Núi bàn (Table Monte)
Quả núi hùng vĩ, đỉnh bằng thấp thoáng trong mây mờ một cách bí ẩn, tạo thành bối cảnh tráng lệ cho thành phố đẹp nhất Nam Phi
Núi hình cái bàn cao cao, sừng sững đứng trên thành phố Cape Town, thường bị bao trùm trong làn mây trắng. Những đám mây lên bổng trầm, rồi chỉ còn mây vương vấn như “khăn bàn” khoác trên đầu núi hình cái bàn, bày ra cảnh sắc mỹ lệ. Núi bàn từ eo biển nhìn ra, nó tựa như một mặt bàn hoàn mỹ từ đâu này đến đầu kia dài 3,2km, vách đá 1.067 mét đột nhiên nhô lên, nó đứng đó ngắm cảng Cape Town huyền náo tàu thuyền, người đi kẻ ở...
Hải cảng Cape Town, thế núi hùng vĩ, vách lam lục, lấp lóe sáng mờ. Đa số thủy thủ đến Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), khi sóng gió dữ dội mà nhìn thấy Mũi Hảo Vọng thì quả là sung sướng vô cùng! Từ Đại Tây dương ngóng vào bờ thì hình dáng của vách núi đá ong, người ta tưởng như thấy thấp thoáng bóng dáng của “Mười Hai Tông Đồ” và chúa ngồi trong “Bữa Tiệc Ly”.
Núi bàn tạo nên từ đầu phía Bắc dãy núi, giữa khoảng thành phố Cape Town và Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope). Dãy núi do đá ong và đá thạch anh che phủ trên đá hoa cương và đá phiến cổ xưa. Mặt Đông núi bàn là ngọn Ma quỉ, cao 975 mét, mặt Tây của nó là núi Đầu Sư Tử và núi Tín Hiệu, tương đối nhỏ, chỉ cao 335 mét.
“Khăn bàn” khoác trên đỉnh núi bàn mà không trùm xuống chỗ dốc núi. Mây hình thành theo gió Tây Nam thổi về Bắc (hướng thành phố Cape Town)... vĩnh viễn không ngưng nghỉ. Trên đỉnh núi, mây có thể đột nhiên hình thành, khiến khí hậu ở đấy khó mà “dự đoán”. Thời tiết tồi tệ xuất phát từ các trận mưa xuống: lượng mưa hàng năm của Cape Town là 650mm, trong khi đỉnh núi bàn có lượng mưa bình quần mỗi năm là 1830mm.
Mưa lớn trên đỉnh núi tỏa xuống nhiều ngòi lạch sâu, chúng chảy theo vách đá xuống dưới, ngòi lạch sâu gọi là “khe sâu” cũng là đường chảy ngắn nhất từ đỉnh núi. Vào những ngày trong sáng, từ núi bàn nhìn ra, cảnh sắc vô cùng rực rỡ, người ta nhìn thấy Đại Tây dương, Ấn Độ dương và (Nam) Thái Bình dương, cả ba gặp nhau từ đỉnh Nam Phi. Dòng nước lạnh đến từ phương Nam và dòng nước nóng từ Ấn Độ dương, là nguyên nhân gây ra các trận bão táp lồng lộn quanh Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hoe).
Người Âu châu đầu tiên đến vùng Cape Town là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Bartholomew Diaz (năm 1848) ông đặt tên cho đất này là “Mũi Phong Ba”. 22 năm sau, sau khi thủy thủ Bồ Đào Nha bị người Hottundu thảm sát thì tàu thuyền đều tránh xa khu này, mãi đến năm 1652 mới có người Hà Lan đến xây dựng chòm xóm bên cạnh vịnh Cái Bàn (Table Bay) để cung ứng đồ ăn tươi mới cho tàu bè của công ty Đông Ấn Độ qua lại. Những thành luỷ do cư dân thời gian đầu xây dựng, nay vẫn có thể thấy lại ở thành phố Cape Town.