Tài liệu: Phần mộ & kho báu bị thất lạc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thời khắc kỳ diệu năm 1922 khi Howard Carter và huân tước Carnarvon mở nắp quan tài của pharaoh Ai Cập Tutankhamun đều được các nhà khảo cổ ghi nhớ.
Phần mộ & kho báu bị thất lạc

Nội dung

Phần mộ & kho báu bị thất lạc

Thời khắc kỳ diệu năm 1922 khi Howard Carter và huân tước Carnarvon mở nắp quan tài của pharaoh Ai Cập Tutankhamun đều được các nhà khảo cổ ghi nhớ. Đối với nhiều người khảo cổ học vẫn là kho báu bị chôn vùi và của cải đang giấu mình dưới lòng đất, một ngành khoa học có các cuộc thám hiểm, thanh danh và vận may vô hạn - nếu như bạn may mắn tìm thấy một vua Tutankhamun nữa. Cũng có nhiều kho báu khảo cổ khác, nhưng không phải là quý kim hay vô số dụng cụ chôn cất mà là tư liệu vô giá minh họa niềm tin tôn giáo thậm chí ngôi mộ có ngụ ý là của chính Chúa Jésus. Việc tìm kiếm các phần mộ đang thất lạc và kho báu bị che giấu vẫn tiếp tục không hề suy giảm, trong hơn ba phần tư thế kỷ sau khi Howard Carter khiến mọi người phải sững sờ trước “điều kỳ diệu” ngay nơi chôn cất ông vua con này. Bao bí ẩn và tiềm năng khám phá nghiên cứu vẫn mãi là thách thức.

Thung lũng các vị vua ở Ai Cập chứa đựng một trong những nhóm cần nghiên cứu tỉ mỉ nhất trong số các di chỉ khảo cổ trên trái đất - các lăng mộ khoét vào đá của một số pha-raoh nổi tiếng nhất của Ai Cập. Tutankhamun là vị vua cuối cùng được phát hiện ở đây nhưng cuộc tìm kiếm các ngôi cổ mộ chưa bị phá rối vẫn tiếp diễn đến ngày nay. Nghiên cứu hiện đại trong thung cũng là một bí ẩn hình chữ chi phức tạp, không những ở các lăng mộ Ai Cập mà còn là công trình của các nhà khảo cổ trước đây đã từng khai quật. Chỉ riêng Howard Carter không thôi đã di chuyển hàng tấn đá cuội granite từ bên này sang bên kia thung cũng, làm phức tạp thêm việc nghiên cứu tỉ mỉ và công tác bảo tồn hiện nay. Ví dụ như phần mộ 55: do một người mỹ tên Theodore Davis phát hiện năm 1907 trong đó có một quan tài của một phụ nữ và một xác ướp đàn ông. Lúc đầu, các chuyên gia cho rằng đây là thi thể của vị pharaoh ngoại giáo Akhenaten, hay có thể là thi thể của đồng nhiếp chính và người kế vị Smenkhkare - cuộc tranh luận vẫn diễn ra quyết liệt đến ngày nay và ở đây chúng ta xét một số chứng cứ.

Kỵ binh, một bộ phận trong đạo quân đất nung canh tác lãng mộ vẫn chưa phát hiện của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

Alexander đại đế mất ở Babylon năm 323 tr. CN, được mai táng ở Alexandria, Ai Cập, sau cuộc tranh giành quyền lực điên cuồng của những người kế vị trước thi hài ông. Lúc đầu thi hài đại đế được trưng trong quan tài bằng vàng, gần một băng bề thế kế bên khu phức hợp cung điện cạnh hải cảng phía đông, nhưng cả thi hài và lăng mộ đều biến mất trong thời kỳ La Mã. Cuộc tìm kiếm lăng mộ của Alexander vẫn tiếp tục đến nay. Có lẽ lăng mộ đã nằm bên dưới một thành phố quốc tế hiện đại hoặc thậm chí có lẽ nằm dưới Địa Trung Hải. Mặc dù có nhiều khẳng định, nhưng không ai tìm ra dấu vết nào về nơi yên nghỉ của Alexander, ở thành phố mang tên ông hay ở ốc đảo Siwa trong sa mạc phía tây Ai Cập, nơi người ta bảo rằng vị đại đế muốn được mai táng ở đây.

Mọi người đều biết vị trí của ngôi cổ mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, nhà vua đầu tiên có công thống nhất Trung Hoa, chết năm 210 tr CN. Truyền thuyết và trước tác Trung Hoa đương đại đề cập đến một phòng mai táng rộng lớn trong đó có một bản đồ Trung Hoa theo không gian ba chiều cùng với việc phác họa các dòng sông thủy ngân. Hơn nữa các nhà khảo cổ Trung Quốc từ chối việc khai quật băng mộ, với lý do thiếu công nghệ, phương cách và bí quyết tiến hành những gì được xem là khai quật khảo cổ của một thiên niên kỷ. Nhưng họ đã nghiên cứu các hố chôn quanh gò đất, nơi họ phát hiện đạo quân đất nung nổi tiếng - hơn 7.000 tượng người, ngựa và xe ngựa - để canh gác lăng. Cuộc nghiên cứu khu phức hợp lăng mộ của nhà vua hầu như chỉ mới bắt đầu. Chứng cứ đáng ngạc nhiên này bảo cho chúng ta biết điều gì về cuộc đời và thời đại của vị hoàng đế? Các phát hiện cụ thể nào đang chờ đợi thế hệ các nhà khảo cổ sau này khi sau cùng họ khai quật được lăng mộ của nhà vua?

Việc phát hiện Cảo bản của một thanh niên người Bedouin trong khi đi tìm dê ở Biển Chết, gần Qumran năm 1947 khiến cho giới khảo cổ và chính khách xúc động mạnh. Văn bản tôn giáo quan trọng có lẽ không thuộc về cộng đồng Do Thái lân cận và bị quên lãng từ lâu, Cảo bản ít lâu sau trở thành biểu tượng chính trị, điểm thu hút du khách và bảo tồn tri thức của một nhóm trí thức thiển cận. Chỉ trong những năm gần đây sự kiểm soát của họ đã không được thừa nhận và văn bản được truyền bá rộng rãi. Cảo bản là một hình thức kho báu khảo cổ khác là nhân chứng của bối cảnh lịch sử trong đó đạo Cơ Đốc ra đời. Nội dung một số đoạn trong Cảo bản vẫn rất khó hiểu, và không gì khác hơn là Cảo bản đồng dường như ghi lại số lượng kho báu bị thất lạc ở nhiều nơi khác nhau quanh Biển Chết hầu như không thể tin được.

Việc tìm kiếm Thánh tích hữu hình của Christ vẫn tiếp tục không hề suy giảm, kể cả một tranh luận về địa điểm ngôi mộ chúa Jésus. Vị trí nơi chôn đã bị mất dấu trong hai thế kỷ, trước khi hoàng đế La Mã Constantine ra lệnh xây dựng một nhà thờ đồ sộ ngay vị trí này. Một phần mộ đặt bên dưới tấm móng của một ngôi đền La Mã, ngay lập tức được tuyên bố và nơi yên nghỉ của Christ. Truyền thuyết có đưa Tổng giám mục Makarios đến ngôi cổ mộ hay không hay chỉ là một phần mộ trống rỗng thuận tay để vào đền? Nơi đây vẫn là bí ẩn dai dẳng đối với khảo cổ học và Cơ Đốc giáo.

Nhà thờ Mồ thánh, Jerusalem, được cho rằng nằm trên địa điểm của ngôi mộ Christ. Bên trong nhà thờ, Aedicule, hay ''nhà nhỏ'' được trùng tu gần đây nhất vào năm 1808, bao quanh ngôi mộ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4329-02-633766127651093750/Phan-mo--kho-bau-bi-that-lac/Phan-mo--kho...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận