Tài liệu: Ca sống sót đầu tiên của cừu hoang nhân bản

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hiện con cừu cái này đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang dã Sardinia, Ý
Ca sống sót đầu tiên của cừu hoang nhân bản

Nội dung

Ca sống sót đầu tiên của cừu hoang nhân bản

Sau hàng loạt thất bại trong việc nhân bản vô tính thú hoang, mới đây, các nhà khoa học châu Âu đã có thể hãnh diện công bố thành tựu của mình: Một con cừu mounon quý hiếm được nhân bản đã trải qua 6 tháng tuổi mà không gặp sự cố nào.

Hiện con cừu cái này đang được chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang dã Sardinia, Ý. Mounon là một trong số 6 loài cừu hoang dã sống sót đến ngày nay (như bighorn và argali). Chúng hiện còn chưa đầy 1.000 cá thể trưởng thành trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Sardinia, Corsica (Pháp) và đảo Síp.

Năm 1996, cừu nhà là động vật đầu tiên trên thế giới có bản sao vô tính. Kể từ đó, các loài vật nuôi khái như lợn, dê và gia súc lần lượt được nhân bản. Tuy nhiên, với các nhà khoa học, thành công lần này là một bước ngoặt lớn, vì từ trước đến nay, dù ngân hàng vật liệu gene đã được xây dựng ở nhiều nước, nhưng các nỗ lực nhân bản thú hoang có nguy cơ tuyệt chủng đều thất bại thảm hại. Điển hình trong số đó là con min, một con bò rừng, đã chết 48 giờ sau khi ra đời tại Mỹ hồi tháng 1 năm nay, vì bệnh lỵ. Một con cừu hoang argali được nhân bản cũng chết ngay sau khi chào đời.

Để tạo ra con cừu mounon này, nhóm khoa học của Đại học Teramo đã áp dụng kỹ thuật tương tự như kỹ thuật đã thành công trên cừu Dolly. ADN được trích ra từ xác của một con cừu cái đã chết trong Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang dã sardinia. Sau đó, người ta tiêm ADN này vào trứng đã bỏ nhân của một con cừu nhà, tạo ra phôi. Một con cừu nhà khác đảm nhiệm việc mang thai và sinh nở.

(Theo BBC)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942452608728447/The-gioi-dieu-ky/Ca-song-sot-dau-tien-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận