Tài liệu: Công trình kiến trúc Novgorod và vùng phụ cận

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nằm trên tuyến đường thương mại cổ xưa giữa miền Trung Á với Bắc Âu, Novgorod là thủ đô của nước Nga ở thế kỷ IX.
Công trình kiến trúc Novgorod và vùng phụ cận

Nội dung

Công trình kiến trúc Novgorod và vùng phụ cận

Nằm trên tuyến đường thương mại cổ xưa giữa miền Trung Á với Bắc Âu, Novgorod là thủ đô của nước Nga ở thế kỷ IX. Novgorod được bao bọc bởi một hệ thống các nhà thờ, tu viện, nơi đây từng là trung tâm Giáo hội Chính thống Nga đồng thời là trung tâm của nền kiến trúc Nga. Các công trình kiến trúc cổ xưa cùng với các bức họa ở thế kỷ XIV của Theophane, Hy Lạp (thầy giáo của Andre Roublov) đủ nói lên sự phát triển của nền kiến trúc và nét sáng tạo văn hóa của người Novgorod.

Novgorod và vùng phụ cận có nhiều công trình xây dụng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX và hợp thành kho tàng văn hóa của nước Nga cổ. Trong đó đáng kể nhất là các vùng văn hóa:

Zagorax: được hình thành chung quanh tu viện Chúa Ba Ngôi, do Thánh Serge sáng lập năm 1340, sau trở thành một trung tâm tôn giáo quan trọng, gồm tu viện Ba Ngôi, tháp chuông tu viện (cao 80m), bên trái là nhà nguyện, Giếng Thánh (xây 1644), phía sau là nhà thờ Thánh Linh (1476), bên phải là nhà thờ Chúa Ba Ngôi (1422).

Khu vực Pereslavi - Salesski: do công tước Iouri Dolgorouki lập ra năm 1152. Trong đó có nhà thờ Đức Bà dâng Chúa (1778). Bên phải là nhà thờ Đức Bà yên nghỉ của tu viện Goritski. Bên trái là nhà thờ các thánh của tu viện Ranilov (thế kỷ XIII).

Khu vực Khostroma: do Iouri Dolgorouki xây dựng vào khoảng năm 1152, gồm tu viện Ipatievski với nhà bảo tàng bằng gỗ.

Suzdal: thủ đô đầu tiên của công quốc Vladimir Suzdal có từ 1024. Ở đây có nhà thờ Chúa Giáng sinh (thế kỷ XIII), quảng trường trung tâm; bên trái là khu chợ có từ thế kỷ XIII.

Khu vực Vladimir Monomaque xây dựng năm 1108 trở thành thủ phủ của công quốc Vladimir - Suzdal giữa thế kỷ XII. Trong đó có nhà thờ thánh Dimitri (1194 - 1197), nhà thờ Đức Bà phù hộ (1165).

Công trình kiến trúc lịch sử của Novgorod và vừng phụ cận được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1992.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4137-02-633705428469953250/Nga/Cong-trinh-kien-truc-Novgorod-va-vung...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận