Tài liệu: Chữ viết thời Cổ đại & chữ viết chưa giải mã

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Ngày nay, hầu hết chúng ta đều công nhận, học cách viết chữ trong nhà trường, cách cầm bút hay vị trí ngón tay trên bàn phím máy vi tính mà không cần suy nghĩ gì về chữ viết.
Chữ viết thời Cổ đại & chữ viết chưa giải mã

Nội dung

Chữ viết thời Cổ đại & chữ viết chưa giải mã

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Ngày nay, hầu hết chúng ta đều công nhận, học cách viết chữ trong nhà trường, cách cầm bút hay vị trí ngón tay trên bàn phím máy vi tính mà không cần suy nghĩ gì về chữ viết. Chúng ta hiếm khi tạm dừng công việc để suy ngẫm các tiến trình vật lý và tâm lý phức tạp đã giúp chúng ta diễn đạt tư tưởng của mình bằng ký hiệu và con chữ, vì sự phát minh ra chữ viết cách đây ít nhất 5.000 năm có vẻ rất phi thường. Ngạc nhiên trước việc giải mã chữ viết cổ đại đã thu hút người không chuyên lẫn học giả nghiên cứu qua nhiều thế kỷ. Andrew Robinson sẽ đưa chúng ta vào cuộc hành trình tìm hiểu bí ẩn trong thế giới văn khắc và giải mã.

Chữ viết bắt đầu như thế nào? Robinson cho rằng chữ viết bắt đầu ở tây nam Á cùng với nghề kế toán và nhu cầu theo dõi các giao dịch thương mại phức tạp ngày càng tăng. Có lẽ những người thư ký đầu tiên sống ở Uruk, Mesopotamia. Hay có thể hình dung được chữ viết phát triển từ các dấu hiệu bằng đất sét nhún nhường, từ lâu được dùng để thống kê tải trọng của đoàn lữ hành. Có lẽ chúng ta không thể biết chắc chắn. Nhưng chúng ta biết rằng chữ viết là một phát minh rất thành công, sử dụng rộng rãi ở Mesopotamia và Ai Cập 3100 tr CN. Các chữ viết mới thường tạo thêm triển vọng mới cho nhân loại. Chữ viết tạo cho nhân loại có khả năng ghi chép các chi tiết dễ quên trong ký ức con người, một cách để nhắc con người các nhiệm vụ nên hoàn tất, ghi lại số hàng tồn kho và phân phát theo khẩu phần. Chữ viết cũng trở thành đơn vị tiền tệ trong ngành ngoại giao quốc tế, một chuyến xe chuyển tải lòng sùng đạo, giáo dục, tự diễn đạt, và hơn hết và quyền lực chính trị. Biết chữ là để truy cập thông tin, một sức mạnh thống trị con người. Văn phòng thư ký nhận được bổng lộc cao trong thời Ai Cập cổ đại, và cũng xứng đáng. Sự biết đọc, biết viết đưa truyền từ đời cha đến đời con, bắt đầu từ các nét chạm còn ngập ngừng vẽ trên mảnh gốm và đá nhỏ, sau đó trên giấy cói papyrus rồi đến giấy của Ai Cập cổ đại. Một quyển sách giáo khoa nài nỉ số học sinh đi học miễn cưỡng: “Trở thành thư ký, thân thể các em sẽ béo tốt, bàn tay các em sẽ mềm mại... Các em sẽ thăng tiến trong trang phục màu trắng, được trọng vọng, có nhiều cận thần chào hỏi”.

Hoa văn của Franks Casket, k. 700 sau CN mô tả câu truyện của Romulus và Remus. với câu khắc bằng chữ run phía trên và phía dưới.

Chữ viết đầu tiên có hình dạng chữ tượng hình - ký hiệu hoàn toàn không thích hợp khi thể hiện mọi từ loại hay các phần của từ. Như Robinson nêu rõ, chữ viết thực sự đầu tiên xuất hiện với việc khám phá hay phát minh nguyên tắc đố bằng hình vẽ, tạo ra các giá trị ngữ âm cho ký hiệu tượng hình. Trong khi quan điểm ủng hộ chữ viết đang phát triển rộng khắp, có vẻ như các chữ viết khác nhau được phát triển ở nhiều nơi riêng biệt và phát triển hoàn toàn độc lập ở Châu Mỹ.

Việc giải mã các chữ viết thời cổ đại đòi hỏi sự kiên nhẫn vô hạn, một đam mê với khả năng toán học rất nhiều, tỉ mỉ tìm tòi cộng với năng lực ngôn ngữ xuất sắc. Một số giải mã do cá nhân học giả tiến hành hay đơn thuần là các khám phá đặc biệt như đá Rosetta hay đá lớn của Behistun. Một số phải do cộng tác, mặc dù thường có cuộc chạy đua giải mã do thái độ cạnh tranh quyết liệt và mong muốn mình là người đầu tiên, cũng nhiều như tinh thần hợp tác. Người Pháp Jean-François Champollion giải mã chữ tượng hình Ai Cập năm 1823 nhờ vào kết quả của nhiều người trước Edward Hincks, Jules Oppert và Henry Rawlinson đã nghiên cứu chữ hình nêm ở Mesopotamia trên chiếc xe hai ngựa tandem, họ thường xuyên hội ý với nhau, mỗi người cùng giải một bí ẩn phức tạp. Công việc đồng đội tiếp tục trong thời kỳ hiện đại: việc giải mã nét khắc Maya được liệt vào hạng thành tựa khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20, và kết quả của sự cộng tác đầy cảm hứng giữa giới học giả sống trong nhiều quốc gia còn nghiên cứu phả hệ hoàng gia và niên lịch tôn giáo.

Nhiều năm nghiên cứu miệt mài dẫn đến việc giải mã thành công: sự kết hợp các cách nhìn xuất sắc, công việc phỏng đoán đầy cảm hứng và hoàn toàn gian khó. Câu truyện thành công của Champollion, Rawlinson, Michael Ventris và các nhà nghiên cứu Maya mọi người đều biết. Nhưng nhiều chữ cổ đại vẫn còn thách thức các nhà nghiên cứu bia khắc. Robinson mô tả bí ẩn bao quanh một số chữ viết quan trọng, nhưng ít người biết đến hơn. Ventris và nhiều người khác giải mã nét vẽ B trong thập niên 1950, nhưng nét vẽ A lâu đời hơn vẫn là bí ẩn, phần vì người ta không biết ngôn ngữ sử dụng là loại nào. Chữ viết sông Ấn trong nền văn minh Harappan vẫn còn bí hiểm, nhưng có thể viết bằng ngôn ngữ Dravidia nguyên thủy. Sau cùng các nhà nghiên cứu hiện đại cũng giải mã từ các ngôn ngữ Dravidia ban đầu. Chữ viết Etrusca được viết bằng một từ ngữ, chúng ta chỉ biết khoảng 250 từ của từ ngữ này. Phần lớn các tập sao lục đều lấy từ các mục ngắn khắc trên bia mộ, hầu như không phải là nguồn tư liệu đầy đủ nhất trong việc nghiên cứa một ngôn ngữ. Chữ viết tượng hình và chữ thảo của người Meroe vay mượn chữ viết Ai Cập, nhưng được gán là ngôn ngữ vô danh, không thể giải mã cho đến khi phát hiện có nhiều văn khắc song ngữ.

Các chữ viết Zapotec và Isthmia vùng Trung Mỹ vẫn chưa được giải mã, mặc dù có nét tương tự với chữ viết Maya và thực tế chúng ta chưa biết đây là ngôn ngữ gì, trong trường hợp này vấn đề là quá ít văn bản để nghiên cứu. Một số chữ viết khác, như các hòn đá ký hiệu Pictish và (có lẽ) ngôn ngữ Elamite nguyên thủy ở Iran cổ đại, không phải là những hệ thống chữ viết đầy đủ, trong khi các phiến gỗ rongorongo nổi tiếng trên đảo Easter không bao giờ giải mã được vì chữ viết trang nhã thường khó hiểu, vả lại hiện còn quá ít văn khắc. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được giới học giả và người không chuyên vẫn lao vào nghiên cứu.

Phần lớn câu khắc bằng tiếng Estruca còn sót lại là mộ chí trên phần mộ và công trình trên phần mộ, ngăn cản việc hải mã ngôn ngữ cơ bản cho dù có thể “đọc” được câu khắc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4330-02-633766130563593750/Chu-viet-thoi-Co-dai--chu-viet-chua-giai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận