Tài liệu: Chữ viết Indus

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền văn minh thung lũng sông Ấn bị biến mất ngay cả thời điểm của Alexander đại đế.
Chữ viết Indus

Nội dung

Chữ viết Indus

Thời điểm: 2500 – 1900 tr. CN

Địa điểm: Pakistan/Ấn Độ

Trong điều kiện thuận lợi nhất, không có gì phóng đại khi mô tả [dấu ấn của thung lũng sông ấn] là một tuyệt tác của chủ nghĩa hiện thực được kiềm chế, với một sức mạnh khác thường theo nghĩa vượt mọi tỷ lệ về quy mô và trong một bối cảnh khác hoàn toàn có liên quan.

NAM TƯỚC MORTIMER WHEELER, 1953

Nền văn minh thung lũng sông Ấn bị biến mất ngay cả thời điểm của Alexander đại đế. Khi sứ thần đại đế Aristoboulos tham quan khu vực này năm 326 tr. CN, ông nhận thấy một “đất nước bị hoang phế, có hơn một ngàn thị trấn và thôn làng hiu quạnh sau khi sông Ấn đổi dòng chảy”. Trong hơn 2.000 năm người ta không đề cập trong sử sách. Vào đầu thập niên 1920, một nhà khảo cổ Ấn Độ trên đường tìm kiếm các cột chiến thắng đã biến mất do Alexander dựng lên khi rút khỏi Ấn Độ, tình cờ gặp một gò đổ nát vô cùng quan trọng ở Mohenjo-daro (ngày nay thuộc tỉnh Sind của Pakistan). Khám phá của ông, và một khám phá tương tự cách đó 560 km (350 dặm) ở Harappa, cũng thuộc Pakistan ngày nay, làm tăng gấp đôi niên đại của nền văn minh ở Ấn Độ - thay đổi từ các câu khắc của đế quốc Ashoka năm 250 tr. CN thành 2500 tr. CN. Ngay lập tức, một nhóm khảo cổ do nam tước John Marshall, tổng giám đốc cơ quan khảo sát khảo cổ Ấn Độ, lãnh đạo, bắt đầu khai quật ở cả hai địa điểm.

Hơn tám thập niên qua, họ cùng những người kế vị đã phát hiện khoảng 1.500 di chỉ thuộc nền văn minh thung lũng sông Ấn ở Pakistan và tây bắc Ấn Độ, bao phủ một khu vực có diện tích khoảng 1/4 diện tích Châu Âu, lớn hơn cả hai đế quốc Ai Cập và Mesopotamia cổ đại vào thiên niên kỷ 3 tr. CN cộng lại. Hầu hết di chỉ đều là làng mạc, nhưng có năm thành phố lớn. Ở đỉnh cao của nền văn minh sông Ấn, từ 2500 đến khoảng 1900 tr. CN, Mohenjo-daro và Harappa có thể sánh với các thành phố như Memphis ở Ai Cập và Ur ở Mesopotamia. Chúng không có kim tự tháp, cung điện, đền đài, tượng, huyệt mộ và kho vàng đồ sộ, nhưng đường sá quy hoạch, hệ thống thoát nước tiên tiến khiến các thành phố quy hoạch vào thế kỷ 20 sau CN phải hổ thẹn, một số đồ trang hoàng - chẳng hạn như hạt carnelian dài, có khoan lỗ tìm thấy ngoài ruộng xa tận nghĩa trang hoàng gia thành Ur - báu vật sánh với các pharaoh về tinh vi kỹ thuật và vẻ yêu kiều.

Nhưng phải hiểu sự tiến bộ này trong bối cảnh cư dân thung lũng sông Ấn sinh sống ra sao để làm sáng tỏ thực tế đang gây trở ngại cho chúng ta khi chúng ta chỉ nghiên cứu cách họ suy nghĩ-bởi lẽ chữ viết của họ vẫn chưa giải mã được. Không giống chữ tượng hình Ai Cập và chữ hình nêm Mesopotamia, chữ viết sông Ấn không xuất hiện trên vách tường, lăng mộ, tượng, bia đá, phiến đất sét, giấy cói và sách chép tay, mà chỉ xuất hiện trên đá triện đóng dấu, đồ gốm, phiến đồng, đồ dùng mạ đồng, các que xương và ngà, tìm thấy rải rác trong các công trình xây dựng và đường phố ở Mohenjo-daro, Harappa và nhiều khu định cư đô thị khác. (Chắc chắn chữ viết này viết trên các vật liệu dễ hỏng chẳng hạn như trên lá cọ vốn thường dùng để viết theo truyền thống Ấn Độ). Đá triện đóng dấu chiếm số lượng nhiều nhất trong số chữ khắc, nổi tiếng về nét trang nhã và kiểu dáng chạm trổ độc đáo. Một khi nhìn thấy, bạn không thể nào quên.

Nhà tắm lớn ở Mohenjo-daro, một trong hai thành phố lớn của nền văn minh thung lũng sông Ấn.

Di chỉ của nền văn minh thung lũng sông Ấn chiếm diện tích bằng ¼ diện tích Châu Âu.

Người ta biết được khoảng 3700 đồ vật có khắc chữ, 60% trong số này là con dấu, nhưng 40% còn lại là chữ khắc phó bản, vì thế số bản khắc tổng cộng cần phải giải mã không nhiều như ta nghĩ. Thập niên 1990 phát hiện được nhiều hơn, nhưng không phải là tập sao lục phong phú, nhất là các chữ khắc được rút ngắn dễ trêu ngươi: trung bình trong một dòng chưa đến bốn chữ, trong một văn bản chưa đến năm dòng, dòng dài nhất chỉ có 26 chữ, chia thành ba mặt của một hình lăng trụ bằng đất nung. Ngoài chữ ra, có nhiều tảng đá đóng dấu được chạm khắc chìm hình động vật. Nói chung dễ nhận biết số động vật này - tê giác, voi, hổ, trâu, bò u, chẳng hạn (mặc dù điều lạ là không thấy khỉ, công hay rắn hổ mang) - nhưng một số kỳ quái và hão huyền, trong đó có một động vật một sừng (một sinh vật trong truyền thuyết xuất phát ở Ấn Độ). Nhiều hình vẽ theo thuyết hình người không nhận dạng được, đôi lúc đặt trong tư thế ngồi thiền, có thể là nam hay nữ thần. Nhiều học giả khác nhau, bắt đầu là Marshall, vì thế cho rằng một số hình này là tiền thân của các vị thần trong đạo Hindu được mô tả lần đầu tiên trong hai thiên niên kỷ sau trong các văn bản bằng tiếng Sanskrit, một hình ảnh đặc biệt được Marshall gán tên là “Shiva nguyên thủy”.

“Shiva nguyên thủy”: dấu triện sông Ấn này có thể là tiền thân của vị thần Shiva trong đạo Hindu sau này.

Chứng cứ qua ký hiệu

Có hơn hàng trăm lần cố gắng giải mã chữ viết sông Ấn, nhưng mặc dù tiến hành các công việc quan trọng như tập hợp, phân loại và xuất bản tất cả các chữ khắc, nhất là công trình của Asko Parpola, một học giả hàng đầu về chữ viết sông ấn, nhưng việc giải mã không có sự thống nhất chung. Hầu hết các nỗ lực đều khác nhau về cơ bản - có người ví ký hiệu sông Ấn với chữ tượng hình Ai Cập, trong khi người khác ví với chữ viết rongorongo trên đảo Easter - hầu như không có cơ sở chung.

Tất cả phải chắc chắn, hay ít nhất càng cao càng tốt, là đọc và viết theo chiều nào, số lượng ký hiệu tương đối trong hệ thống chữ viết, sự nhận dạng một số chữ số, và thực tế một số văn bản có thể phân mảnh hiểu theo từng chữ. Một suy luận ban đầu quan trọng là dấu triện được đọc như thế nào, không phải dấu chạm chìm (trong đó chữ khắc ngược). Ở đây phải chắc chắn, vì số con dấu nhiều hơn dấu triện, và nhiều con dấu hầu như nguyên vẹn cho thấy chúng không được sử dụng nhưng được mang đi nhiều, có lẽ như “thẻ” chứng minh hay thậm chí là một loại bùa. Chúng ta biết phải hiểu nghĩa của chính dấu triện bởi lẽ chúng ta có thể so sánh các chuỗi ký hiệu và hướng ký hiệu trên dấu triện với cùng chuỗi trong chữ khắc có nghĩa là phải đọc theo chiều thẳng, chẳng hạn những ký hiệu viết trên graffito (hình vẽ, chữ viết) trên đồ gốm và trên dụng cụ bằng kim loại. Nói chung, chúng phù hợp. Hình ảnh trên con dấu được thể hiện ở đây tất cả đều là dấu triện.

Cũng như về chiều viết, chứng cứ có căn cứ nhất là khoảng cách giữa các chữ khắc. Nếu một văn bản bắt đầu từ mép bên phải rồi chừa một khoảng cách bên trái, có thể giả định viết từ phải sang trái. Và nếu cho thấy có sự khó đọc các ký hiệu bên mép trái, thì cũng kết luận viết từ phải sang trái. Trong trường hợp con dấu, người đọc thường bắt đầu ở góc phải trên cùng, xoay dấu triện theo chiều kim đồng hồ 90 độ hai lần, và phần mép thứ ba, tất cả mép thứ tư chừa trống. Chiều viết tiếng sông ấn thông thường từ phải sang trái trong dấu triện.

Bằng chứng chiều viết chữ sông Ấn. Hai dấu triện này đọc từ phải sang trái (xem văn bản).

Con số các ký hiệu được mọi người chấp nhận là 425 ± 25. Đây là con số rất đáng kể, quá nhiều đối với bảng ký hiệu âm tiết trong đó các ký hiệu cơ bản có ngữ âm, tượng trưng cho âm tiết như nét vẽ B, và quá ít đối với chữ theo dấu tốc ký như tiếng Hoa, trong đó có đến vài ngàn nét, mỗi nét tượng trưng cho một từ hay một khái niệm trong ngôn ngữ Trung Hoa.

Đối chiếu gần nhất có lẽ là chữ tượng hình Hittite, có khoảng 500 ký hiệu, và chữ hình nêm Sumeria có lẽ 600+ ký hiệu. Vì thế hầu hết các học giả cho rằng chữ viết sông Ấn là loại chữ viết âm tiết theo dấu tốc ký như các chữ viết Tây Á đương đại, mặc dù không có sự tiến bộ nào trong việc nhận dạng ký hiệu đối với các âm tiết ngữ âm.

Ngôn ngữ nào?

Muốn xác định điều này đòi hỏi phải có kiến thức về các ngôn ngữ sử dụng trong nền văn minh thung lũng sông ấn - và có lẽ viết bằng chữ khắc. Nếu chúng ta loại bỏ khả năng có thể rằng ngôn ngữ này không liên quan đến bất cứ ngôn ngữ khác (một giả định hợp lý ở tiểu lục địa Ấn Độ nơi sự tiếp nối văn hóa đặc biệt mạnh), có hai ứng viên nặng ký xem là ngôn ngữ có quan hệ: Ấn-Aryan nguyên thủy (Sanskrit) và Dravidia nguyên thủy, nghĩa là tổ tiên của hai họ ngôn ngữ chính ở bắc và nam Ấn Độ. (Sanskrit, ngôn ngữ Ấn-Aryan chính, là ngôn ngữ gốc của hầu hết các ngôn ngữ hiện đại ở bắc Ấn Độ).

Về địa lý, ngôn ngữ Ấn-Aryan nguyên thủy có lợi thế hơn Dravidia, vì những người nói tiếng Dravidia ngày nay hầu hết đều sống miền nam ấn, cách xa khu vực thung lũng sông ấn. Nhưng tiếng Dravidia nguyên thủy được chiếu cố vì lý do lịch sử bởi lẽ “những cuộc xâm chiếm” Ấn-Aryan ở miền bắc Ấn Độ được cho là có niên đại thiên niên kỷ 2 tr. CN - sau khi nền văn minh sông Ấn biến mất. Để củng cố cho giả thuyết này, vẫn còn tồn tại nhiều nhóm ngôn ngữ Dravidia ở bắc Ấn, một trong số này là tiếng Brahui, có khoảng 300.000 dân “du mục” sử dụng ở Baluchistan (tây Paki-stan), rất gần với thung lũng sông Ấn. Những người nói tiếng Dravidia này có lẽ là phần còn lại của một nền văn hóa Dravidia khi xưa phát triển ở bắc Ấn rồi bị người  Ấn-Aryan nhận chìm. Giả thuyết Dravidia nguyên thủy vì thế được đa số các học giả ủng hộ. Họ đang tìm các mối liên kết hợp lý giữa ý nghĩa các từ trong các ngôn ngữ Dravidia ban đầu như Tamil, Telugu, Malayalam và Kannada cổ chẳng hạn, cũng như các hình ảnh, ký hiệu biểu tượng và sự mô tả qua tranh tượng của các con dấu sông Ấn với các đồ vật có chữ khắc khác, với sự hỗ trợ của chứng cứ khảo cổ về chứng cứ văn hóa và khảo cổ của nền văn minh sông Ấn, về nền văn minh và niềm tin tôn giáo Dravidia. Phương pháp về bản chất mang tính suy đoán nhưng một số ''giải mã'' của các ký hiệu cho thấy rất hấp dẫn, một ngày nào đó sẽ làm sáng tỏ những chữ khắc này.

Hai họ ngôn ngữ chính của tiểu lực địa Ấn Độ: Ấn-Aryan (vùn màu trắng) và Dravidia (kể cả Brahui).

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4330-02-633766131981875000/Chu-viet-thoi-Co-dai--chu-viet-chua-giai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận