Tài liệu: Chống tiếng ồn như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Càng ngày, chúng ta càng bị tiếng động xung quanh gây hại tới sức khỏe và ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi. Cần phải khống chế được tiếng ồn, tránh và hạn chế nó. Tiếng ồn
Chống tiếng ồn như thế nào?

Nội dung

Chống tiếng ồn như thế nào?

Càng ngày, chúng ta càng bị tiếng động xung quanh gây hại tới sức khỏe và ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi. Cần phải khống chế được tiếng ồn, tránh và hạn chế nó. Tiếng ồn gây nguy hiểm nếu đó là những tiếng động mạnh, dữ dội, vang gần, liên tục hoặc từng đợt.

Tai nhạy cảm với những tiếng động rất nhỏ, có cường độ đo bằng decibel. Tiếng động có thể gây giật mình khi cường độ vượt quá 120 decibel, chẳng hạn như tiếng sấm. Giữa những cường độ đó, tiếng động trong cuộc sống cũng kích thích đôi tai của chúng ta: sự đi lại trên đường (khoảng 40 đến 60 decibel), tiếng búa hơi đóng cọc (110 decibel). Tất cả những tiếng động mạnh hoặc liên tục đều gây hại: gây điếc nếu quá nhiều (theo từng thời kỳ và không chữa khỏi), mất ổn định thần kinh.

Ở nhiều nước, việc chống tiếng động là việc làm của chính phủ. Nó được thực thi bằng nhiều biện pháp: cấm dùng khoan gây tiếng ồn trong các khu dân cư trong đêm, thậm chí cả ban ngày, bắt buộc đặt ống giảm thanh ở bộ phận xả khí của các động cơ, cấm máy bay bay qua một số khu dân cư... Những người làm nghề nhiều tiếng ồn như nghề cơ khí, làm chảo, đinh, khoan khí nén thường hay bị mắc bệnh nghề nghiệp như bệnh điếc. Do vậy họ phải được đền bù bằng phụ cấp độc hại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2516-26-633549308077812500/Y-te-va-suc-khoe/Chong-tieng-on-nhu-the-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận