Tài liệu: Rừng Hóa Thạch

Tài liệu
Rừng Hóa Thạch

Nội dung

Rừng Hóa Thạch

Ngày nay, những ai đã từng qua biên giới Canada - Mỹ đều phải xuyên rừng hỗn tạp ôn đới, tiến vào rừng rụng lá, sau đó ra cánh đồng băng. Khí hậu ở đây rất gay gắt, cây cỏ xơ xác, một loại cây gỗ duy nhất là liễu vùng cực, chỉ cao hơn 10cm. Ở quần đảo phía Bắc Canada, trừ địa y và rêu có thể sống qua vài tháng hè, thì không thực vật nào chống chọi nổi. Có lần viên đội khảo sát vùng cực người Mỹ, David Breynad Griley – vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy một cục gỗ hóa đá ở một khu rừng hóa thạch mà ông mang về từ đầm Elsmer năm 1883 và những chuyện liên quan đến điều ông kể.

Từ đó, ở vùng cao độ vĩ tuyến Canada, người ta phát hiện mấy rừng hóa thạch. Một số cây bị canxi hóa biến thành khoáng vật, mà nhiều cây khác thì trở nên khô cứng. Trường hợp cụ thể đó khiến người ta chú ý đến hòn đảo Akser Heberger, cách Bắc cực 1.094km, những thân và rễ cây ở đây vẫn nằm trong trạng thái toàn vẹn giống như lúc đang mọc vậy! Các nhà địa chất tìm kiếm mẫu vật không cần “búa địa chất” mà chỉ cần một cái cưa thông thường. Bởi những cây này vẫn rất mềm, dù chúng đã trải qua 45 triệu năm! Điều quan trọng nhất là, tầng cành khô, lá rụng của rừng cổ xưa cũng lộ ra, bới đất bùn tơi xốp quanh gốc cây là bộ rễ của chúng bày ra, quả hình tròn và bọ cánh cứng từng sống trên cây đã hóa thạch và các loài côn trùng khác đều được bảo tồn nguyên vẹn. Trong rừng hóa thạch còn phát hiện một số thú rừng khá lớn, như loài cá sấu mũi ngắn, rùa biển, rắn, kỳ đà, cúi dúi, hạc, rùa sống trên đất liền, vượn bay và loài có vú, răng dài như hà mã... đã từng sống ở đây. Hệ động và thực vật hóa thạch, đã chứng tỏ nơi này từng là vùng nhiệt đới (đầm ao cổ xưa giống như vùng đầm ao ở Florida để ta dễ đối chiếu).

Vậy đầm ao nhiệt đới làm sao có thể nằm ở vùng địa cực? Hiện giờ mọi người đều biết một cách rõ ràng trong niên đại địa chất trước đây, đại lục đã không ngừng di động… nhưng đảo Akser Heberger trong khoảng 45 triệu năm qua đã rất ít “trôi dạt”. Lúc bấy giờ khí hậu có lẽ mát mẻ cũng không có băng tuyết , không có cả mùa đông dài dặc, tối tăm. Căn cứ vào lớp lá cây dày để phân biệt, phần lớn cây hóa thạch là loại thông dầu nguyên thủy, trước lúc Trung Quốc phát hiện rừng tự nhiên cuối cùng thì loại cây này vẫn bị cho là đã tuyệt tích. Nghiên cứu vòng năm sinh trưởng của cây trên đảo Akser Heberger, chứng tỏ chúng đã thích ứng với thời tiết thay đổi, trước khi chuyển sang “ngủ đông” để sinh trưởng trong mùa hè, ngày kéo dài 24 tiếng.

Nhưng rừng ở vùng địa cực có một không hai bởi khí hậu vùng này quá lạnh lẽo, nên đã xảy ra tình hình hiếm có như vậy. Hiện nay khí hậu về mùa hè của đảo Akser Heberger đang ở khoảng 00C. Trước đây, trên vùng đầm ao có cá sấu, thú nhai lại (ăn cỏ) có cây hóa thạch, sau đó nơi này đã trở thành vùng băng tuyết muôn năm...

 

 

                                   




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423783757427500/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Rung-Hoa-Tha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận