Tài liệu: Tam Giác Châu Thổ Okavango

Tài liệu
Tam Giác Châu Thổ Okavango

Nội dung

Tam Giác Châu Thổ Okavango

Okavango ở Tây Bắc Botswana, là một ốc đảo trong hoang nguyên cuối cùng ở Phi Châu

Sông Okavanga phát xuất ở cao nguyên Angara từ hướng Đông Nam chảy xuống, nhưng trước khi đổ ra biển, nó biến mất trong khu hoang nguyên khô hạn của sa mạc Karahadi ở Botswana, là một trong những xứ sở khô hạn nhất ở Nam Phi. Nước sông chảy chậm tạo thành một tam giác châu thổ to lớn, chiếm diện tích 15.993km2, nhưng khi mưa lũ có thể tăng lên đến 22.015km2. Rồi dòng sông chầm chậm chảy qua một đường dẫn phức tạp, giống như mệ cung, bốc hơi mất tới 95% nước. Lượng nước còn lại hoặc men theo sông Botati chảy về Nam (161km) đến mỏ muối Makadikadi (mỏ lớn nhất thế giới) và cuối cùng bốc hơi, hoặc còn lại phần nào, nó theo hướng Tây Nam đổ vào hồ Engami.

Tam giác châu thổ Okavango không chỉ là châu thổ lớn nhất thế giới, mà còn và một khu vực có đặc trưng độc đáo. Bởi vì đất ẩm thấp cao sản và đất cực kỳ khô hạn của sa mạc Karahari ở đây đồng thời kề cận. Dù ở đại lục rộng lớn Phi châu, tam giác châu thổ Okavando cũng là một trong những khu hoang nguyên lớn nhất còn lại.

Châu thổ này là chỗ lánh nạn của nhiều giống động và thực vật. Đoạn thượng du tam giác châu thổ có những rừng lau rậm rạp, rộng dài có cây sa thảo chiếm ưu thế. Trong rừng lau, điểm xuyết các khu quanh năm có nước là vương quốc của họ cây súng, thường kèm theo loài ngỗng Bigmi chuyên lấy củ súng làm thức ăn. Vùng sinh thái ẩm thấp đó lý tưởng cho rất nhiều động vật, kể cả hà mã, cá sấu và nhiều giống linh dương. Nổi tiếng nhất là linh dương rừng, chúng có thể thích ứng với sự sinh hoạt đầm lầy. Đa số các loài khác không sao thích ứng với sự khô hạn ở Phi châu. Linh dương cũng thích ứng với sinh hoạt đầm lầy, đặc biệt thích ứng với miền Nam Phi là thủy linh dương, bao gồm linh dương Phi châu, linh dương đỏ và linh dương lửa. Tam giác châu thổ Okavango là ngôi nhà thiên nhiên tập trung linh đương, lửa đỏ còn sót lại, ít ra có 20.000 con, dựa vào bãi cỏ lan tràn (thảo nguyên) mà sống.

Rừng lau và đầm nước rộng mênh mông cũng là đại gia đình của rất nhiều loài chim cước, bao gồm một số chủng loại hiếm nhất Phi châu. Loài khiến người ta chú ý là chim ưng Phi châu, tiếng kêu the thé chói tai của chúng vang vọng trong những vùng này, còn có các giống như cọp, ong sáo có mũ, nhiều giống diều hâu, cò và cú...

Ở hạ lưu tam giác châu thổ thì bãi lau nhường chỗ cho bụi gai cây keo và thảo nguyên ngút ngàn. Nó như nam châm thu hút những động vật gom về đó bao gồm ngựa vằn, trâu, voi và linh dương. Thú dữ như sư tử, báo, linh cẩu vằn... cũng tiến vào khu này. Trên thảo nguyên có bộ lạc Zwana và Herelo, họ chuyên chăn bò. Trước đây sự tấn công của ruồi xanh reo rắc bệnh ngủ mê man nên đàn gia súc của họ chỉ có thể loanh quanh ở vùng giáp ranh tam giác châu thổ. Những năm gần đây, nhờ máy bay xịt thuốc tận gốc ruồi xanh, đàn bò mới có thể tiến vào dải đất đầm ao; tuy nhiên lại thu nhỏ phạm vi sống của linh dương, vì phải cùng bò tranh dành gặm cỏ. Con số linh dương không ngừng tụt giảm, tính cân bằng sinh thái của hoang nguyên bị đe dọa trầm trọng. Người bản xứ đã nhận thức được sự đe dọa này nên khu cấm săn động vật hoang dã, đã mở đầu ở Nam Phi do người bản xử sáng lập để bảo tồn động vật hoang dã Morem, chiếm 3.885km2diện tích đất đai.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423781785865000/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Tam-Giac-Cha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận