Tài liệu: Chuột và hệ sinh thái vùng địa cực

Tài liệu
Chuột và hệ sinh thái vùng địa cực

Nội dung

Chuột và hệ sinh thái vùng địa cực

Hàng nghìn con chuột tranh nhau kiếm ăn, là một phát hiện kỳ thú trên hành tinh chúng ta!

Chuột du lịch “tự sát tập thể” là chuyện người ta đều biết.

Nhưng các cuộc nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng tỏ lũ chuột vì chạy cuống cuồng như đua nhau tự sát không phải là hành động vô ý thức mà chính là tranh cướp thức ăn nên đã có biểu tượng quái lạ đó! Nguyên đàn chuột vĩ đại kéo nhau du lịch nhằm duy trì sinh thái tự nhiên khi chuột sinh đẻ quá mau lẹ so với các loài thú khác cùng sống ở vùng địa cực.

Chuột du lịch có ba loại: Chuột Na Uy phát hiện ở địa phận Na Uy và Nga; chuột màu nâu Xibir ở Nga, Alaska và Canada; chuột khoang cổ, lan rộng ở vùng Bắc cực, bao gồm cả đảo Greenland. Chuột là giống động vật ưa sống chung với người, mỗi con dài khoảng 13cm, lông rậm màu nâu, chỉ có chuột Na Uy là đầu và lưng có vằn, đốm sậm, lông chuột khoang cổ, mùa đông đang từ nâu biến thành trắng, cho hợp với màu tuyết trắng để dễ kiếm ăn...

Những động vật gặm nhấm đó, mùa đông đào lỗ dưới tuyết, nhờ hơi dưới đất bốc lên sưởi ấm. Mỗi con chuột cái, một năm có thể đẻ 6 lứa, mỗi lứa 5 hoặc 6 con tức mỗi năm có thể sinh 36 con; vào 2 hoặc 3 tháng tuổi là nó có thể sinh nở, bởi vậy một con chuột cái sinh vào tháng 3 thì cuối tháng 9 trong năm đã có thể có “cháu nội”.

 Số chuột sinh ra phải dựa vào số thức ăn trong vùng và tình hình thời tiết sinh sống. Khi tuyết đọng trên hang chúng bắt đầu tan chảy, chúng mò ra kiếm ăn. Thảm thực vật hiếm hoi, đã khiến chúng bớt sinh đẻ ào ạt, nhưng cứ cách 3 hoặc 4 năm, lại có một lần thức ăn dư dả, số chuột liền theo đó mà tăng đến chóng mặt.

Đồng băng đóng ở vùng địa cực không thể nuôi xuể, họ nhà chuột đã khiến chúng liều chết tranh nhau kiếm ăn. Có lúc chúng ngốn luôn cả cây cỏ độc, đã khiến chúng nổi điên, mà đánh nhau đến chết. Có khi còn dám hùa nhau tấn công các loài to lớn hơn chúng! Khi trong vùng đã cạn kiệt thức ăn, chúng liền kéo nhau đi từng đoàn lúc nhúc. Làn sóng chuột gồm hàng nghìn con cuồn cuộn vượt qua cánh đồng băng tìm đất sống mới. Sói, cáo, cá đều có thể ăn no thịt chuột, đến nứt bụng mà chết!

Khi chuột chạy đến bờ sông hoặc bờ biển thì không hãm lại được, vì cả đàn cứ thế dồn tới không sao dừng bước, chúng đành cố sức bơi và chết đuối vô số, làm mồi cho cá và các loài khác.

Chuột du lịch càng đông thì càng vỗ béo kẻ thù đông đảo của chúng như: cáo, chồn, cú, chim ưng, hải âu và những loài khác cũng theo đó mà dòng thêm con cháu. Khi họ nhà chuột teo tóp lại, các loài săn mồi khác phải tìm thức ăn ở vùng khác. Nếu chúng không có đủ mồi chuột nuôi con cái như cú mèo thì số sinh sẽ tụt giảm và giang cáo đành phải rời cánh đồng băng, kéo nhau về phương Nam tìm mồi. Bởi vậy vòng sinh hoạt của rất nhiều động vật vùng địa cực phải tùy thuộc họ nhà chuột nhiều hay ít, điều đó khiến quan hệ cân bằng giữa mồi săn và “kẻ săn” trên cánh đồng băng miền địa cực càng thêm đặc thù.

 

           

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423784261021250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Chuot-va-he-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận