Công viên Khủng Long
Công viên Petlan nổi tiếng vì di tích hóa thạch khủng long rất đa dạng
Công viên khủng long nằm chen giữa đôi bờ sông Reyddir, miền Trung thảo nguyên Aberta mênh mông. Đất ở đây màu mỡ, đá trầm tích nằm dưới nền đất trải rộng kéo dài, đó là đất gieo trồng lúa tiểu mạch với diện tích bạt ngàn. Nhưng khi dòng sông chảy qua lớp đá trầm tích xốp, tạo thành vô số đường cắt ăn sâu điển hình. Các miền khác ở Bắc Mỹ cũng có loại hình vết sâu như thế. Khu Petlan ở Aberta có nhiều hóa thạch khủng long. Cũng như khu trồng tiểu mạch trong nền kinh tế của nhà nông, sự thu hoạch hóa thạch khủng long cũng rất có giá trị đối với nền khoa học. Tính phong phú và quan trọng của hóa thạch phát hiện được trong công viên, đã biến nó thành một vùng đất di sản khủng long của thế giới.
Công viên tương đối nhỏ, chiếm 60km2 nhưng nó lại là một nơi hết sức hấp dẫn. Khu này đã có từ 75 triệu năm... thời gian này đủ để mưa gió bào mòn đất cát và đất sét của khu này đục thành vách núi, động, rãnh khe và ngòi lạch. Vào thời đại trung sinh, khi những nham thạch đã lắng xuống, khủng long lội qua đầm ao ở khu này. Nay ở đây, hiện vật còn sót lại, có khoảng 35 loài khủng long và còn nhiều chủng loại còn chưa phát hiện được. Rất nhiều bộ xương khủng long được trưng bày trong viện bảo tàng khảo cổ Tiler còn nguyên vẹn, ở đây còn được trình bày toàn cảnh công viên và thuyết trình bằng phim ảnh về một số việc đang làm.
Dọc theo đường nhỏ trong công viên, biển hướng dẫn du khách tự động chỉ rõ hiện trường khai quật ở ngay gần đó, có thể thấy rõ hóa thạch xương và được đào lên như thế nào và phục chế nguyên con khủng long lớn hoặc nhỏ, lớp người trẻ tuổi rất thích thú theo dõi... trẻ em tự do nghiên cứu, tìm hiểu khủng long và bò lên thân thể của chúng. Giới hạn số người vào công viên, bởi vì trước khi các nhà khoa học đánh giá xong khu này, số người quá đông rất dễ làm hư hỏng hiện vật...
Dọc theo sông Reyddir về phía Tây Bắc, vào sâu Drumheler. Ở đó có hai đường xe chung quanh: đường khủng long và đường hang Tongan. Đường hang Tongan dọc đường có dạng đá “hình thù quái lạ” rất đặc sắc trong khu này. Nhưng dạng đá quái lạ đó rất giống cột đá hình nấm nhỏ dài, trên là mũ đá ong, che chở cho đất sét tương đối xốp mềm và đá phiến nằm ở lớp dưới. Đất ở đây rất khô hạn, cây xương rồng tươi tốt, khu này có di chỉ mỏ than hoang phế và một số điểm khai mỏ khác, thể hiện quá trình hoạt động đầy hấp dẫn của loài người.