Công trình kiến trúc của người Toltec
Trên phần lãnh thổ miền trung Mêhicô, gần thủ đô Mêhicô ngày nay, người Toltec đã kiến tạo một nền văn minh cũng rực rỡ không kém nền văn minh Maya. Giai đoạn phát triển cực thịnh nhất của nó nằm trong khoảng thời gian 600 - 900. Nơi phát triển tập trung nhất của nền văn minh Toltec là thị trấn Teotihuaean, cách thủ đô Mêhicô 50 km.
Teotihuacan có nghĩa là thị trấn của Tlaloc (thần mưa). Tại đây người Toltec đã xây dựng một số kim tự tháp, nổi tiếng nhất là kim tự tháp Mặt Trời cao khoảng 63m, diện tích nền tháp là 45.000m2. Tháp gồm có 5 tầng với các bậc thềm được dùng làm khán đài khi có các đám rước. Các bậc thang ở dưới rộng, càng lên cao càng hẹp và dốc dần. Đỉnh tháp ngày nay chỉ là một mặt bằng rộng độ 12m2. Tại đây, trước có một ngôi đền thờ thần Tonacateculi, tức thần Mặt Trời, biểu trưng cho sức nóng và sự sung túc, ước mơ của người Toltec. Định cư trên một cao nguyên đất cát, bị hun nóng dưới ánh mặt trời chói chang, mưa, ''ân huệ của trời'', trở thành nhân tố quyết định cuộc sống của người Toltec. Mưa ít, khô hạn hay mưa đến không phải lúc, trái mùa hoặc mưa quá nhiều đều là những tai họa đối với người Toltec. Chắc hẳn đây là lí do người Toltec dùng công trình lớn nhất của họ để thờ thần Mặt Trời.
Mặt ngoài của tháp được trang trí bằng các tranh vẽ và hình chạm chìm được phân cách đều theo chiều nằm ngang. Trong đến có một tượng thần bằng đá, ngực dát vàng, óng ánh dưới ánh mặt trời. Nhưng tượng đã bị người Tây Ban Nhá phá hủy. Tháp được xây bằng gạch, bên ngoài lát các nham núi lửa màu đỏ, được gắn kết với nhau bằng một loại vữa.
Hình 118: Kim tự tháp Quetzalcoatl
Từ tháp Mặt Trời, một con đường dài 2 km, rộng 45m sẽ đưa du khách đến tháp Mặt Trăng nằm ở phía bắc. Tháp này thấp hơn khoảng 56m, nền rộng 142m x 158m. Có lẽ đây là tháp xưa nhất của người Toltec, được xây bằng đá sỏi khai thác ở dưới sông. Dưới chân là công trình điêu khắc chính của thị trấn Teotihuacan: một tượng hình khối bằng đá cao 3,19m tại ''Nữ thần sông'', được coi là em gái hoặc vợ thần Tlaloc. Cách đó không xa là tháp thờ Quetzalcoatl, nằm giữa một quần thể những tháp nhỏ tọa lạc trong một vòng thành hình vuông mỗi cạnh rộng 400m. Theo sử sách, Quetzalcoatl là vị vua anh minh của người Toltec. Thời cai trị của ông là thời phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Toltec. Mặt tiền của tháp thờ Quetzalcoatl là một công trình điêu khắc tuyệt tác của nền văn minh Toltec. Công trình miêu tả thân hình Tlaloc với cặp mắt lồi ra ngoài, răng nhô ra, và những hình rắn có lông vũ.
Hình 119: Đền thờ Thần mặt trời ở Teotithuacan
Chung quanh sân của vòng thành có bốn bàn thờ cao. Đây là nơi các giáo sĩ và chức sắc chứng kiến các lễ hội, những cuộc nhảy múa vui chơi. Ở trung tâm có một bàn thờ chính với bốn cầu thang, mỗi thang gồm 13 bậc. Như vậy tổng cộng là 52 bậc, tượng trưng cho một thế kỉ gồm 52 năm theo cách tính của các dân tộc May, Toltec. Cứ mỗi 52 năm, các giáo sĩ tập trung ở đền Quetzalcoatl để tiễn thế kỉ cũ đi, đón tiếp thế kỉ mới. Trong dịp này, người ta làm lễ tế thần một mạng người hầu tránh cho thế giới khỏi sụp đổ.