Tài liệu: Sa mạc Namib

Tài liệu
Sa mạc Namib

Nội dung

Sa mạc Namib

Sa mạc Namib sóng cát nhấp nhô, chạy thẳng đến Đại Tây dương theo biển Phi Châu, kéo dài 2.100km

Biển cát không bờ bến vươn dài đến trung tâm khô hạn của sa mạc Namib. Thoạt nhìn như không có động vật hoặc thực vật nào có thể sống được trong hoàn cảnh nắng cháy như vậy. Sa mạc chỉ cần có một cơn mưa, liền trỗi dậy với vô vàn cây cỏ động vật, xôn xao bừng lên. Hạt giống qua thời gian dài vùi dưới cát và thân củ nhanh chóng nảy mầm, hang hốc khô cạn biến thành bãi cỏ, kèm theo sự sinh trưởng của bao loài động vật chim muông ào đến. Yến tước, vân tước đến nhặt gạo hạt cỏ, các loài chim khác đến bắt côn trùng đủ loại. Có nhiều nơi có thể nuôi sống cả linh dương Phi châu, chúng thích ăn cỏ non. Nhưng loài cây cỏ cháy tàn, linh dương thường chết vì thiếu cỏ. Cũng có năm, có thể thấy sự bùng nổ của sự sống trong sa mạc mà những năm khác cơ hồ không thấy có thực vật nảy sinh, động vật cũng rất ít vì chúng khó tìm đủ thức ăn!

Gần đây, các nhà địa chất học phát hiện dưới sa mạc Namib có khoáng sản giá trị như uranium đồng, kim cương..., thế thì một nơi nắng cháy, khô cằn, bắt đầu có sức hấp dẫn mọi người và có thể sẽ có không biết là bao đoàn người kéo đến khai phá...

Sa mạc Namib khô hạn như vậy, nhưng vẫn có thực vật và động vật nảy sinh cơ thể đặc thù để đối phó với điều kiện sống ở đây. Có một giống lan thiên tuế chỉ sinh trưởng ở sa mạc Namib, mà lan lại mọc ở gò cát phía Bắc tiếp giáp tầng đá sỏi khô hạn. Lan thiên tuế không ảnh hưởng vì khô hạn, cọng lá cứng, dai màu nâu đỏ của chúng tuy có thể sẽ khô héo, nhưng một khi gặp mưa, nó sẽ biến thành tươi tốt, nhanh chóng sinh trưởng. Chúng có thể dựa vào năm có mưa hút nước đủ để sống trong vài năm.

Từ sáng tinh mơ, thằn lằn và bọ cánh cứng từ tổ cát, ra quân tìm kiếm thức ăn trước khi nhiệt độ tăng cao, chúng rút cả đoàn trở về trong tổ mát mẻ. Nếu nhiệt độ trên trái đất tới 660C thì khó có sinh vật nào sống nổi. Nhiều động vật có thể lợi dụng một khoảng thời gian ngắn ngủi (giữa ban đêm lạnh cóng và ban ngày quá nóng) để tìm chốn ẩn mình. Cho nên ban đêm động vật bò ra khỏi hang ổ đi kiếm ăn. Đối cát gần bờ biển luôn bị sương mù bao phủ, đó là do khi dòng khí lạnh Bengra từ Nam cực lên Bắc, gặp gió Đại Tây dương ẩm thấp tạo thành sương mù đậm đặc kéo dài khoảng 60 ngày trong mỗi năm, đủ sức thổi vào sa mạc được khoảng 80km. Ở khu vực nước mưa cực kỳ khan hiếm thì sương mù chính là nguồn nước chủ yếu cho nhiều sinh vật ở sa mạc. Bọ cánh cứng chân có ống hút nước trong sương mù vào trữ trong thân, còn bọ cánh cứng mầm quả thì đào rãnh nhỏ dưới cát để thu thập hạt sương. Chất nước trong cơ thể của chúng cung cấp nước cho những động vật ăn cỏ như Solifuge và thằn lằn đổi màu...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423781315083750/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Sa-mac-Namib...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận