Chữ cái Etrusca
Thời điểm: thế kỷ 8 – thế kỷ 1 tr.CN
Địa điểm: Ý
Thậm chí ngày nay, chín mươi phần trăm công chúng có học thức đều tin chắc rằng tiếng Etrusca hoàn toàn không thể giải mã. Sự tin tưởng này được báo chí hưởng ứng và lặp đi lặp lại trong đa số các sách giáo khoa, thậm chí đã lỗi thời hơn hai thế kỷ.
MASSIMO PALLOTTINO, 1975
Người Etruscan, và quê hương Etruria của họ (Tuscany ngày nay), đã thu hút trí tưởng tượng của người Châu Âu từ thời La Mã. Trong thời Phục hưng, Cosimo de’ Medici, đại công tước xứ Tuscany, được (người viết tiểu sử của ông Vasari) phân vai làm vua xứ Etrusca (by his biographer Vasari) Lars Porsenna đầy thi vị, sau cuộc phát hiện tưởng tượng ngôi mộ của nhà vua cổ đại ở Chiusi. Trong thế kỷ 20, D.H. Lawrence đưa vào phần lớn thi vị sau cùng của ông với trí tưởng tượng lấy từ nhiều người trong gia đình vào trong lăng mộ Etrusca. “Cây long đởm đến với tôi, hãy cho tôi một ngọn đuốc! Với ánh đuốc màu xanh, hình chữ chi từ hoa này, hãy để tôi tự mình dẫn đường xuống các bậc thang ngày càng tăm tối... đến tận nơi mà Persephone đã đi qua”.
Trong lịch sử ngôn ngữ, không còn nghi ngờ gì nữa, người Etrusca được quan tâm và đóng vai trò quan trọng. Họ phỏng theo bảng chữ cái của Hy Lạp, họ bổ sung và chuyển sang người La Mã, qua người La Mã bảng chữ cái đến phần Châu Âu còn lại. Nhưng ngôn ngữ nói của họ đã biến mất từ lâu, lâu đến mức chúng ta chỉ có thể thuật lại từ việc tái hiện dựa trên văn khắc của họ, vốn không hề có bất kỳ nét tương đồng với các ngôn ngữ Châu Âu. Hoàn toàn bằng sự đối chiếu từ Etrusca với chữ số tương đương trong tiếng Latin, Hy Lạp và Sanskrit, chúng ta nhận thấy tiếng Etrusca không phải là một ngôn ngữ Ấn-Âu:
Người Etruscan học bảng chữ cái Hy Lạp từ thực dân Hy Lạp định cư ở Ý khoảng 775 tr. CN ở Pithekoussai (Ischia ngày nay). Họ viết chữ có hình dạng chữ cái “mô hình”, rất có tiếng tăm vì được khắc trên nhiều đồ vật nhiều di chỉ. Trong thực tế, không phải tất cả các chữ cái sử dụng từ ngôn ngữ Etrusca đều không có các ký hiệu đối với các điểm dừng phát âm b, d, g, và nguyên âm o, vì thế các nhà văn Etrusca không dùng những ký hiệu Hy Lạp này và họ tạo cho chữ gamma trong tiếng Hy Lạp ( ( hay ), giá trị ngữ âm k (thay vì g trong tiếng Hy Lạp). Điều này có nghĩa rằng ba ký hiệu trong tiếng Etrusca được sử dụng để viết k (như trong “think” tiếng Anh): trước a (ka), trước e và I (ce, ci), trước u (qu). (Lúc đầu cách phát âm trong tiếng Latin phỏng theo hệ thống - tương tự nhưng vì tiếng Latin - không như tiếng Etrusca, có – âm g, chữ Latinh đầu tiên ''C'' có thể phát âm hoặc là k - như trong từ Caesar phát âm như Kaiser - hoặc là g - như trong từ Carus phát âm thành Gaius, sau này người La Mã đưa ra một chữ mới G để cho cách phân biệt ngữ âm này rõ ràng).
Một lọ hoa hay lọ mực Etrusca có hình dáng một con gà trống, k. 600 tr. CN, khắc chữ cái ''mô hình'' vay mượn từ - chữ cái Hy Lạp.
Mặc dù người ta biết đến khoảng 13.000 chữ khắc Etrusca, khoảng 4.000 trong số này là graf-fiti (chữ viết, hình vẽ trên tường), đại đa số còn lại khoảng 9.000 chữ khắc đều ngắn, phần lớn là văn bia chỉ toàn có tên - tên cha, đôi khi tên mẹ, họ của người quá cố, nếu người quá cố là phái nữ, có lẽ có thêm tên chồng và số con - có thể do một viên chức có tuổi đảm nhiệm việc ghi tên, với các từ theo công thức. Đọc những chữ này không khó, chỉ bằng cách thay thế các giá trị ngữ âm của chữ, như thường làm từ thế kỷ 18 trở về trước - nhưng đúng ra giống như việc cố gắng học một thứ tiếng chỉ bằng cách đọc trên mộ chí.
Những gì còn thiếu là một văn bản quan trọng song ngữ, có nội dung khác. Năm 1964, ba phiến vàng phát hiện ở Pyrgi, hải cảng Caere (Cerveteri ngày nay), tất cả đều là văn khắc song ngữ quan trọng nhất trong tập sao lục tiếng Etrusca. Một tấm tắc viết bằng tiếng Phoenicia, hai tấm lắc kia viết bằng tiếng Etrusca, trong đó tấm tắc dài hơn có 36 hay 37 từ, nhưng các chữ khắc Phoenicia và Etrusca đều không dịch đối chiếu từng từ một: các phiến Pyrgi đúng ra là một văn khắc “giống như song ngữ” hơn là một văn khắc thực sự. Cả hai đều ghi lại cùng sự kiện - do nhà vua Thefarie Velianas đề tặng một nơi thờ phụng trong năm thứ ba ông trị vì và có lẽ tặng pho tượng cho nữ thần Phoenicia tên Astarte, hay Ishtar, ở đây được đồng nhất với nữ thần của người Etrusca tên Uni - nhưng họ làm như thế trong nhiều cách khác nhau đáng kể. Ở phần cuối, “ci”, nghĩa bà “ba”, là một từ mới trong tiếng Etrusca thấy xuất hiện trong tấm lắc Pyrgi. Trong chữ khắc gần đây nhất được phát hiện trong thập niên 1990 cũng cho thấy đúng như thế, Tabula Cortonensis, gồm 200 tờ hầu hết đều là tên (như Laris Celatina Lausa): tờ mới duy nhất thấy xuất hiện có vẻ như có nghĩa là “hồ”.
Tấm lắc vàng ở Pyrgi, k. 500 tr. CN. Tấm lắc bên trái viết bằng tiếng Phoenicia, tấm bên phải bằng chữ viết Hy Lạp/Etrusca. Người Hy Lạp vay mượn nguyên tắc chữ cái từ người Phoenician sau đó trao cho người Etrusca, bổ sung thêm nhiều chữ (hình vẽ bên dưới).
Vì thế chữ viết Etrusca không khó hiểu, trong khi ngôn ngữ Etrusca thì chắc chắn là bí ẩn. Bất kể nhiều hỗ trợ khác trong việc giải mã chẳng hạn như nghệ thuật Etrusca và chữ khắc Latinh, tổng số từ vựng của chúng ta biết trong tiếng Etrusca chỉ khoảng 250 từ nhưng không phải đều biết nghĩa chắc chắn, chúng ta hiểu về ngữ pháp cực kỳ chắp vá, vì tính chất hạn chế của chữ khắc, về cú pháp tiếng Etrusca biết được rất ít vì không có tác phẩm văn học nào còn sót lại. Dù sao, sự hiểu biết về mỗi yếu tố chắc chắn sẽ tăng dần qua mỗi thập niên.