Đại học Toronto
Được thành lập từ năm 1827, Đại học Toronto là trường đại học lớn nhất ở Canada. Liên tục được xếp hạng là đại học có hướng tập trung nghiên cứu hàng đầu ở Canada bởi tạp chí Maclean, Đại học Toronto có chương trình học cho 17 lĩnh vực khác nhau. Các chương trình này được giảng dạy tại phân hiệu St. George ở nội thành và các phân hiệu Missisauga, Scarborough cùng với 9 bệnh viện chi nhánh ở Toronto. Trong cả ba phân hiệu có trên 150 câu lạc bộ sinh viên và các tổ chức khác nhau, đồng thời với nhiều hoạt động văn hóa, hoạt động liên đại học và hoạt động thể thao nội bộ.
Trường có 61.109 sinh viên, trong đó có trên 4.000 sinh viên quốc tế, 10.301 giáo viên và nhân viên, cùng với 365.000 cựu sinh viên. Thư viện của Trường có 15 triệu đơn vị sách báo,... và đã được xếp hạng trong 5 thư viện nghiên cứu hàng đầu ở Bắc Mỹ. Nhiều cựu sinh viên của Trường đã thành danh, nhiều người nổi tiếng hoặc nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền như ca sĩ Measha Brueggergosman, tác giả Margaret Atwood, các cựu thủ tướng William Lon Mackenzie King, Arthur Meighen và Lester B. Pearson, đạo diễn điện ảnh David Cronenberg, những nhà du hành vũ trụ Roberta Bondar và Julie Payette, toàn quyền Adrienne Clarkson và cựu toàn quyền Vincent Massey, v.v...
Trong số các giáo viên của Trường, nhiều người đã nhận giải Nobel, như Frederick Banting và J.J.R. Macleod nhận giải Nobel năm 1923, John C. Polanyi nhận giải Nobel về Hóa học năm 1986. Ngoài ra có giáo viên Robertson Davies là kịch tác gia, Lap-Chee Tsui dẫn đầu một nhóm nhà nghiên cứu phát hiện ra gen xơ nang, Peter St. George-Hyslop dẫn đầu một nhóm phát hiện ra hai loại gen liên quan tới việc khởi phát bệnh tâm thần, nhà thiên văn học Helen Sawyer Hogg, v.v...
Tổng kết lại, Đại học Toronto đã có 6 sinh viên tốt nghiệp nhận giải Nobel, số lượng cao nhất trong các trường đại học ở Canada. Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, các giáo sư của Trường đã nhận được gần một phần tư tổng số các giải thưởng quốc gia, mặc dù các vị này chỉ chiếm tỉ lệ hơn 7% tổng số giáo sư đại học của cả nước.
Hệ thống Khoa/Ngành của Trường
Khoa Khoa học ứng dụng và Kỹ thuật
Ngành Kỹ thuật Hóa
Ngành Kỹ thuật Dân dụng
Ngành Kỹ thuật Máy tính
Ngành Kỹ thuật Điện
Ngành Khoa học Kỹ thuật
Ngành Kỹ thuật Công nghiệp
Ngành Kỹ thuật Vật liệu
Ngành Kỹ thuật Cơ khí
Ngành Kỹ thuật Khoáng sản
Khoa Kiến trúc, Cảnh quan và Thiết kế
Ngành Kiến trúc
Ngành Kiến trúc Cảnh quan
Ngành Thiết kế Đô thị
Ngành Kiến trúc Toàn cầu
Khoa Nhân văn và Khoa học
Ngành Nhân loại học
Ngành Thiên văn học và Vật lý học Thiên thể
Ngành Thực vật
Ngành Hóa học
Ngành Hy lạp và La mã
Ngành Thương mại
Ngành Khoa học Máy tính
Ngành Nghiên cứu Đông Á
Ngành Tiếng Anh
Ngành Môi trường học
Ngành Mỹ thuật
Ngành Tiếng Pháp
Ngành Địa lý
Ngành Địa chất
Ngành Lịch sử
Ngành Tiếng Ý
Ngành Ngôn ngữ học
Ngành Toán học
Ngành Văn minh Trung và Cận Đông
Ngành Triết học
Ngành Vật lý
Ngành Khoa học Chính trị
Ngành Tâm lý học
Ngành Nghiên cứu Tôn giáo
Ngành Ngôn ngữ và Văn chương Xla-vơ
Ngành Xã hội học
Ngành Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Ngành Thống kê học và Khoa học Thống kê Bảo hiểm
Ngành Động vật học
Khoa Nha
Ngành Vệ sinh Răng miệng
Ngành Giải phẫu Răng miệng
Ngành Nha
Khoa Luật
Ngành Luật
Khoa Y
Ngành Gây mê
Ngành Hóa Sinh
Ngành Vật liệu Sinh học và Kỹ thuật Y Sinh
Ngành Y học Gia đình và Cộng đồng
Ngành Chính sách Y tế
Ngành Miễn dịch học Quản lý và Lượng giá
Ngành Y khoa Thực hành và Sinh học về Bệnh
Ngành Lý Sinh Y học
Ngành Di truyền học và Vi sinh vật
Ngành Khoa học Y khoa
Ngành Khoa học Dinh dưỡng Y khoa
Ngành Sản khoa và Phụ khoa
Ngành Điều trị bằng Lao động
Ngành Nhãn khoa và Khoa học Thị lực
Ngành Tai Họng
Ngành Nhi khoa
Ngành Dược lý
Ngành Liệu pháp Vật lý
Ngành Sinh lý học
Ngành Tâm thần học
Ngành Khoa học Y tế
Ngành Ung thư Bức xạ
Ngành Khoa học Phục hồi
Ngành Bệnh học về Ngôn ngữ
NgànhGiải phẫu
Khoa Âm nhạc
Ngành Soạn nhạc
Ngành Lịch sử Âm nhạc/ Âm nhạc học
Ngành Giáo dục Âm nhạc
Ngành Opera
Ngành Biểu diễn
Khoa Điều dưỡng
Ngành Điều dưỡng
Khoa Nghiên cứu Giáo dục
Ngành Giáo dục Người lớn và Tâm lý học Hướng dẫn
Ngành Chương trình, Giảng dạy và Học tập
Ngành Phát triển Con người và Tâm lý học ứng dụng
Ngành Xã hội học và Nghiên cứu về Công bằng trong Giáo dục
Ngành Nghiên cứu Lý thuyết và Chính sách trong Giáo dục
Khoa Dược
Ngành Dược
Khoa Giáo dục Thể chất và Sức khỏe
Ngành Giáo dục Thể chất và Sức khỏe
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Hồ sơ đăng ký nhập học bao gồm các thành phần như sau:
- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
- Học bạ cấp trung học
- Điểm thi về khả năng Anh ngữ
Trường sẽ xét hồ sơ để quyết định việc tuyển sinh cho từng trường hợp. Nói chung, một trong những tiêu chuẩn cạnh tranh là ứng viên xếp hạng trong số một phần ba cao nhất lớp.
Về khả năng Anh ngữ, ứng viên có thể nộp kết quả điểm của những kỳ thi sau đây:
- Kỳ thi TOEFL:
+ Thi Vi tính: điểm tối thiểu 250, và điểm 5,0 tối thiểu cho môn Tiểu luận.
+ Thi viết: điểm tối thiểu 600, và điểm 5,0 tối thiểu cho môn Tiểu luận.
- Kỳ thi IELTS:
Điểm trung bình tối thiểu là 6,5, trong đó không có môn nào đước 6,0 điểm.
HỌC PHÍ
Học phí tính cho năm học 2003-2004 theo từng ngành như sau (Đơn vị tính là Dollar Canada):
Khoa Khoa học ứng dụng và Kỹ thuật
Đại học : 14.637
Cao học : 13. 157
Khoa Kiến trúc, Cảnh quan và Thiết kế
Cao học Kiến trúc : 12.851
Cao học Kiến trúc Cảnh quan : 12.851
Cao học Thiết kế Đô thị : 12.851
Khoa Nhân văn và Khoa học
Đại học : 10.739
Cao học : 10.231
Khoa Nha
Tiến sĩ : 30.700
Cử nhân : 13.781
Cao học : 23.547
Khoa Luật
Tiến sĩ : 23.192
Cao học : 9.242
Khoa Y
Tiến sĩ : 28.957
Cao học : 13.157
Khoa Âm nhạc : 12.026
Khoa Điều dưỡng : 12.556
Khoa Giáo dục
Đại học : 12.485
Cao học : 13. 157
Khoa Dược
Đại học : 17.682
Tiến sĩ : 25.350
HỌC BỔNG
Học bổng Nhập học
Sinh viên lúc mới nhập học sẽ được xét để cấp học bổng dựa trên thành tích học tập trong quá trình trước đó. Mỗi năm Đại học Toronto cấp khoảng 1.500 học bổng loại này với tổng trị giá 2.000.000 Dollar. Trong số này có 150 học bổng được nhà trường cấp cho bất kỳ sinh viên của khoa/ ngành nào. Số còn lại là các học bổng do từng khoa/ ngành xét cấp cho sinh viên của khoa mình. Với học bổng này, sinh viên không phải nộp đơn đăng ký, nếu được cấp học bổng sinh viên sẽ được thông báo cùng lúc với thông báo nhập học.
Học bổng Học tập
Học bổng Học tập được cấp cho những sinh viên xuất sắc trong chương trình học của mình. Những học bổng này có thể do Trường hoặc do từng khoa/ ngành quyết định. Trong năm học 2001-2002 Trường và các khoa/ ngành đã cấp trên 3.200 học bổng dạng này với tổng trị giá 3,6 triệu Dollar.
Học bổng này được cấp cho những sinh viên đã hoàn tất năm thứ nhất, năm thứ hai hoặc năm thứ ba của chương trình học. Có 100 học bổng cho mỗi cấp độ. Học bổng có giá trị 1500 Dollar, và sinh viên vẫn có thể nhận thêm những loại phần thưởng học tập khác. Đối với hầu hết các loại học bổng học tập này sinh viên không cần làm đơn đăng ký.
Học bổng Quốc gia
Những sinh viên đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia sẽ có cơ hội đăng ký cho Học bổng Quốc gia. Ngoài ra, những sinh viên đạt những tiêu chuẩn của học bổng này cũng sẽ được mời đăng ký xin cấp học bổng. Trên cơ sở tiêu chuẩn đề ra, 30 sinh viên vào chung kết sẽ được mời tham dự một cuộc phỏng vấn. Nhà trường sẽ chọn để cấp khoảng 15 Học bổng Quốc gia mỗi năm.
Học bổng Quốc gia bao gồm học phí và những món chi tiêu phụ trong vòng bốn năm, và chi phí chỗ ở trong năm đầu tiên. Ngoài ra sinh viên còn được nhận một khoản tiền thưởng từ 2.000 Dollar đến 8.000 Dollar, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng người.
DỊCH VỤ CHO SINH VIÊN THIỂU NĂNG
Ở cả ba phân hiệu của Trường đều có những văn phòng với chức năng hội nhập những sinh viên thiểu năng vào tất cả các mặt sinh hoạt của nhà trường. Mục tiêu của văn phòng này là phát triển những kỹ năng của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng trong học thuật.
Những dịch vụ này được cung ứng cho những sinh viên thiểu năng về thể chất hoặc giác quan, thiểu năng trong học tập bị trục trặc về thần kinh, hoặc có vấn đề mạn tính về sức khỏe, với sự chứng nhận của bác sĩ. Những sinh viên bị thiểu năng tạm thời cũng được nhận những dịch vụ này.
Những sinh viên trong các diện này có thể trao đổi về những nhu cầu của mình với các nhân viên tư vấn dịch vụ. Các nhân viên này sẽ cùng với những sinh viên đó bàn bạc về các chiến lược và các biện pháp thích nghi cho sinh viên. Thông tin về vấn đề này sẽ được giữ kín và chỉ phổ biến ra ngoài nếu có sự đồng ý của sinh viên.
Một số những dịch vụ dạng này bao gồm:
+ Các thiết bị hỗ trợ cho sinh viên thích nghi với đời sống
+ Các kỳ kiểm tra và kỳ thi được tổ chức riêng cho những sinh viên này
+ Dịch vụ ghi chép bài vở
+ Dịch vụ phiên dịch bằng cử chỉ
+ Các tài liệu được in ấn dưới dạng phù hợp cho các sinh viên thiểu năng
+ Phương tiện di chuyển trong khuôn viên nhà trường (chỉ có ở phân hiệu St. George)
+ Các thông tin và các nguồn tư liệu về những vấn đề liên quan đến thiểu năng
+ Việc liên lạc với các đơn vị học thuật và hành chính trong phạm vi nhà trường và các cơ quan bên ngoài
+ Quỹ trợ cấp cho các nhu cầu của sinh viên thiểu năng
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH CỦA TRƯỜNG
Kỹ thuật Cơ khí & Kỹ thuật Công nghiệp
Chương trình học
Chương trình học của ngành Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Công nghiệp bao gồm các môn như sau:
Năm 1
Cơ sở Lập trình Vi tính (cho ngành Kỹ thuật Công nghiệp), Cơ sở Lập trình Vi tính (cho ngành Kỹ thuật Cơ khí), Động lực học, Dẫn luận về Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Công nghiệp.
Năm 2
Các Phương pháp Số I, Phương trình Vi phân, Động lực học, Cơ học Chất rắn I, Phân tích Kỹ thuật, Xác suất và Thống kê cho các Kỹ sư, Khoa học ứng dụng, Thuật toán và Các Phương pháp Số, Thiết kế Hệ thống lấy Con người làm Trung tâm, Thiết kế và Đồ họa Kỹ thuật, Nghiên cứu Hoạt động I, Cơ học Chất lỏng I, Khoa học Vật liệu.
Năm 3
Hệ thống & Phân tích và Thiết kế về Diện, Chuyển động học và Động lực học của Máy móc, Dao động học, Nhiệt Động lực học, Sự Chuyển đổi Năng lượng Nhiệt, Cơ học Chất lỏng II, Sự truyền Nhiệt và Khối lượng, Cơ học Chất rắn II, Kỹ thuật Sản xuất Thống kê và Thiết kế Thử nghiệm, Mạch điện với các ứng dụng trong Hệ thống Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Nghiên cứu Lao động trong Công nghiệp và Nơi làm việc, Thiết kế Lao động trong Hệ thống Thông tin, Điện tử học Analog và Digital trong Cơ Điện tử, Sự Chuyển đổi Năng lượng Cơ Điện, Thiết kế và Phân tích các Hệ thống Thông tin, Mô hình Dữ liệu, Cơ sở Hạ tầng của Hệ thống Thông tin I, Kỹ thuật Phần mềm và Quản lý Dự án, Kinh tế học và Kế toán Kỹ thuật, Thiết kế Tổ chức, Mô hình Hệ thống và Giả lập, Các Phương pháp Kiểm soát Chất lượng & Cải tiến, Nghiên cứu Hoạt động II, Các Hệ thống Kiểm soát, Các Hệ thống Tài nguyên và Sản xuất, Phân tích Kinh tế và Ra Quyết định.
Năm 4
Các Hệ thống Kiểm soát II, Cơ học Chất lỏng ứng dụng, Thiết kế cho Môi trường, Cơ học Chất lỏng III, Sản xuất Tự động, Kỹ thuật Cơ khí Sinh học, Thiết kế Cơ học: Lý thuyết và Phương pháp luận, Thiết kế bằng Vi tính, Thiết kế Máy, Các Nguyên tắc Cơ học Điện tử, Tâm lý học Kỹ thuật và Hoạt động của Con người, Thiết kế giao diện Người dùng Máy tính cho Các Hệ thống Phức tạp, Các Hệ thống Hỗ trợ Quyết định, Cơ sở Hạ tầng cho Hệ thống Thông tin II, Mô hình và Việc Quản lý Kiến thức, Các Hệ thống Chế biến và Sản xuất, Nghiên cứu Hoạt động Nâng cao, Qui hoạch Các Phương tiện, Kỹ thuật về Độ Tin cậy và Độ Duy trì, Luận văn/ Dự án Thiết kế.
Năm 5
Ô nhiễm Không khí: Sự Hình thành và Kiểm soát, Ô nhiễm Khí quyển: Các Tác động và Hệ quả về Môi trường, Các Hệ thống Năng lượng Nâng cao, Thiết kế Sản phẩm, Các Hệ thống chăm sóc Sức khỏe, Lập Chương trình, Phân tích Quyết định.
Kiến trúc
Chương trình học
Chương trình học của ngành Kiến trúc bao gồm các môn chính như sau:
Dẫn luận về Kiến trúc, Kiến trúc Đương đại, Thiết kế Kiến trúc I, Mô tả Kiến trúc I, Kiến trúc và Công nghệ, Kiến trúc và Đa Truyền thông, Nghiên cứu về Kiến trúc Sau Thời kỳ Thực dân, Kiến trúc và Sự Khác biệt về Văn hóa, Phê bình Kiến trúc, Sự Biến đổi Thiết kế và Văn hóa, Các Chủ đề về Lịch sử và Lý thuyết của việc Thiết kế Cảnh quan, Các Chủ đề về Lịch sử và Lý thuyết về Thiết kế Đô thị, Thiết kế Kiến trúc II, Thiết kế Kiến trúc III, Mô tả Kiến trúc II, Nghiên cứu về Kiến trúc Thế giới, Xây dựng Công nghệ - Sinh thái học I, Xây dựng Công nghệ - Sinh thái học II, Dự án Nghiên cứu Thử nghiệm, Thiết kế Kiến trúc IV, Dẫn luận về Thiết kế Đồ họa, Dẫn luận về Thiết kế Đồ đạc Nội thất, Dẫn luận về Thiết kế cho Biểu diễn và Nghệ thuật Truyền thông, Thuật vẽ Phối cảnh về các Chủ đề trong Kiến trúc I, Thuật vẽ Phối cảnh về các Chủ đề trong Kiến trúc II, Thiết kế Nhà: Lý thuyết và Thực hành, Kiến trúc trong Bối cảnh Công nghệ - Sinh thái, Khoa học Xây dựng và Vật liệu.
Kỹ thuật Dân dụng
Chương trình của ngành Kỹ thuật Dân dụng được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ sư có kiến thức và có óc sáng tạo, với năng lực cao về đổi mới và quản lý. Những sinh viên tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm đa dạng ở cả bộ phận tư nhân lẫn nhà nước. Nhiều cơ hội trong số đó sẽ liên quan rộng rãi đến việc giao tiếp với khách hàng và với quần chúng, do đó việc có được kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý con người sẽ được nhấn mạnh trong chương trình học.
Chương trình học
Chương trình học của ngành Kỹ thuật Dân dụng bao gồm những môn học chính như sau:
Năm 1
Ở năm 1, tất cả các sinh viên khoa Kỹ thuật sẽ học một chương trình chung. Chương trình này tập trung vào các lĩnh vực như: các cơ sở của kỹ thuật, toán học, hóa học, cơ học, điện học, các mặt cơ bản của điện toán.
Năm 2
Cơ học Chất rắn I, Toán Kỹ thuật I, Vật liệu Kỹ thuật, Cơ học Chất lỏng I, Sinh thái học Kỹ thuật, Phân tích Cấu trúc I, Đồ họa Kỹ thuật Dân dụng, Vận tải I - Thiết kế, Thủy học & Thủy lực học, Lý thuyết về Xác suất cho Kỹ sư Dân dụng, Hóa học & Vật liệu & Môi trường.
Năm 3
Thiết kế Thép và Gỗ, Vận tải II - Thực hiện, Toán Kỹ thuật II, Kinh tế Kỹ thuật & Ra Quyết định, Môn Nhiệm ý về Khoa học Nhân văn/ Xã hội, Bê tông Cốt sắt I, Quản lý Xây dựng, Cơ học Địa lý, Kỹ thuật Đô thị.
Năm 4
Nền móng và Việc Đào đắp, Khoa học Xây dựng, Môn nhiệm ý về Kỹ thuật, Môn Nhiệm ý Tự do, Luận văn.
Thương mại
Thuật ngữ 'Thương mại và Tài chính' hay nói tắt là 'Thương mại' được sử dụng tại Đại học Toronto để chỉ các chương trình học kết hợp những nguyên tắc liên quan đến Kinh tế học và Quản lý. Các sinh viên sẽ phát triển những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề và ra quyết định trong kinh doanh và trong việc chỉ đạo.
Chương trình học nhấn mạnh vào kinh tế học lý thuyết và ứng dụng, cùng với các môn phụ khác nhau về quản lý: kế toán, tài chính, tiếp thị, cách ứng xử tổ chức, quản lý hoạt động, và chiến lược. Các sinh viên thương mại cũng học về toán và nhân văn, đồng thời được khích lệ mở rộng kiến thức bằng cách chọn lựa trong dải rộng các môn học của Khoa Nhân văn và Khoa học.
Chương trình học
Chương trình học của ngành Thương mại bao gồm các môn chính như sau:
Dẫn luận về Thương mại, Kế toán Tài chính I, Kế toán Tài chính II, Kế toán Quản lý I, Lý thuyết và Chính sách về Kế toán Tài chính, Các Nguyên tắc Tiếp thị, Cách ứng xử Cá nhân và Của nhóm trong Tổ chức, Kế toán Tài chính III, Kế toán Quản lý II, Các Chủ đề Đặc biệt, Kinh tế học Quản lý, Kiểm toán, Lý thuyết và Chính sách về Kế toán Tài chính II, Đầu tư Tài chính, Tài chính Kinh doanh, Dẫn luận về Quản lý Tiếp thị, Thiết kế Tổ chức, Dẫn luận về Hệ thống Thông tin Kinh doanh, Quản lý Hoạt động, Môi trường Pháp lý trong Kinh doanh I, Môi trường Pháp lý trong Kinh doanh II, Các Chủ đề Đặc biệt về Quản lý, Các Chủ đề Nâng cao về Kiểm toán, Kiểm toán bằng Vi tính, Thuế Thu nhập của Canada I, Kế toán Nâng cao, Kiểm soát Quản lý, Thuế Thu nhập của Canada II, Những Chủ đề Đặc biệt về Tài chính Công ty, Tài chính Quốc tế, Quản lý Tiếp thị Nâng cao, Nghiên cứu Tiếp thị, Các Chủ đề Đặc biệt về Tiếp thị, Quản lý Nguồn Nhân lực, Dẫn luận về Kinh doanh Quốc tế, Dẫn luận về Quản lý Chiến lược, Quản lý Doanh nghiệp nhỏ.
Khoa học Máy tính
Ngành Khoa học Máy tính có một số nhóm nghiên cứu có những đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết về lĩnh vực này. Một số nhóm đã phát triển được những mô hình có tác dụng lớn đối với ngành khoa học máy tính. Trong số những lĩnh vực nghiên cứu này có mạng thần kinh, đồ họa vi tính, mô tả và lập luận về kiến thức, giao diện giữa máy tính và con người, điện toán khoa học,…
Nghiên cứu về khoa học máy tính đã trở nên đa dạng trong những năm gần đây. Rô bốt, hoạt hình vi tính, việc vẽ kiểu và tái tạo khuôn mặt, đời sống nhân tạo là một số ví dụ trong những nghiên cứu này.
Chương trình học
Chương trình của ngành Khoa học Máy tính bao gồm những môn chính như sau:
Dẫn luận về Lập trình Vi tính, Dẫn luận về Khoa học Máy tính, Sự biểu diễn Toán học và Lập luận cho Khoa học Máy tính, Thiết kế Phần mềm, Công cụ Phần mềm và Lập trình Hệ thống, Cấu trúc Máy tính, Dẫn luận về Điện toán Khoa học & Biểu tượng và Đồ họa, Các Cấu trúc Dữ liệu Cơ sở và Các Kỹ thuật, Cấu trúc và Phân tích Dữ liệu, Máy tính và Xã hội, Lập trình trên Web, Lý thuyết Thông tin, Thiết kế Phương tiện Truyền thông Điện toán, Dẫn luận về Điện toán Thị giác, Dẫn luận về Mạng Thần kinh và tìm hiểu Máy móc, Những Nguyên tắc về Các Ngôn ngữ Lập trình, Đặc tả Lô gíc, Các Phương pháp Số, Phân tích và Thiết kế Hệ thống Thông tin, Dẫn luận về Cơ sở Dữ liệu, Đại số và Tối ưu hóa, Phép Xấp xỉ về Số & Tích phân và Phương trình Vi phân, Giả lập và Mô hình các Sự kiện Rời rạc, Các Hệ Điều hành, Phần mềm Bộ Vi xử lý, Thiết kế & Phân tích Thuật toán, Cấu trúc Dữ liệu và Phân tích Thuật toán, Dẫn luận về Thông minh Nhân tạo, Hệ thống Vi xử lý, Điện toán Ngôn ngữ Tự nhiên, Cấu trúc và Thiết kế Phần mềm, Kỹ thuật Phần mềm, Tìm hiểu Máy móc và Khai thác Dữ liệu, Đồ họa Vi tính, Sự Giao tiếp giữa Con người và Máy tính, Điện toán và Lô gíc, Công nghệ Hệ thống Cơ sở Dữ liệu, Các Phương pháp Điện toán cho Phương trình Vi phân, Ngôn ngữ Hình thức và Thiết bị Tự động, Ngành Kinh doanh Phần mềm, Điện toán Khoa học Cao cấp, Mạng Máy tính, Các Phương pháp Hình thức trong Thiết kế Phần mềm, Các Hệ Điều hành, Thiết kế và Cài đặt các Hệ Điều hành, Ngôn ngữ học Điện toán, Mô tả và Lập luận về Kiến thức, Các Trình Biên dịch, Dự án về Khoa học Máy tính.
Kinh tế học
Những lĩnh vực chính của ngành Kinh tế học bao gồm thương mại và tài chính, kinh tế học quốc tế, kinh tế học lao động, tài chính nhà nước, kinh tế học tiền tệ và tổ chức công nghiệp.
Ngành cũng có những mối liên kết về giảng dạy đối với các bộ môn lịch sử, địa lý, thống kê, toán, triết học, khoa học chính trị và xã hội học. Ngoài ra Ngành cũng có những chương trình hợp tác ở cấp đại học đối với các lĩnh vực như luật nghiên cứu môi trường, quan hệ quốc tế và nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương.
Chương trình học
Chương trình học của ngành Kinh tế học bao gồm các môn như sau:
Dẫn luận về Kinh tế học, Các Nguyên tắc về Kinh tế cho những người Không Chuyên nghiệp, Lý thuyết Kinh tế Vi mô, Lịch sử Kinh tế châu Âu, Lý thuyết và Chính sách Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô, Các Phương pháp Toán học cho Lý thuyết Kinh tế Các Phương pháp Định lượng trong Kinh tế học, Các Cơ sở và Chính sách Kinh tế Thế giới, Tài chính Nhà nước và Chính sách Nhà nước ở Canada, Thị trường Lao động và Các Chính sách, Quan hệ Lao động, Các Chủ đề Đặc biệt về Kinh tế học, Lịch sử Kinh tế Âu châu Hiện đại, Nước Mỹ trong Kinh tế Thế giới, Các Cơ sở Công nghiệp và Chính sách Nhà nước, Kinh tế học Môi trường và Các Chính sách, Kinh tế học Năng lượng và Tài nguyên, Kinh tế học Khu vực, Phân tích Kinh tế về Luật, Lịch sử Kinh tế Canada từ năm 1500, Phát triển Kinh tế, Lý thuyết Kinh tế Nâng cao - Vĩ mô, Lý thuyết Kinh tế nâng cao - Vi mô, Toán Kinh tế ứng dụng, Kinh tế Quốc tế, Những Chủ đề về Kinh tế Tiền tệ, Kinh tế học Gia đình, Kinh tế học về Thị trường Nhà cửa và Bất Động sản, Kinh tế học Nhà nước, Kinh tế học về Giáo dục, Kinh tế học về Lao động, Kinh tế học về Phân phối Thu nhập, Lịch sử Kinh tế Thế kỷ 20, Các Chủ đề Đặc biệt về Kinh thọc, Các Chủ đề Đặc biệt về Lịch sử Kinh tế, Kinh tế học Tài chính, Sự Tăng trưởng Kinh tế và Thay đổi về Công nghệ, Kinh tế học Sức khỏe, Kinh tế học về Các Tổ chức, Kinh tế học Quản lý I: Chiến lược Cạnh tranh, Kinh tế học Quản lý II: Kinh tế học Cá nhân, Kinh tế học về Sự Vươn lên của Công nghệ trong Thời đại Thông tin, Kinh tế học về Mạng Truyền thông, Kinh tế Chính trị của Sự Phát triển, Các Mô hình Toán Kinh tế Vĩ mô cho việc Phân tích và Dự báo Chính sách, Các Ứng dụng về Lý thuyết Kinh tế, Kinh tế học Vĩ mô Quốc tế, Những Chủ đề Đặc biệt về Kinh tế học, Những Chủ đề về Lịch sử Kinh tế Bắc Mỹ, Những Chủ đề về Kinh tế học Phát triển, Kinh tế học và Nhân khẩu học, Lịch sử Tư tưởng Kinh tế, Những Chủ đề về Kinh tế Toán học, Kinh tế học về Trung Quốc Hiện đại, Sự tăng trưởng Kinh tế Lâu dài: Các mặt về Lịch sử và Lý thuyết, Sự Tăng trưởng Kinh tế Vĩ mô, Sự Hiện đại hóa Nền Kinh tế Châu Âu, Kinh tế Thế giới, Những Chủ đề về Chính sách Mậu dịch Quốc tế, Các Qui định về Mậu dịch Quốc tế, Kinh tế học về Quản lý Rủi ro Tài chính, Kinh tế học về Sỡ hữu Trí tuệ.
Địa chỉ của Trường:
Untversity of Toronto
315 Bloor Street West
Toronto, Ontario M5S 1A3
N.T. 416-978-2190