Tài liệu: Thông tin và sự phát triển nhảy vọt

Tài liệu
Thông tin và sự phát triển nhảy vọt

Nội dung

THÔNG TIN & SỰ PHÁT TRIỂN NHẢY VỌT

 

NHỮNG  CẢI TIẾN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và sự hiểu biết mới về cỗ máy sự sống đã chi phối đời sống xã hội toàn cầu vào những năm cuối thập niên 1950. Những phát triển này là do các nhà khoa học cần máy tính để vẽ bản đồ gien của con người. Họ còn sử dụng chúng cho nhiều khám phá mới trong lĩnh vực y học. Đột nhiên, chúng ta biết hầu như quá nhiều. Có đúng là chúng ta muốn tạo ra cả những đứa bé bằng khoa học kỹ thuật.

 

Năm 1952: Ở Kenya, người Anh công bố tình trạng khẩn và cho bắt Jomo Kenyatta, lãnh đạo phong trào Đoàn kết châu Phi Kenya, trong nỗ lực tiêu diệt Mau Mau – lực lượng vũ trang của bộ lạc Kikuyu nổi lên chống lại sự cai trị của Anh.

 

Năm 1953: Nepalese Sherpa Tenzinh Norgay và nhà leo núi New Zealand là Edmund Hillary đã leo lên đỉnh ngọn Everest ngày 29 tháng 5. Họ là những người đầu tiên chứng minh đã leo được tới đỉnh núi. Sau này Hillary được phong tước.

 

Năm 1954: Nhà văn Anh, William Golding đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng của ông, Lord of the Flies. Những nam sinh bị kẹt trên hòn đảo đã đi đến chỗ tàn sát lẫn nhau để giành sự sống. Năm 1963 và 1990 nó còn được chuyển thể thành phim.

 

Năm 1955: Rock ‘n’ roll trở thành ban nhạc nổi tiếng ở Mỹ. Có điều nó làm điên tiết những người có tuổi trong khi giới trẻ lại say mê cuồng nhiệt.

 

Năm 1956: Cuốn tiểu thuyết duy nhất của nhà văn Xô Viết, Boris Pasternak, Bác sĩ Zivago được xuất bản ở phương Tây.

 

Năm 1956: Tổng thống Ai Cập, Gamal Abdel-Nasser, quốc hữu hóa kênh đào Suez. Pháp và Anh lo sợ ông ta sẽ chặn đứng con đường thủy huyết mạch, đã cùng Israel tiến hành chiếm đóng vùng này, nhưng bị ngăn chặn bởi áp lực quốc tế.

 

Năm 1957: Lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Hoa, Mao Trạch Đông phát động “Bước Nhảy vọt”, chương trình xao lãng lao động nông nghiệp để chú tâm vào công nghiệp của ông đã khiến 20 triệu dân chết đói trong suốt bốn năm kế tiếp.

 

Năm 1958: Đội bóng đá hàng đầu của Anh, Manchester United đã “đứt bóng” khi máy bay của họ vỡ tung lúc cất cánh trong bão tuyết ở phi trường Munich. Tám cầu thủ đã chết, nhưng huấn luyện viên Matt Busby còn sống sót và ông đã tái lập đội hình của đội bóng lại.

 

Năm 1959: Mười hai quốc gia ký bản Hiệp ước Đại Tây Dương. Mục đích của nó là giữ phần rộng lớn hơn của thế giới khỏi những hoạt động quân sự, kể cả các loại vũ khí hạt nhân, và làm cho khoa học phát huy theo tinh thần hợp tác quốc tế.

 

Năm 1959: Sau cuộc nổi dậy thành công của nhân dân Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Hoa, nhà lãnh đạo tinh thần, Đạt lai Lạt ma trốn qua Ấn Độ cùng 100.000 đệ tử. Ông lập chính phủ lưu vong ở Dharmsala, trong dãy Hy mã lạp sơn.

 

Năm 1960: Ở Sharpeville, Nam Phi, một nhóm người đã tụ tập lại để phản đối luật hạn chế việc đi lại của người châu Phi da đen. Cảnh sát đã phóng hỏa khiến 67 người chết. Tình trạng khẩn được công bố, và các nhóm chính trị da đen bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

 

Năm 1960: Một trong những máy bay trinh sát U-2 của Mỹ thường bay trên lãnh thổ Xô Viết đã bị bắn hạ. Phi công Gary Powers đã nhảy dù ra an toàn nhưng bị bỏ tù mười năm. Sự việc này đã phá hỏng cuộc gặp thượng đỉnh Đông-Tây ở Paris.

 

Năm 1961: Nhiều con cừu bị mất lông trong cuộc thi cạo lông cừu tính giờ Golden Shears được tổ chức lần đầu ở Masterton, New Zealand. Những người thợ từ khắp nơi trong nước tham gia cuộc thi. Về sau nó biến thành cuộc thi quốc tế.

 

Năm 1961: Đông Đức ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp vào Tây Đức bằng cách xây bức tường ngang qua Berlin. Mới đầu nó được xây dựng tạm bợ nhưng không lâu sau đó biến thành một bức tường bê tông kiên cố.

 

Năm 1961: Nhà viết kịch người Mỹ, J. Heller phát minh ra một cụm từ mới trong vở kịch Catch-22. Trong vở kịch có nhân vật là viên phi công Yossarian. Để đáp máy bay xuống được anh ta phải bị điên, mà là điên trong khi bay. Nhưng nếu đòi hỏi được đáp xuống thì chứng tỏ ông ta không điên nên không được hạ cánh, vì vậy ông ta đành bay mãi, lâm vào tình thế đi cũng dỡ mà ở cũng chẳng thông.

 

Năm 1961: Nước Mỹ khởi động điều mà họ sẽ khó nhưng lại khi gửi 400 cố vấn quân sự sang Sài Gòn để giúp Nam Việt Nam chống lại miền Bắc. Chỉ trong vòng bảy năm, quân số ở đây đã tăng lên nửa triệu.

 

Năm 1963: Ngày 22 tháng 11, tổng thống Mỹ, John F. Kennedy bi bắn chết tại Dallas, bang Texas khi đang đi trong một chiếc xe mui trần. Hung thủ được khẳng định là Lee Harvay Oswald, người cũng bị giết chết sau đó bởi một chủ hộp đêm trước khi bị kết tội.

 

Năm 1963:  Nghệ thuật hài hước chạm trán nghệ thuật nghiêm túc khi họa sĩ Mỹ, Roy Lichtenstein vẽ bức tranh đồ sộ rộng 4 mét trên một khung tranh hài. Sự chăm chút cẩn thận của ông khi vẽ bức tranh thô bạo mang tính hài hước này đã khởi xướng phong trào nghệ thuật dân gian.

 

Năm 1965: Họa sĩ người Mỹ, Andy Warhol trở nên nổi tiếng nhờ vẽ một hộp súp cà chua cho hãng Campbell. Chọn một vật bình thường để vẽ, ông tỏ ý rằng các họa sĩ cũng chẳng có đặc quyền gì để gọi tác phẩm của họ là nghệ thuật cả.

 

Năm 1966: Trong ngày lễ thánh Valentine, hệ thống tiền tệ của nước Úc được chuyển đổi sang hệ thập phân. Nước này từ chối đồng bảng của Anh và không gọi đơn vị tiền tệ của họ là royal như đề nghị của nước này, mà gọi là dollar. Sự thay đổi diễn ra êm ả, và hoàn tất trong năm 1967.

 

Năm 1968: Trong lúc đang đứng trên ban công một khách sạn vùng Memphis bang Tennessee trong chuyến thăm viếng ủng hộ những công nhân vệ sinh đang đình công, nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ da đen, Martin Luther King đã bị bắn chết. Kẻ sát thủ, James Earl Ray bị kết án 99 năm tù.

 

Năm 1968: Trong tháng 5, ngày càng nhiều các sinh viên bạo loạn Pháp xuống đường chống đối các chính sách của nhà nước và quậy phá. Cùng năm đó, lại có những cuộc biểu tình chống đối sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.

 

Năm 1969: Trong tháng 9, đại úy Muammar al-Qaddafi, người Ả Rập, có đầu óc dân tộc chủ nghĩa đã nắm quyền điều hành chính phủ Libya trong một cuộc đảo chính táo bạo, truất phế vua Idris. Sau này, người ta cho rằng ông ủng hộ những nhóm khủng bố quốc tế.

 

Năm 1972: Mối quan hệ giữa Trung Hoa và Mỹ dần được cải thiện tốt hơn khi thủ tướng Chu Ân Lai và tổng thống Richard Nixon cùng ký vào tuyên bố chung Thượng Hải hồi tháng 3. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước bắt đầu trong năm 1979.

 

Năm 1972: Tại thế vận hội được tổ chức ở Munich nước Đức, vận động viên bơi lội 22 tuổi người Mỹ, Mark Spitz, đã đoạt luôn 7 huy chương vàng. Điều làm kinh ngạc là mỗi chiếc huy chương đại diện cho một kỷ lục thế giới mới mà anh vừa lập ra.

 

Năm 1972: Cuộc chạy đua vũ trang không còn ráo riết nữa khi loạt đối thoại đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô về cắt giảm vũ khí chiến lược đã mang lại kết quả. Thành quả quan trọng nhất là một hiệp ước nhằm hạn chế triển khai các loại tên lửa.

 

Năm 1973: Tại Úc, nhà hát kịch nổi tiếng thế giới có hình dạng những cánhbuồm của cảng Sydney đã hoàn thành. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài trên chính trường, bất kể sự rút lui của kiến trúc sư Đan Mạch, Joern Utzon vào năm 1966.

 

Năm 1974: Richard Nixon là vị tổng thống Mỹ đầu tiên chịu từ chức. Ông thà rút lui còn hơn là để bị kết án vì có hành vi không đúng đắn qua vụ tai tiếng Watergate, là vụ những người có quan hệ với ông đã đột nhập vào các văn phòng của đảng Dân chủ, đối thủ cạnh tranh với ông.

 

Năm 1975: Sau khi được Bồ Đào Nha trao trả độc lập, Đông Timor lại bị thống trị bởi Indonesia, bất kể sự chống đối của Bồ Đào Nha và Liên Hiệp Quốc. Nó đã trở thành một tỉnh của Indonesia năm 1976 và đã trải qua những ngày bất ổn.

 

Năm 1976: Mối quan tâm của công luận về nguồn gốc của người da đen tăng lên nhờ cuốn truyện Cội rễ của nhà văn Mỹ, Alex Halet. Nội dung cuốn truyện xoay quanh cuộc đời của một người nô lệ da đen, Kunta Kinte, cho chúng ta biết tỉ mỉ về mặt nhân chủng học giữa người Mỹ gốc châu Phi cũng như thúc đẩy sự cảm thông giữa các chủng tộc.

 

Năm 1979: Bà Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quyết định của đảng Bảo thủ. Lúc đang tại vị, bà mang lại nhiều quyền lợi cho các công ty tư nhân nhưng giảm bớt tự do của các liên hiệp thương mại.

 

Năm 1979: Ngành năng lượng hạt nhân chao đảo khi việc “không thể xảy ra” lại xảy ra tại trạm năng lượng hạt nhân trên một hòn đảo cách bờ biển bang Pennsylvania của nước Mỹ ba dặm. Năng lượng phóng xạ phát ra hủy hoại cây cối và làm mất đi lòng tin của công chúng vào sự an toàn trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

 

Năm 1979: Liên Xô đưa quân vượt biên giới vào Afghanistan nhằm vực dậy chính thể cộng sản địa phương đã bị suy yếu sau nhiều năm xung khắc trong giới lãnh đạo. Chỉ vài ngày sau đó, Liên Xô đã dựng lên một nhà lãnh đạo mới.

 

Năm 1980: Ở Gdansk, Ba Lan nổ ra những cuộc đình công chống lại giá thực phẩm dẫn đến việc các công nhân đòi quyền thành lập các công đoàn tự do mậu dịch. Dưới sự dẫn dắt của người cầm đầu, họ thành lập Công đoàn Đoàn kết. Về sau, công đoàn này chống lại chính quyền cộng sản ở đây.

 

Năm 1982: Trong tháng 4, quốc hội Anh đã trao quyền độc lập hoàn toàn cho Canada khi Nữ hoàng Elizabeth II ký vào một đạo luật Hiến pháp. Kết quả này phần lớn nhờ vào một chiến dịch lâu dài do thủ tướng Canada, Pierre Trudeau phát động.

 

Năm 1982: Quân đội Argentina xâm chiếm một quần đảo mà nước Anh đang giữ chủ quyền, Falkland, ở ngoài khơi vùng biển châu Mỹ. Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher đã gửi quân đội đến để bảo vệ quần đảo. Sau đó, Argentina đã bị thất bại. Tổng số binh sĩ bị chết của cả hai bên khoảng chừng 900 người.

 

Năm 1983: Thứ tư ngày 16 tháng 2 được cho là “Thứ Tư Tro Bụi”, do một đám cháy rừng tồi tệ hơn bao giờ hết ở nước Úc. Trận cháy rừng này đã thiêu chết 72 người (trong số họ có 12 lính cứu hỏa), tổn thất lên đến 400 triệu USD.

 

Năm 1983: Tại Black Rock bang Nevada của Mỹ, thương gia người Anh Richard Noble làm nên lịch sử về tốc độ trên mặt đất bằng chiếc xe dùng động cơ phản lực Thrust 2. Ông ta đạt đến vận tốc 1.019.467km/giờ, nhanh hơn kỷ lục thế giới 17.797km.

 

Năm 1983: Tạp chí Stern của Đức gợi lên sự quan tâm của cả thế giới với những trích đoạn từ cái mà nó gọi là những dòng nhật ký của Hitler. Mặc dủ được sự công nhận của sử gia người Anh, Hugh Trevor-Roper, nhưng những dòng nậht ký ấy vẫn bị cho là công trình của kẻ giả mạo tên là Konrad Kujau.

 

Năm 1984: Tại Bhopal, trung tâm Ấn Độ, 45 tấn ga độc hại từ một xí nghiệp thuốc trừ sâu rò rỉ tràn vào một khu dân cư đông đúc giết chết 2.500 người, 50.000 người tạm thời bị mất khả năng làm việc, và nhiều người khác nữa sẽ bị ảnh hưởng sau này.

 

Năm 1984: Thủ tướng Ấn Độ, Indira Gandhi, bị giết bởi những người vệ sĩ người Sikh của bà ta. Sự kiện này đã chấm dứt sự xung đột với những người Sikh cực đoan tại Punjab giành độc lập bằng bạo loạn, và họ đã giận dữ khi quân đội được sử dụng để phá sập các đền thờ của người Sikh tại Amritsar.

 

Năm 1985: Nhạc sĩ người Ireland, Bob Geldof tổ chức một buổi hòa nhạc cứu trợ sống động kéo dài 16 giờ với sự tham gia của các ca sĩ và nhạc công tầm cỡ thế giới tại sân vận động Wembley, London và sân vận động JFK, bang Philadelphia nước Mỹ. Toàn bộ số tiền thu trong cuộc biểu diễn này dùng vào việc giúp đỡ những người nghèo trên thế giới.

 

Năm 1990: Sau 27 năm tù, nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc người Nam Phi, Nelson Mandela đã được tổng thống F. W. de Klerk trả tự do. Mandela và de Klerk cộng tác để thiết lập chính thể dân chủ không phân biệt chủng tộc. Sau đó, Mandela đã thắng trong cuộc bầu cử bao gồm mọi chủng tộc.

 

Năm 1993: Nghệ sĩ người Anh, Damien Hirst làm các nhà phê bình bảo thủ choáng váng với tác phẩm Mother And Child, Divided, hai thùng dung dịch bảo quản chứa một con bò mẹ và một con bê với phần dười khoảng giữa bị tách ra. Tác phẩm này được ông trưng bày tại cuộc triển lãm tổ chức hai năm một lần tại Venice.

 

Năm 1994: Ước mơ hàng thập kỷ đã trở thành hiện thực khi đường hầm xuyên qua eo biển nối liền Anh và Pháp bằng đường xe lửa được khai thông. Phải mất hết sáu năm và tiêu tốn hơn 10,5 tỷ bảng Anh để hoàn thành công trình này.

 

Năm 1994: Nam Phi gia nhập Khối Thịnh Vượng Chung sau khi tổ chức bầu cử lần đầu tiên dành cho mọi chủng tộc. Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên.

 

Năm 1996: Những người theo trào lưu truyền thống Hồi giáo Afghan, Taliban, đánh chiếm thủ đô Kabul trong cuộc nội chiến nổ ra ở Afghanistan khi quân Liên Xô rút lui năm 1989. Nhà cầm quyền nước này đã áp dụng luật Hồi giáo nghiêm khắc.

 

Năm 1997: Chiếc xe của công nương Diana do gã tài xế say rượu điều khiển đã đâm vào đường hầm ở Paris. Tai nạn khiến công nươn Diana và Dodi Fayed, bạn trai nàng tử vong. Tin này làm cả thế giới bàng hoàng.

 

Năm 1997: Hong Kong được Anh trả lại cho Trung Hoa sau một trăm năm thuê mướn.

 

Năm 1999: Tiểu thuyết gia người Nam Phi, J. M. Coetzee trở thành người đầu tiên hai lần đoạt giải thưởng văn chương có uy tín Booker Prize. Lần thứ nhất vào năm 1983 với tiểu thuyết The Life and Times of Michael K, ông hoàn tất cú đúp với cuốn Disgrace.

 

Năm 2000: Con “côn trùng” đáng sợ nhất, bọ thiên niên kỷ (Millennium bug) chỉ cắn nhẹ nhàng khi đồng hồ máy tính nhảy từ 1999 sang 2000 mặc kệ những con chíp già nua hơn cứ tưởng là năm 1900. Sự hỗn loạn tầm cỡ thế giới đã được báo trước của những tay loan tin xấu đã không xảy ra.

 

Năm 2000: Thứ 6 ngày 4 tháng 8 là ngày “sinh nhật hạnh phúc” thứ 100 của Nữ hoàng Elizabeth, người thường được gọi một cách trìu mến là Vua Mẹ. Mọi người vui sướng, hân hoan khi nhìn thấy bà đang đứng cùng những đứa trẻ thuộc ba thế hệ hoàng tộc trên ban công của điện Buckingham.

 

Năm 2001: Ngày 11 tháng 9, hai chiếc Boeing 767 bị những tên không tặc khống chế trên đường bay từ Boston đến Los Angeles, làm máy bay đâm vào hai tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York làm hàng ngàn người chết. Điều này đã đặt nước Mỹ trong tình trạng báo động về an toàn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/225-02-633444587830238750/Thong-tin-va-su-phat-trien-nhay-vot-1951-2...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận