Tài liệu: Lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu bạn từ Xian đi về phía đông, qua các cánh đồng thâm canh bạt ngàn được đồi núi nhấp nhô bao bọc, bạn sẽ nhận thấy một gò đất nhỏ gọi là Li sơn.
Lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung

Nội dung

Lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa
                                            Thời điểm: 210 tr. CN
                                          
Địa điểm: Trung Hoa

Ngay sau khi vị hoàng đế đầu tiên lên ngôi vua nước Tần, nhiều cuộc đào xới và xây dựng bắt đầu ở Li sơn... Lăng mộ đầy ắp các mô hình cung điện, nhà thủy tạ và văn phòng, cũng như các chiến thuyền tinh xảo, đá quý và vật quý hiếm khác. Thợ thủ công được lệnh phải tập hợp theo hình chiếc ná sao cho có thể bắn chết kẻ cắp nào thâm nhập.

TƯ MÃ QUAN, 145-86 TR. CN

Nếu bạn từ Xian đi về phía đông, qua các cánh đồng thâm canh bạt ngàn được đồi núi nhấp nhô bao bọc, bạn sẽ nhận thấy một gò đất nhỏ gọi là Li sơn. Cư dân địa phương trong nhiều thế kỷ cứ ngỡ rằng gò này là cảnh quan tự nhiên, nhưng thậm chí cách đây 60 năm, các tượng người to lớn bằng đất nung được kéo lên từ vùng lân cận. Trong dịp đào giếng năm 1974 đã tăng thêm chứng cứ cho rằng nơi đây là một địa điểm rất đặc biệt trong lịch sử Trung Hoa: nông dân bắt gặp một số lượng lộn xộn gồm các binh lính bằng đất nung có kích thước bằng người thật, vẫn còn nước sơn nguyên thủy, tay cầm vũ khí bằng đồng. Cư dân địa phương đã tình cờ gặp đạo quân im lặng này, trong suốt hai thiên niên kỷ đã canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

Năm 221 tr. CN, một giai đoạn sống còn trong lịch sử Trung Hoa, gọi là thời Xuân thu Chiến quốc đi đến hồi kết thúc. Từ 453 tr. CN, các nhà nước quan trọng bị lôi kéo vào cuộc xung đột hầu như liên miên để giành uy thế. Đây chính là thời điểm quân đội tính bằng hàng ngàn và có thể hàng trăm ngàn trong một trận đánh, khi ấy nghệ thuật chiến tranh và vũ khí đã có nhiều bước đại nhảy vọt. Năm 311, nhà Tấn (Qin) chiêm vùng lưu vực phì nhiêu ở Sichuan. Năm 277, nhà Chin sụp đổ, tiếp đến là nhà Han và Wei.

Li sơn bao phủ cung điện và phần mộ ngâm dưới đất của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ngày nay chỉ cao 47 m (155 ft), khi xưa chắc hẳn phải cao hơn, nhưng sự bào mòn đã diễn ra.

Khi vua Zheng chiến thắng tự xưng mình là Tần Thủy Hoàng. Ngôi mộ của Thầy Xi, một viên quan cấp cao của nhà vua chết năm 217 tr. CN, bên trong gồm tư liệu pháp lý lâu đời nhất còn tồn tại ở Trung Hoa, 500 thanh tre quý giá ghi lại một chế độ pháp lý mới dựa trên sự áp dụng nghiêm khắc các bộ luật phổ biến dưới sự cai trị của một nhà nước thống nhất. Hoàng đế chia lãnh thổ của mình thành 36 khu, từ kinh thành Xianyang ông ra lệnh xây dựng Vạn lý trường thành ở phía bắc, cùng một cung điện mới nguy nga. Ám ảnh với khái niệm trường sinh bất tử, cũng trong năm 246 tr. CN ông ra lệnh cho 700.000 người đến tuổi đi lính phải xây dựng một lăng mộ không có đối thủ trong lịch sử nhân loại.

Đạo quân của hoàng đế

Nằm trong khu đất có tường bao quanh hình chữ nhật, khu phức hợp lăng mộ được chúng ta biết đến từ hai nguồn. Thứ nhất là khảo cổ, và thứ hai là ghi chép của lịch sử đương đại. Trong khu vực tường bao, trước lăng là các hố có đạo quân đất nung. Có một vài địa điểm trong ngành khảo cổ thế giới chuẩn bị cho du khách đến xem quang cảnh diễn ra trước mặt khi họ đi xuống khu vực thưởng lãm thuộc hố 1, ngày nay được các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện từng phần. Hàng dãy chiến binh đất nung đứng sát nhau bên trong các phòng dài, song song nhau biến mất ở đằng xa. Một chiếc xe tứ mã được định vị hướng về phía trước. Lính bộ binh trong tư thế sẵn sàng, hãnh diện, tay cầm các cây thương bằng đồng cán dài hay ống tên, khi chạm tay vào cảm thấy cạnh vẫn còn bén. Nghiên cứu tỉ mỉ hơn là sự phức tạp của bộ áo giáp, có khăn quàng cổ để chống lại không khí Siberia đối với những người được điều ra biên cương phía bắc.

Giới sử gia ban đầu đánh giá rất cao tiến bộ trong tổ chức quân sự giúp nhà Tần chiếm ưu thế trên chiến trường, nhưng họ cũng hình dung việc phân chia toàn bộ hơn 7.000 quân trong một hố ngầm dưới đất chiếm diện tích 12.600m2 (135.630 ft vuông), một ngày nào đó bị phát hiện hay không? Ai có thể cho rằng có thể kiểm tra từng thành viên trong đoàn quân, từ viên tướng to cao đến anh lính chân đất bình thường nhất?

Đoàn quân này có dạo bị đông cứng vì nằm trên đỉnh núi băng trôi. Một hố thứ hai kế cận chứa sư đoàn kỵ binh gồm hơn 100 xe ngựa và 100 ngựa chiến. Một hố thứ ba chứa nhà cửa và trụ sở ban tham mưu tổng hành dinh.

Một cung thủ quỳ gối đang chuẩn bị cung có lẽ bị bọn trộm lấy cắp ngay sau khi hoàng đế băng hà.

Mỗi chiến binh đất sét trong đạo quân đất nung khổng lồ được gia công từng cá thể, sử dụng khuôn đát sét khác nhau và chi tiết ứng dụng. Sau đó tượng đem sơn - dấu vết màu chất màu vẫn còn.

Xe ngựa phát hiện gần đây với đầy đủ ngựa và trang bị đầy đủ: chỉ phát hiện một phần nhỏ đạo quân.

Đồ vật trong lăng mộ

Không đoán được báu vật nào đang đợi chúng ta phát hiện: một xe ngựa bằng đồng rất tuyệt vời và nhiều ngựa đang khai quật, chắc chắn miêu tả xe riêng của hoàng đế, đã đưa ông đi nhiều chuyến khắp đế quốc trước khi băng hà ở độ tuổi 50 năm 210 tr. CN. Có nhiều phòng chứa xương ngựa, mỗi con đều hướng mặt về băng mộ trung tâm, một số bộ xương thú có lẽ là bầy thú của hoàng đế. Tuy nhiên du khách từ lâu không nhận thấy đỉnh Li sơn thấp từ đằng xa. Vẫn còn nhô cao khoảng 47 m (154 ft) phía trên đồng bằng, diện tích 350 x 340 m (1148 x 1115 ft) ở chân núi, bên trong vẫn là bí ẩn, vì không nhà khảo cổ nào xưa nay dám mạo hiểm khám phá bên trong.

Tuy nhiên sử gia Tư Mã Quan cung cấp cho chúng ta một số manh mối trêu ngươi. Ông kể, bên dưới thực sự là một cung điện châu báu. Các dòng sông trong đế quốc, Dương Tử và Hoàng Hà được thể hiện bằng thủy ngân, bằng các thiết bị cơ học làm cho dòng sông chảy vào một biển nội địa. Có thời người ta thắp sáng các ngọn đuốc khổng đồ dùng mở cá voi để chiếu sáng bên trong nếu không nói là thấp sáng mãi trong một thời gian rất dài. Phần mộ được bọc đồng, đồ gỗ tinh xảo nhất của hoàng đế và trang thiết bị đặt ngay ngắn để cho hoàng đế dùng đến sau này. Người thừa kế của ngài ra chiếu chỉ rằng tất cả các hoàng hậu không sinh được con trai phải cùng chết với hoàng đế. Ná đặt vào vị trí để tiêu diệt kẻ cướp và trộm mộ. Trong một chiếu chỉ độc đoán sau cùng, tất cả những ai tham gia việc xây dựng nội thất và trang thiết bị ở các mật thất trong lăng đều bị hành quyết. Nhiều hố có xương người, một số mang sẹo chứng tỏ bị tàn sát được tìm thấy gần đó.

Có lẽ không tìm thấy nhiều hơn nữa. Chỉ mới gần đây, người ta tìm thấy một chuông đồng nhà Tần rất tuyệt vời mạ vàng và bạc trong khu vực lăng. Sử sách ghi lại thời kỳ này, chỉ sau khi hoàng đế mất một vài năm, có người đã thâm nhập và cướp phá. Các cuộc nổi loạn do tướng Xiang Yu lãnh đạo đã cướp nhiều của cải trong cung điện mai táng chính rồi xuống các mật thất có đạo quân đất nung để lấy vũ khí. Nhưng một số chiến binh đất sét và vũ khí của họ vẫn còn nguyên. Nếu theo ghi chép, 300.000 người trong 30 ngày không thể nào lấy hết toàn bộ vật dụng trong lăng, sau đó một số mật thất vẫn còn nguyên cho đến tận ngày nay. Có lẽ dòng sông bạc vẫn còn chảy trong biển phía trong - một bí ẩn chỉ có khai quật mới giải quyết.

Nhưng chúng ta tin vào một thực tế lịch sử. Cho dù nhà Tần có tồn tại thêm ít lâu sau khi hoàng đế mất, lăng mộ-cung điện của hoàng đế có bị phá hủy, thì cải cách hành chính của Tần Thủy Hoàng vẫn áp dụng qua nhiều thế kỷ nối tiếp nhau cho đến thời hiện đại.

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cần cù phát hiện đoàn quân trong các hố nằm bên ngoài gò đất lăng mộ nhưng chưa dám mạo hiểm khám phá chính lăng mộ - bên trong vẫn là bí ẩn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4329-02-633766129276406250/Phan-mo--kho-bau-bi-that-lac/Lang-mo-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận