, 7% cho các dịch vụ cộng đồng và 8% cho các chương trình cứu trợ khẩn cấp.
Nguồn vốn của UNICEF do sự ủng hộ và đóng góp tự nguyện của các chính phủ, các tổ chức xã hội, công dân các nước, v.v...
Cơ quan cao nhất là Hội đồng chấp hành, gồm đại diện của tất cả các nước thành viên. Ban thư ký chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc của UNICEF. UNICEF có các cơ quan đại diện chiều khu vực trên thế giới.
Trụ sở đặt tại trụ sở LHQ New York (Mỹ)
Việt Nam tham gia hoạt động của UNICEF từ năm 1973 và đã được tổ chức này tài trợ cho những khoản tiền lớn dùng vào việc thực hiện các dự án và chương trình trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, phụ nữ và phát triển trẻ em trước tuổi đi học.