Tài liệu: Thác Victoria

Tài liệu
Thác Victoria

Nội dung

Thác Victoria

Sông Zamberi đổ thác trắng xóa gầm vang, là con thác hùng vĩ nhất thế giới

Khi nước sông Zamberi tràn đầy, mỗi giây có 7.500 mét khối nước cuồn cuộn vượt qua thác Victoria. Với lượng nước lớn như vậy, nó gầm như sấm, vang động cả một cõi trời, bọt nước văng lên trắng xóa..., cách xa 40km đã nghe thấy! Thác Victoria có tên riêng là “Mosi-oa-Tunya” nghĩa là “mù trời kêu vang”. Cầu vồng thường hiện lấp lóang trong bọt nước tung bay cao tới 305 mét.

Tháng 11 năm 1855, nhà truyền giáo kiêm thám hiểm người Scotland tên là David Livingston đã trở thành người Âu đầu tiên đến thác Victoria. Lần đầu ông nghe nói về thác cách đó bốn năm, bây giờ ông và William Coton Oswill đã đến cách đó 129km (phía Tây sông Zamberi). Sau đó giữa năm 1853 và 1856, Livingston cùng hợp với nhóm người Âu băng ngang Phi châu. Livingston hy vọng miền Trung Phi có thể mở cửa cho các giáo sĩ truyền giáo cơ đốc nên họ đi từ Nam Phi lên Bắc Phi qua Bezuana (Bozivana hiện nay), đến sông Zamberi. Sau đó ông rẽ sang phương Tây, đến ven biển Luanda ở Angara. Họ suy tính, thấy đường tiến vào nội địa rất khó khăn, ông bèn chuyển về hướng Tây, men theo sông Zamberi tiến lên, tháng 5 năm 1856 họ đến Climanes (ven biển Mozambique).

Có điều lạ là, các nhà thám hiểm không lấy sự phát hiện thác Victoria mà phấn khởi, dù sau này đối với việc đó ông tả là cảnh sắc kỳ thú như thế nhất định sẽ được các tay lái máy bay chú ý. Riêng với Livingston thì thác này như một “bức tường nước” 1.676 mét đổ ào xuống 107 mét, cũng là trở ngại ngăn lối các giáo sĩ có ý đến những thôn xóm thổ dân ở trong vùng.

Trọng tâm chuyến đi của ông là phát hiện cao nguyên Batoka (về phía đông thác). Nếu sông Zamberi mà có thể lưu thông tàu thuyền theo ông thì địa phương này có thể coi là có cư dân sinh sống. Dù ông cho rằng việc thám hiểm có phán “tiến triển” để tỏ thất vọng khi ông phát hiện ra thác, một mặt Livingston vẫn thừa nhận thác là kỳ quan có thể lấy tên nữ hoàng Victoria mà đặt tên.

Thác chỉ là khởi điểm của con sông vĩ đại. Bởi dòng sông nước cuốn vòng men lối qua một khe sâu, hẹp hóa thành sóng dữ cuồn cuộn. Khe sâu uốn khúc quanh co dài 72km, những chỗ uốn khúc đều do đá núi đứt đoạn ngăn chặn. Trải mấy nghìn năm, núi đá vẫn bị sức nước xói mòn. Sông Zamberi chảy ngoằn ngoèo xuyên qua một cao nguyên có nhiều tầng đá ong và đá huyền vũ kết thành mà chỗ đứt đoạn là điểm gặp gỡ của những loại đá khác nhau.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423780851646250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Thac-Victori...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận