Tài liệu: Phần mộ của Chúa Jésus

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhiều người tin ngay giữa Nhà thờ Nhà Mồ Thánh ở Jerusalem chính là ngôi mộ thật của Christ.
Phần mộ của Chúa Jésus

Nội dung

Phần mộ của Chúa Jésus

Thời điểm: thế kỷ 1 sau CN

Địa điểm: Jerusalem, Israel

Joseph tìm thấy xác, dùng khăn liệm bằng vải lanh bọc xác lại, rồi đặt vào trong ngôi mộ mới, do ông đẽo từ đá, rồi ông vần một tảng đá lớn đến lấp cửa vào phần mộ rồi ra đi.

PHÚC ÂM MATTHEW 27: 59-60

Nhiều người tin ngay giữa Nhà thờ Nhà Mồ Thánh ở Jerusalem chính là ngôi mộ thật của Christ. Tuy nhiên, nếu xét đến địa điểm mai táng chúa Jésus bị mất dấu trong hơn hai thế kỷ khi Jerusalem là một thành phố ngoại giáo, thì người ta có tin chắc ngôi mộ có chắc nằm yên ở đó hay không? Đầu thể kỷ 4 sau CN, Constantine, hoàng đế La Mã đầu tiên trở thành tín đồ Cơ Đốc giáo, tuyên bố đạo Cơ Đốc là tôn giáo nhà nước trong đế quốc. Năm 325 sau CN, sau Hội đồng Nicaea, ông yêu cầu Tổng giám mục Makarios ở Jerusalem tìm ngôi mộ Christ rồi xây một nhà thờ lớn phía trên. Tổng giám mục dường như biết chỗ rất chính xác - không hề do dự ông ra lệnh phá hủy ngôi đền La Mã đồ sộ do hoàng đế Hadrian xây trước đó 200 năm. Đền phần nền của ngôi đền, những người khai quật nhanh chóng phát hiện một ngôi mộ và cùng nhất trí cho rằng đây là nơi mà Joseph xứ Arimathea phải vội vã đặt thi hài của chúa Jésus trước khi bắt đầu lễ Sabbath về 300 trước. Thực ra đây có phải là phép màu dưới bàn tay của Chúa, hay có lẽ đây là truyền thuyết đưa Makarios đến ngay ngôi mộ? Hay còn một nguyên do khác?

Truyền thuyết Tin Mừng (Phúc Âm)

Phúc Âm kể cho chúng ta nghe chuyện người La Mã đã đóng đinh chúa Jésus ở một nơi hành quyết gần tường thành Jerusalem đến nỗi thường dân thường nghĩ tết về việc trừng phạt dành cho tội phạm. Đi khỏi góc tây bắc thành phố có một mô đá vôi malaki rắn vẫn được dùng để ốp bề mặt các công trình xây dựng ở Jerusa-lem. Mỏ đá có niên đại thế kỷ 8 và 7 tr. CN, vào thời điểm Jésus đây là khu vườn trồng lan. Trong mỏ đá có một nơi có đường phân giới của tảng đá bị gãy do những người thợ xây chừa lại đứng trơ trọi vì không dùng được. Đây là tảng đá mà nhiều người cho là đồi Cal-vary hay Golgotha (Núi Sọ) nơi chúa Jésus bị đóng đinh trên thập tự giá ở giữa hai tên cướp.

Gần đó, một số thường dân khá giả của Jerusa-lem thuê người tạc trên mộ của họ từ loại đá rắn lấy từ vách mỏ đá. Mộ của xứ Arimathea có lẽ là một trong số này - gần điểm hành quyết công cộng phía bên kia tường thành, như được thuật lại trong Phúc Âm Thánh Matthew (27: 57-60). Câu truyện trong Phúc Âm cũng cho chúng ta biết lối vào ngôi mộ gần một tảng đá nặng, khổng lồ có hình dạng như cột cây số, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một vài mộ như thế trong khu vực Jerusalem có niên đại cùng thời với chúa Jésus. Có lẽ họ thuộc gia đình quý tộc đã chôn người chết trong vài thế hệ ở khu này, dùng các tảng đá tròn lớn lấp lại lăn trên một rãnh băng ngang qua lối vào. Các “tảng đá lăn” này cần đến một sức mạnh phi thường mới lăn nổi, giống như sức mạnh trong truyện kể Phúc Âm Thánh Matthew.

Chiếc nhẫn vàng này có vẻ cho thấy ban đầu Nhà nhỏ (Aedicule) được xây dựng xung quanh Mộ Christ dưới thời gian trị vì của hoàng đế Constantine (306-37 sau CN). Chính chiếc nhẫn có thể có niên đại vào thế kỷ 6 sau CN, tìm thấy trong các cuộc khai quật gần Núi đền ở Jerusalem.

Không ảnh chụp Nhà thờ Nhà Mồ thánh. Mái vòm lớn bao phủ Phòng lớn hình tròn, phía trên ngôi Mộ, mái vòm nhỏ hơn bên trái nằm ở đường giao nhau của một gian ngang ngắn.

Trước khi mai táng, mỗi thi thể đều phải tắm và xức dầu thánh theo đúng nghi lễ của luật Do Thái thời ấy. Sau đó bọc trong vải liệm đặt trên một băng ghế đẽo từ đá nằm ở một bên phòng mộ. Phụ nữ khi trở vào mộ vào giờ đầu tiên trong ngày sau ngày Sabbath để rửa và xức dầu thánh cho Christ, thì họ thấy tảng đá bị cản qua một bên thật kỳ diệu và chỉ còn băng ghế trống.

Jerusalem dưới thời La Mã cai trị

Trong nhiều năm tín đồ Cơ Đốc ở Jerusa-lem rất sùng kính địa điểm này, nhưng bị mất dấu vào đầu thế kỷ 2 sau CN lúc ấy Hadrian phá hủy thành phố để xây dựng thuộc địa ngoại giáo Aelia Capitolina của mình ngay trên đống đổ nát. Khoảng 135 sau CN, ông xây dựng một khu phức hợp đền đồ sộ trên một nền móng cao dành để thờ cúng Aphrodite, nữ thần tình yêu. Có lẽ, thực ra có một truyền thuyết dai dẳng bao phủ quanh địa điểm của phần mộ và nơi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá rằng hoàng đế đã xây dựng một ngôi đền. Theo St Jerome, khoảng 395 sau CN viết rằng ngay cả có một tượng nữ thần được dựng trên Núi Sọ gần đó. Vào lúc này, tín đồ Cơ Đốc chứng kiến Hadiran xây đền ngay phía trên mộ thánh để ngăn cản tín đồ Cơ Đốc tìm đến những nơi thiêng liêng nhất của mình. Chắc chắn là điều có thật khi Hadrian làm cho tín đồ Cơ Đốc và Do Thái chán nản trong việc hành lễ trong thành phố mới của ông ta. Tuy nhiên, sự hiện diện bé nhỏ của một tín đồ Cơ Đốc vẫn tồn tại ở Jerusa-lem trong suốt thời kỳ La Mã.

Vào thời điểm Constantine ra lệnh phải xác định nơi chúa Jésus bị đóng đinh và nơi mai táng Christ, quy mô thành phố và thậm chí việc mở rộng tường thành đã có nhiều thay đổi. Ngay cả địa điểm chung của phần mộ vẫn còn là một ký ức truyền thuyết, tín đồ Cơ Đốc làm sao có thể biết địa điểm chính xác nơi mai táng Christ, nhất là họ chỉ còn số ít trong thời La Mã cai trị? Thế nhưng không cần nhìn thoáng qua bên kia tường thành, Tổng giám mục Makarios ngay lập tức đến ngay ngôi đền La Mã đồ sộ, ở cạnh bắc của tòa án nằm ngay trung tâm thành phố của Hadrian. Vào lúc đóng đinh, khu vực này thực ra nằm ngoài thành phố và chỉ sáp nhập vào thành phố khoảng 10 đến 15 năm sau khi Christ chết.

Tìm kiếm phần mộ

Chúng ta còn một nhân chứng có thể giải thích việc tìm kiếm phần mộ. Khoảng 337 sau CN, vào những năm cuối đời, Eusebius, giám mục vùng Caesaria kiêm sử gia giáo hội, viết tiểu sử hoàng đế Constantine. Theo Eusebius các cuộc khai quật đều hết sức ngạc nhiên không hiểu sao việc phát hiện phần mộ lại dễ dàng đến thế. Nhưng thực ra họ có tìm thấy đúng ngôi mộ nằm lẫn lộn giữa nhiều mộ khác khi xưa có trong khu vực hay không? Hay họ chỉ đơn thuần tìm ra một phần mộ nào đó rồi cho rằng mình đúng? Có lẽ phần mộ được đánh dấu theo cách khác, có khắc tên chúa Jésus phía trên, mặc dù Eusebius hay bất cứ tư liệu nào sau này không đề cập Martin Biddie ở trường cao đẳng Hertford, Oxford, nêu rõ đây là cách nhận dạng ngôi mộ thánh Peter nằm sâu bên dưới bàn thờ chính trong giáo đường Thánh Peter ở Rome.

Quang cảnh nhìn từ nội thất của cái gọi là “Phần mộ của con gái Herod” ở phía tây Jerusalem, phía xa là vách tường thành cổ - cũng như mọi phần mộ trong thời kỳ này. Có thể nhìn thấy tảng đá lớn hình tròn chạy trong đường rãnh, một loạt bậc thang ngắn dẫn xuống phần mộ khoét trong núi đá.

Trong mọi trường hợp nhà thờ mọc lên ở Jerusalem, nhà thờ Martyrion (hay “Nhân chứng”) là nhà thờ lớn nhất trong thời đại, hình thức nguyên thủy của Nhà thờ Nhà Mồ Thánh hiện nay. Bên kia nhà thờ lớn, băng qua Vườn Thánh, là phần mộ, được khoét từ đá xung quanh và sừng sững kiêu hãnh, mặt đất xung quanh được san phẳng. Đôi lúc sau khi đề tặng nhà thờ vào năm 335 sau CN, Constantine rào quanh mộ đá bằng một điện thờ nhỏ gọi là Nhà nhỏ (Aedicule) và xây một tòa nhà tròn có mái vòm lớn (Rotunda), còn gọi là Anastasis hay “Phục Sinh”, lợp mái toàn bộ bằng một mái vòm khổng lồ.

Ngôi nhà nhỏ (Aedicule) với dáng vẻ hiện nay, chống bằng giàn giáo Anh trong thời kỳ Ủy trị vào nửa đầu thế kỷ 20. Phía sau là một số mái vòm của Nhà tròn có mái vòm bao quanh Nhà nhỏ.

Ngày nay, con cháu thứ ba của của Nhà nhỏ nguyên thủy đang cất giữ ngôi mộ, nhưng thậm chí nếu chúng ta chấp nhận như hầu hết mọi người, quả thật đây là chính là mộ Christ, vẫn còn một bí ẩn sau cùng vì chúng ta không biết bất cứ điều gì về ngôi mộ nguyên thủy hiện đang tồn tại hay không. Qua nhiều thế kỷ từ lúc xây dựng Nhà nhỏ và nhà thờ ban đầu, đã nhiều lần bị lửa, động đất và bàn tay con người thiêu hủy hoàn toàn hay từng phần. Lần sau cùng, người ta xây lại Nhà nhỏ sau một trận hỏa hoạn dữ dội năm 1808. Gần đây nhất, công trình không ổn định trong thời gian người Anh ủy trị, sau trận động đất năm 1927, người Anh dùng giàn giáo thép để chống. Giàn giáo này vẫn còn và chắc chắn trong một tương lai gần người ta phải xây dựng lại một Nhà nhỏ khác. Nếu điều này diễn ra, với sự chấp thuận của cộng đồng tôn giáo Cơ Đốc đang chịu trách nhiệm bảo quản Nhà thờ Nhà Mồ Thánh, giới khảo cổ có thể thăm dò xem liệu bất cứ những gì của phần mộ thực sự có thi hài của Chúa Jésus có còn nằm yên như ban đầu hay không.

Mặt cắt đông-tây băng qua Nhà thờ Nhà Mồ Thánh hiện hành. Ở cực cuối thấp nhất (phía đông là Nhà nguyện Thánh giá thật, cho rằng nơi đây Helena, mẹ của Constantine, đặt Thánh giá đóng đinh chúa Jésus. Các bậc thang dẫn từ Nhà nguyện lên hành lang bên ngoài, mái vòm nhỏ nằm phía trên chỗ giao gian ngang, khu vực Vườn thánh ban đầu có Núi Sọ nằm ở góc đông nam. Ở cực phải là Nhà tròn có mái vòm, với Nhà nhỏ năm ở giữa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4329-02-633766129810156250/Phan-mo--kho-bau-bi-that-lac/Phan-mo-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận