Tài liệu: Canada - Canada Thượng và Canada hạ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1791 quốc hội Anh thông qua một đạo luật, theo đó Quebec được chia thành hai tỉnh, gọi là Canada Thượng và Canada Hạ.
Canada - Canada Thượng và Canada hạ

Nội dung

Canada Thượng và Canada hạ

            Năm 1791 quốc hội Anh thông qua một đạo luật, theo đó Quebec được chia thành hai tỉnh, gọi là Canada Thượng và Canada Hạ. Mỗi tỉnh đều được quản trị bởi một hội đồng lập pháp được chỉ định và một hội nghị lập pháp do dân chúng bầu ra.

            Quyền được đại diện trong một hội nghị làm luật là một điều mới mẻ đối với những cư dân nói tiếng Pháp ở Canada Hạ. Các hội nghị lập pháp đã tồn tại ở Nova Scotia từ năm 1758, ở đảo Prince Edward từ năm 1773, và ở New Brunswick từ năm 1786. Tuy nhiên chính quyền đại nghị không phải là một chính phủ không chuyên quyền, như đã được chứng minh từ 50 năm về trước.

ĐỊNH CƯ VÀ THÁM HIỂM Ở MIỀN TÂY

            Những vùng thảo nguyên của Canada không phải hoàn toàn chưa được biết đến trong thời kỳ New France. Ngay từ thập kỷ 1730 một nhóm những nhà thám hiểm đã khảo sát vùng phía Tây hồ Superior. Những cuộc du hành này đã đưa họ đến vùng đất ngày nay là miền Tây của Hoa Kỳ, có lẽ là đến chân của rặng núi Rocky. Một nhà buôn của Công ty Vịnh Hudson đã phát hiện ra hồ Great Slave vào năm 1771, và ông ta đã trở thành người da trắng đầu tiên đến Bắc Băng Dương bằng đường bộ. Mặc dù rặng núi Rocky vẫn chặn đường bộ đi về bờ biển phía Tây, bờ biển Thái Bình Dương của Canada đã được James Cook đi đến bằng đường biển năm 1778.

            Sau đó nhiều nhà buôn khác đã thám hiểm những vùng đất trước đó chưa được biết tới của miền Tây Canada. Năm 1789 Alexander Mackenzie đi theo một con sông mà ngày nay mang tên ông để đến Đại Tây Dương. Năm 1792 Mackenzie đã vượt qua rặng núi Rocky để đến sống Fraser vào năm 1793. Từ đó ông đi tiếp để cuối cùng nhìn thấy bờ biển phía Tây mà từ lâu người ta đã tìm kiếm. Chỉ vài tưần trước đó George Vancouver đã thám hiểm vùng này bằng đường biển.

CUỘC CHIẾN TRANH 1812

            Trong khi đó các thuộc địa của Anh ở ở vùng phía Đông đã dính dáng vào một cuộc chiến tranh mới với Hoa Kỳ, và cuộc chiến tranh này đã đe dọa đến sự tồn tại của họ dưới lá cờ Anh. Việc tuyên chiến của Hoa Kỳ có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là việc người Anh cương quyết đòi quyền lục soát các tàu Mỹ để tìm những kẻ đào ngũ của hải quân trong cuộc chiến với Napoleon. Ngoài ra, nước Anh đã can thiệp vào việc mậu dịch của Mỹ tại châu Âu. Người Anh ở Canada cũng bị cho là đã khích động người da đỏ chống lại những người định cư Mỹ dọc theo biên giới phía Tây Bắc.

            Những hy vọng đầu tiên của Hoa Kỳ là sẽ đuổi người Anh ra khỏi vùng Bắc Mỹ đã bị tan vỡ bởi một loạt thất bại dưới tay quân đội chính qui của Anh và các lực lượng người Canada. Pháo đài Michillmackinac ở đường vào hồ Michigan đã bị quân Anh chiếm đóng. Một cuộc tấn công của Mỹ qua vùng ranh giới Detroit đã bị đánh tan một cách thảm hại. Cuối năm đó, Mỹ lại mở một cuộc tấn công khác ở biên giới Niagara, tướng của Anh tử trận nhưng cuộc tấn công của Mỹ cũng bị đẩy lùi.

            Mặc dù có những lúc việc chiếm đóng cả vùng Canada Thượng đã được coi như điều chắc chắn, việc phòng thủ tài tình của quân Anh đã làm chuyển ngược thế cờ. Sự kiện quan trọng nhất là ở Chateauguay và nông trại Crysler vào mùa Thu năm 1813, khi quân Mỹ đe dọa chiếm Montreal và cắt đứt đường tiếp tế duy nhất đến Canada Thượng. Ở Chateauguay đại tá Charles de Salaberry của Anh đã khéo léo bố trí lính kèn trong khu rừng cạnh quân chiếm đóng, làm cho quân Mỹ tưởng rằng họ đã bị bao vây bởi một lực lượng hùng hậu. Chiến thắng của người Anh đã góp phần rất lớn vào sự tự hào quốc gia của người Canada ở cả Canada Thượng và Canada Hạ.

            Cuối cùng hòa bình đã được lập lại giữa Anh và Mỹ vào cuối năm 1814. Theo hiệp định được ký kết giữa đôi bên, các pháo đài và lãnh thổ bị chiếm đóng sẽ được trả lại. Tương lại của những thuộc địa của Anh đã được củng cố thêm. Tình cảm tự hào quốc gia của người dân ở đây đã được khơi dậy. Tất cả hy vọng hợp nhất giữa Mỹ và Canada đã tan biến.

ĐẤU TRANH CHO CHÍNH QUYỀN TỰ TRỊ

            Cuộc bảo vệ thành công đất nước của họ cũng không làm cho người Canada không thấy được những sai lầm trong chính quyền của họ. Họ cảm thấy rằng quyền lực thực tế không nằm trong tay những người đại diện do họ bầu ra, nhưng lại nằm trong tay những quan chức được chỉ định chỉ chịu trách nhiệm với chính quyền Anh Quốc. Thực tế là quyền lực nằm trong tay viên thống đốc và những cố vấn hành pháp của ông ta.

            Các công dân chỉ có thể sử dụng hội nghị của họ ở mức độ của một diễn đàn để phê bình phương cách hoạt động của chính quyền. Điều tệ hại hơn nữa là những vấn đề địa phương mà ngày nay được các cơ quan dân cử xử lý, lúc đó đều do chính quyền trung ương của mỗi thuộc địa quản lý.

MACKENZIE VÀ CUỘC NỔI DẬY PAPINEAU

            Thời kỳ sau cuộc chiến tranh 1812 và một thời kỳ mở rộng về dân số, kinh doanh và định cư. Điều này đặc biệt đúng đối với Canada Thượng, nơi thu hút một số lượng lớn những người mới đến do việc bán đất giá rẻ. Chính sự tăng trưởng của thuộc địa đã cung ứng nhiều cơ hội về lợi nhuận do những người kiểm soát việc cấp đất tạo ra.

            Một trong những người chỉ trích mạnh bạo nhất đối với cơ quan hành chính phụ trách việc cấp đất của chính quyền là William Lyon Mackenzie. Sự chỉ trích của ông tập trung vào một nhóm người được gọi là nhóm thỏa hiệp gia đình. Đây là một tên gọi bừa bãi và sai lạc dành cho những thành viên của giới cầm quyền, trong đó có những người lãnh đạo rất trung thực và có khả năng. Tuy nhiên Mackenzie không hiểu được rõ ràng những nguyên tắc của chính phủ không chuyên quyền, theo đó những người chấp hành sẽ thực hiện các ý muốn của chính quyền và chính quyền chỉ tại vị cho đến khi nào những người do dân bầu ra còn hỗ trợ họ. Do đó, khi chính quyền không thể uốn nắn những điều bất bình mông đã liệt kê, Mackenzie đã bắt đầu kêu gọi sự độc lập của Canada Thượng.

            Khi mọi chuyện ở Canada Thượng lên tới đỉnh điểm, một cuộc khủng hoảng tương tự cũng xảy ra tại Canada Hạ. Những mối bất bình tuy có khác nhau, nhưng nguyên nhân thì giống nhau. Ở đây quyền lực thực sự nằm trong tay vị thống đốc và các cố vấn của ông ta, và họ luôn khước từ những người đại diện do dân bầu ra trong cộng đồng đa số những người Canada-Pháp. Người lãnh đạo của cuộc cải cách ở Canada Hạ là Louis Joseph Papineau.

            Cuộc nổi loạn đã nổ ra ở Montreal năm 1837. Khi chính quyền quyết định bắt Papineau, ông ta đã nhanh chóng trốn thoát qua biên giới Mỹ. Phần lớn do những người cấp tiến đã nghĩ rằng lãnh đạo của họ đã bị bức hại, những cuộc nổi loạn lại nổ ra tiếp ở một số trung tâm. Nhưng tất cả những cuộc nổi dậy này đã bị dập tắt.

            Những cuộc nổi loạn tương tự cũng nổ ra ở Canada Thượng ngay sau đó. Mackenzie đã tiến về phía Toronto từ tổng hành dinh của mình. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi. Vài ngày sau lực lượng trung thành với đế quốc Anh đã tiến về phía nhóm người của Mackenzie, và sau một trận đụng độ nhỏ đã giải tán đám người này.

            Giống như Papineau, Mackenzie chạy sang biên giới nước Mỹ, nhưng ông ta không bỏ cuộc. Đầu năm 1838 ông đã chiếm đảo Navy ở sông Niagara, và với một số người ít ỏi ông ta cố gắng tổ chức một nền cộng hòa dưới cái mà ông gọi là chính phủ lâm thời Canada Thượng. Quân đội của Anh đã buộc Mackenzie phải rút lui về Mỹ một lần nữa.

            Cuộc đấu tranh cải tổ diễn ra hòa bình hơn ở Maritimes. Ở đây những người lãnh đạo phong trào có Joseph Howe và Lemuel Allan Wilmot. Howe hiểu biết rõ ràng hơn các nguyên tắc của chính phủ không chuyên quyền. Mặc dù ông đã bị ngược đãi về một số điều ông đã phê phán trên báo của mình, ông đã thu thập được nhiều sự hỗ trợ rộng rãi. Khi kiện về chuyện bị phỉ báng, ông đã thắng kiện.

BẢN BÁO CÁO DURHAM

            Tình hình nghiêm trọng ở Bắc Mỹ thuộc Anh đã gây mối quan ngại sâu sắc ở Anh Quốc, và ký ức về cuộc Cách mạng Mỹ đã được gợi lại. Theo chỉ thị của nữ hoàng Victoria, John George Lambton đã được cử làm thống đốc ở Bắc Mỹ. Ông đã đến Quebec vào mùa Xuân năm 1838. Bản Báo cáo về Những Sự việc ở Bắc Mỹ thuộc Anh của ông đã trở thành văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử đế quốc Anh.

            Bản báo cáo đã đề nghị cho Canada Thượng và Canada Hạ được hợp nhất dưới một nghị viện duy nhất. Bản báo cáo này cũng đưa ra ý kiến rằng nếu như các thuộc địa được giao cho quyền tự trị giống như nhân dân nước Anh, họ sẽ trở nên trung thành hơn là không có tự do. Ông cũng tiên đoán khả năng hợp nhất của tất cả các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ. Ông đã không sống để chứng kiến những hành động xuất phát từ bản báo cáo này, vì trong vòng một năm ông đã ngã bệnh và chết.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2095-02-633492111919218750/Lich-su/Canada-Thuong-va-Canada-ha.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận