Tài liệu: Nguồn gốc bảng chữ cái

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu nguồn gốc của chữ viết hoàn toàn bí hiểm, thì sự khó hiểu của chữ cái đầu tiên thậm chí còn phức tạp hơn nhiều.
Nguồn gốc bảng chữ cái

Nội dung

Nguồn gốc bảng chữ cái

Thời điểm: đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr. CN

Địa điểm: Ai Cập hoặc Palestine

Con người luôn hiếu kỳ muốn biết chữ cái bắt đầu từ bao giờ. Herodotus, “cha đẻ môn lịch sử, nói rằng người Phoenicia đã đến Hy Lạp cùng với một người tên Kadmos. Ở đó, họ giới thiệu chữ viết và các môn nghệ thuật khác.

JOSEPH NAVEH, 1975

Nếu nguồn gốc của chữ viết hoàn toàn bí hiểm, thì sự khó hiểu của chữ cái đầu tiên thậm chí còn phức tạp hơn nhiều. Chữ cái đến với thế giới hiện đại thông qua người Hy Lạp cổ đại là chuyện ai cũng biết - bảng chữ cái bằng từ dĩ nghiên phát xuất từ hai chữ cái đầu tiên của Hy Lạp, alpha và beta, nhưng chúng ta không có khái niệm rõ ràng về việc chữ cái xuất hiện ở Hy Lạp khi nào và ra sao, người Hy Lạp nghĩ gì khi thêm các chữ tượng trưng cho nguyên âm cũng như phụ âm, và bằng cách nào, thậm chí cơ bản hơn, khái niệm về chữ cái đầu tiên xuất hiện đối với cái xã hội tiền-Hy Lạp ở cực đông của Địa Trung Hải trong thiên niên kỷ 2 tr. CN.

Nhiều học giả đã dành trọn đời mình để giải các câu hỏi này, nhưng chứng cứ quá ít ỏi đến mức không thể rút ra kết luận. Có phải bảng chữ cái phát triển từ chữ viết của Mesopotamia (chữ hình nêm), Ai Cập (chữ tượng hình) và đảo Crete (Nét vẽ A và B) - hay bảng chữ cái do một cá nhân vô danh đưa ra trong ''chớp nhoáng''? Và tại sao lại nghĩ bảng chữ cái là cần thiết? Có phải là do kết quả cấp bách thương mại như mọi người thường nghĩ hay không? Nói cách khác, việc buôn bán cần một phương tiện để ghi lại các giao dịch, đơn giản, nhanh chóng hơn chữ hình nêm Babylon hay chữ tượng hình Ai Cập, và cũng là một cách thuận tiện để viết mớ ngôn ngữ hỗn độn ở các đế quốc khác nhau và các nhóm buôn bán với nhau quanh Địa Trung Hải? Nếu thế, sau đó thật ngạc nhiên khi không có chứng cứ nào về thương mại trong văn khắc bằng chữ cái đầu tiên ở Hy Lạp. Cân nhắc này cũng như nhiều nghiên cứu khác đã khiến một số học giả phải thừa nhận với nhiều tranh cãi rằng chữ cái Hy Lạp được nghĩ ra để ghi lại sử thi khẩu truyền của Homer trong thế kỷ 8 tr. CN.

Quê hương của nhiều ngôn ngữ: Trung Đông nơi ra đời bảng chữ cái k. 1500 tr. CN.

Từ truyện thần thoại đến nghiên cứu

Không có chứng cứ, giai thoại và truyện thần thoại đầy ắp sự vô nghĩa. Trẻ em thường được nhắc đến như những nhà phát minh chữ cái, vì chúng không hề nhận thức trước và đầu tư vào các chữ viết hiện có của người lớn. Một khả năng có thể là có một cậu bé thông minh người Canaanite, bắc Syria, được dạy chữ hình nêm, đã nảy ra ý nghĩ tạo ra một số ký hiệu tượng trưng cho từng phụ âm như trong chữ tượng hình Ai Cập và nghĩ ra các ký hiệu mới để phát âm phụ âm cơ bản trong tiếng Semite của cậu. Có lẽ cậu bé viết lúc đầu vẽ nguệch ngoạc lên lớp bụi ở một số con đường thời cổ: một phác họa đơn giản về căn nhà, “beth” (chữ “bẹt” trong “bảng chữ cái”) của tiếng Semite, trở thành ký hiệu cho chữ “b”. Trong thời đại của riêng chúng ta, cô bé vai chính của Rudyard Kipling trong How The Alphabet Was Made, tên Taffimai, thiết kế những điều mà cô gọi là “tiếng động-hình ảnh”. Chữ A là hình ảnh của một con cá chép mở to miệng, chữ này Taffimai nói với bố hãy nhìn miệng cô khi cô phát ra âm ah. Chữ O hợp với hình quả trứng hay hòn đá và trông giống miệng bố cô khi phát ra âm oh. Chữ S thể hiện con rắn, tượng trưng cho tiếng huýt sáo của rắn. Trong một cách khá gượng gạo, Taffimai đã tạo ra toàn bộ bảng chữ cái.

Souk này nay Aleppo, Syria. Có phải chữ cái phát triển do nhu cầu phải buôn bán giữa các nhà nước phải hiệu quả hơn, mặc cả và ghi chép sổ sách bằng nhiều thứ tiếng trong các khu chợ thuộc Palestine cổ đại, Lebanon và Syria hay không?

Sự ra đời của bảng chữ cái theo Rudyard Kipling (xem nói dung)

Muốn dẫn chứng một nhà thơ nổi tiếng hơn, William Blake viết trong Jerusalem: “Lạy Chúa... trong hang động đáng kính sợ của Sinai? Hãy ban cho Loài người nghệ thuật viết chữ tuyệt vời”. Tượng nhân sư nhỏ trong Viện bảo tàng Anh, có thời có vẻ như chứng tỏ rằng Blake đúng, ít nhất khi nói về nguồn gốc của bảng chữ cái. Tượng nhân sư do nhà Ai Cập học huân tước Flinders Petrie tìm thấy năm 1905 ở Serabit el-Khadim, bán đảo Sinai, một nơi hoang vắng cách biệt với nền văn minh. Ông đang khai quật một số mỏ đá ngọc lam lâu đời đã hoạt động từ thời Ai Cập cổ đại. Petrie xác định tượng nhân sư có niên đại khoảng giữa thế kỷ 18, ngày nay tượng này được cho rằng khoảng 1.500 tr. CN. Một bên tượng là chữ khắc kỳ lạ. Bên kia và giữa cái móng, cũng có chữ khắc cùng loại, cộng với chữ tượng hình Ai Cập, có nghĩa: “Hathor yêu dấu, tình nhân của đá ngọc lam”. Vẫn còn nhiều chữ khắc trên đá khác trong khu vực hẻo lánh này như các tảng đá này:

Petrie đoán rằng chữ này có lẽ là bảng chữ cái, vì chưa đến 30 ký hiệu (khác với chữ văn bản), ông nghĩ các ngôn ngữ này có lẽ gốc Semite, vì ông biết người Semite từ Canaan đến - Israel và Lebanon ngày nay - làm việc trong các khu mỏ này, trong nhiều trường hợp họ là nô lệ. Mười năm sau, một nhà Ai Cập học khác huân tước Alan Gardiner nghiên cứu ký hiệu “Sinai nguyên thủy” và nhận thấy nét tương đồng với chữ tượng hình Ai Cập. Lúc này Gardiner mới đặt tên cho mỗi ký hiệu bằng từ Semite tương đương với ý nghĩa của ký hiệu bằng tiếng Ai Cập (từ Semit được biết từ sự uyên bác Kinh Thánh):

Các tên Semite này giống như tên gọi các chữ trong bảng chữ cái Hebrew - một thực tế không làm Gardiner ngạc nhiên, vì ông hiểu rằng người Hebrew đã sống ở Canaan vào cuối thiên niên kỷ 2 tr. CN. Nhưng trong lúc tên giống nhau, thì hình dạng chữ Hebrew lại khác ký hiệu Sinai nguyên thủy, cho thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa chúng không thể là liên hệ trực tiếp.

Câu Đố của băng chữ cái ban đầu. Tượng nhân sư này, tìm thấy ở Sinai năm 1905, có nhiều ký hiệu Sinai nguyên thủy liên quan đến chữ tượng hình Ai Cập có vẻ như là bảng chữ cái đầu tiên. Các ký hiệu bị những người thợ mỏ Semite đến từ Canaan làm trầy xước. Có phải bảng chữ cái được thai nghén ở Ai Cập hay Palestine?

Giả thuyết của Gardiner giúp ông có thể dịch một trong số các văn khắc trên tượng nhân sư ở Serabit el-Khadim:

Trong bản phiên âm tiếng Anh, nhóm này có nghĩa là “Baalat”, các nguyên âm được giải thích rõ ràng. Tiếng Hebrew và các chữ viết Semite khác không biểu thị nguyên âm, người đọc đoán nguyên âm do kiến thức ngôn ngữ của riêng mình. Cách giải thích của Gardiner rất có nghĩa: “Baalat” có nghĩa là “Thiếu nữ”, và được xem là tên bằng tiếng Semite của nữ thần Hathor trong vùng Sinai. Vì chữ khắc trên tượng nhân sư có vẻ là song ngữ. Thật không may, không có cách giải mã nào khác chứng minh có thể trụ vữa, phần lớn là do thiếu tư liệu và thực tế có nhiều ký hiệu Sinai nguyên thủy không có chữ tượng hình tương đương. Hy vọng của giới học giả tìm ra câu truyện sách Xuất Ai Cập trong các vết trầy xước này xem như kết thúc. Dù sao, hoàn toàn có thể cho rằng một chữ viết tương tự với chữ viết Sinai nguyên thủy do Moses dùng để viết Mười điều răn trên phiến đá.

Chúng ta vẫn chưa rõ liệu phỏng đoán của Gardiner trong năm 1916 có đúng hay không, mặc dù có vẻ rất thuyết phục. Trong nhiều thập niên sau khi Petrie phát hiện ở Sinai, thì chữ khắc được đưa vào “sự liên hệ mất tích” giữa chữ tượng hình Ai Cập và chữ cái được chứng thực đầu tiên. (Những chữ này thuộc về Ugarit, Ras Shamra ngày nay trên bờ biển Syria, nơi đây đã sử dụng một bảng chữ cái hình nêm có 30 ký hiệu trong thế kỷ 14 tr. CN, và đối với người Phoenicia ở Canaan trong thiên niên kỷ 2 đã sử dụng 22 chữ phụ âm). Nhưng tại sao các người thợ mỏ tầm thường – và có lẽ và mù chữ - ở vùng Sinai xa xôi hẻo lánh lại tạo ra bảng chữ cái? Thoạt nhìn, có vẻ như họ chắc chắn không phải là người phát minh. Những cuộc phát hiện sau đó ở Lebanon và Israel đã và đang chứng minh rằng giả thuyết tiếng Sinai của bảng chữ cái là một hư cấu trữ tình. Các chữ khắc này, có niên đại trong thế kỷ 17 và 16 tr. CN, cho thấy lúc đó cư dân sống ở Canaan là người phát minh ra bảng chữ cái là hợp lý. Họ là thương nhân quốc tế ở ngã tư đường giữa Ai Cập, Hittite, Babylon và đảo Crete, họ không hòa hợp với một hệ thống chữ viết hiện hành, họ cần một chữ viết dễ học, viết nhanh và rõ ràng. Mặc dù không chứng minh, nhưng có lẽ người Canaan (nguyên thủy) là người đầu tiên sử dụng bảng chữ cái.

Có phải là chữ viết bằng chữ cái đầu tiên của thế giới? Một câu khắc ở Wadi el-Hol, Ai Cập, k. 1900-1800 tr. CN.

Chứng cứ mới từ Ai Cập

Thế nhưng, thời gian rất gần đây, hình ảnh trở nên phức tạp bằng những cuộc khám phá mới ở chính Ai Cập cổ đại, và phiên bản xét lại giả thuyết Gardiner lúc này lại có vẻ thuyết phục. Năm 1999, một nhà khảo cổ ở đại học Yale, John Coleman Darnell, cùng phu nhân Deborah, tuyên bố họ đã tìm ra chứng cứ về những gì cho là chữ viết theo bảng chữ cái ở Wadi el-Hol, tây Thebes, trong lúc đang khảo sát các tuyến đường du lịch cổ đại ở miền nam sa mạc Ai Cập. Niên đại của chữ khắc này k. 1900-1800 tr. CN, lâu hơn chữ khắc ở Lebanon và Israel, và có lẽ đây là chữ viết theo bảng chữ cái được xem là lâu đời nhất.

Hai đoạn chữ khắc ngắn viết bằng chữ Semite, theo các chuyên gia, chữ có lẽ được phát triển theo hình dạng bán-chữ thảo của chữ viết Ai Cập. Người viết phải là một thư ký cùng tháp tùng một đoàn thương nhân (có nhiều thương nhân như thế buôn bán với pharaoh). Nếu giả thuyết này là sự thật thì có vẻ như khái niệm về bảng chữ cái xét cho cùng được chữ tượng hình Ai Cập truyền cảm hứng và được phát minh tại Ai Cập chứ không phải ở Palestine. Nhưng chứng cứ mới chắc chắn không mang tính quyết định, công việc tìm kiếm văn khắc vẫn tiếp diễn. Bí ẩn nguồn gốc bảng chữ cái vẫn chưa được giải quyết.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4330-02-633766133246718750/Chu-viet-thoi-Co-dai--chu-viet-chua-giai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận