Tài liệu: Đảo Madagascar

Tài liệu
Đảo Madagascar

Nội dung

Đảo Madagascar

Đảo lớn thứ tư thế giới, tách đại lục Phi châu đã 165 triệu năm, này trở thành một hệ sinh thái độc đáo

Diện tích rừng nhiệt đới rải khắp trên đảo dài 1.609kln, nhưng trong hơn 40 năm sau này, để nuôi số dân ngày càng tăng, họ đã chặt củi phá rừng cày ruộng. Dù vậy, Madagascar vẫn là một đảo mang tính đa dạng về sinh vật khiến người ta rất kinh ngạc. Khi đảo này tách khỏi đại lục Phi châu từ 165 triệu năm, nó có cơ hội diễn ra sự tiến hóa, không bị lục địa cũ làm loãng hệ động và thực vật. Đến nay đảo Madagascar đã trở thành một phòng thực nghiệm vĩ đại nên động và thực vật ở đây thường không giống các vùng khác trên thế giới. Có khoảng 10.000 giống thực vật và nửa số thằn lằn đổi màu trên thế giới chỉ tồn tại trên đảo này. Một giống thằn lằn biến sắc, gọi là Brookesia thân rất nhỏ, có thể bò trên đầu ngón tay cái của người ta, nhưng dân đảo Madagascar đều tránh né nó, bởi họ cho rằng gặp nó là điềm dữ sẽ xảy ra liền. Các giống khác trên đảo có rùa lưỡi cóc và rùa trông như lưỡi cày trong các loải bò sát.

Khu bảo tồn tự nhiên Chingi ở Bamaraha nằm ở phía Tây đảo. Trong vùng 155km2 đó, đá vôi giống như ngón tay chĩa lên trời, cao 30 mét. Người bản xứ ví đảo này “không có đủ đất mà đi”, đó là một yếu tố giúp ích cho động và thực vật Mada-gascar không bị con người “quét sạch”.

Phía Nam Chingi là Murondava, ở đây trong một năm chỉ 4 tháng có mưa. Trong hoàn cảnh sinh thái độc đáo, mọc sáu giống cây bánh mì (khỉ)... tức có nhiều giống cây lạ còn sống trên lục địa Phi châu. Những cây đó đặc biệt thích hợp với khí hậu ở đảo Madagascar: chúng tích trữ đủ nước trong mùa mưa để sống trong tám tháng nắng chờ mùa mưa sau đến. Giống như các khu vực khác của Madagascar, cây bánh mì đang bị sự đe dọa phá hoại của con người, một khi nó bị phá thì rất khó mọc lại. Những cây đó đã sống vài trăm năm mà không phải mỗi năm đều ra quả, một kỳ khô hạn kéo dài, có thể hủy hoại mầm non cả năm. Động vật cũng đang có vấn đề nan giải, ví như giống đại thử chỉ sống trong một khu rất nhỏ ở miền Tây Madagascar và chỉ ăn mầm non cây bánh mì. Những người chủ trương bảo tồn tự nhiên gặp phải một vấn đề hóc búa, khi vừa muốn khôi phục rừng cây bánh mì lại vừa muốn bảo tồn chuột nhảy (đại thử).

Vùng bảo tồn Barenti tương đối nhỏ nằm ở phía Nam, Dơi cáo bay lượn trên cây đậu chua (lớn) và đậu trên đó, quần thể loại này có đến nghìn con, được coi là bầy dơi cáo lớn nhất, sống gần con người nhất. Con giọc đuôi vểnh ở Barenti hết sức đông đúc, chúng nghênh ngang đi lại trước mắt du khách và đôi mắt xanh tò mò của chúng chăm chú ngắm xem du khách coi họ như một giống lạ lùng!

Có rất nhiều hoa lan trong số 1.000 giống lan đặc thù của Madagascar sinh trưởng trong công viên quốc gia Montagner Deambor. Nhưng không phải tất cả lan Madagascar đều tập trung ở đó. Khu vực nào qua nhiều năm đốt phá rừng đã gióng liên hồi chuông cảnh báo cho các loài lan. Khi thảm thực vật tự nhiên bị hái, bị chặt thì không gì có thể sống còn theo sự biến dịch của thời gian vì đất càng lúc càng bị nước mưa cuốn đi. Nhất là ở bờ đảo phía Đông lại thêm dòng sông mang theo đất sét màu đỏ trên gò núi mà trước kia mọc đầy thực vật.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423780412740000/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Dao-Madagasc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận