Tài liệu: Tại sao người Inca hiến tế trẻ em?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cha Bernabe Cobo, một nhà biên niên sử người Tây Ban Nha đầu tiên của đế quốc Inca, kể cho chúng ta câu truyện của một bé gái bị đưa ra đảo Mặt trời, trong hồ Titicaca, ngày nay thuộc nước Cộng hòa Bolivia.
Tại sao người Inca hiến tế trẻ em?

Nội dung

Tại sao người Inca hiến tế trẻ em?

Thời điểm: thế kỷ 14 - thế kỷ 15 sau CN

Địa điểm: Ecuador, Peru, Chile, Argentina và Bolovia

Có dạo người ta đưa một bé gái mười bốn tuổi đến hòn đảo này để tế thần, người theo hầu thủ lĩnh lại tha tội cho cô bé. Khi khám thật kỹ thân thể cô bé, ông ta phát hiện có một nốt ruồi nhỏ nằm dưới một bên ngực. Vì lý do này, cô bé được xem là không xứng đáng để tế thần.

CHA BERNABE COBO, 1653

Cha Bernabe Cobo, một nhà biên niên sử người Tây Ban Nha đầu tiên của đế quốc Inca, kể cho chúng ta câu truyện của một bé gái bị đưa ra đảo Mặt trời, trong hồ Titicaca, ngày nay thuộc nước Cộng hòa Bolivia. Cô bé phải được hiến tế trong ngôi đền thuộc một trong các trung tâm hành hương lớn và đền thờ tôn giáo trên dãy Andes thời cổ đại. Nhưng cô đã sống và kể lại câu truyện cho một số người Tây Ban Nha đến hòn đảo này một vài năm sau khi thôn tính đế quốc Inca năm 1532.

Tư liệu của chúng ta về đế quốc Inca lấy từ các biên niên sử đầu tiên của Cobo, và từ nghiên cứu khảo cổ hiện đại. Chúng ta biết rằng đế quốc Inca và một nhà nước đa ngôn ngữ, đa sắc tộc, rất rộng lớn, trải rộng hơn 4000 kém (2500 dặm). Các dân tộc thành lập nhiều vương triều thống trị vào khoảng thế kỷ 13 và 14 sau CN, đã sống ở Cuzco, nằm cao trên dãy Andes, trung tâm trần tục và duy linh trong thế giới họ. Trong một giai đoạn vài thế hệ, tổ tiên nói tiếng Quechua của đế quốc Inca thôn tính nhiều nhóm sắc tộc dân tộc và lãnh thổ khác nhau trên khu vực rộng bao ba thuộc miền tây Nam Mỹ. Nhiều cuộc bạo loạn nổi lên ở địa phương, nên việc kiểm soát phần lãnh thổ rộng lớn và con người thật khó khăn. Cũng như đối với các đế quốc cổ đại trên khắp thế giới, tôn giáo của nhà nước trở thành phương tiện chính để kết hợp nhiều nhóm riêng biệt dưới sự kiểm soát của họ và thể hiện quyền lực của vương triều đang cai trị.

(Ảnh trái) Xác ướp một trinh nữ Inca, tìm thấy do tuyết lở năm 1995 trên đỉnh Ampato, cao nguyên Peru. (Ảnh phải) Một pháp sư (maestra) thời hiện đại, làm nhiệm vụ đất cháy lá coca và nhang trong mọt nghi thức hiến sinh.

 

Những nơi thiêng liêng trên dãy Andes

Trong thời đế quốc Inca, và nhiều thế kỷ trước đó, các dân tộc trên dãy Andes đã xây dựng nhiều đền thờ ở những nơi thiêng liêng gọi là “huaca”, vốn là bất cứ đặc điểm tự nhiên hay do con người tôn tạo trong cảnh quan được cho là có sức mạnh thần linh. Những nơi thiêng liêng này được xây dựng trong hang động, ở dòng suối, trên các tảng đá lớn, trên đỉnh đồi, gần nguồn sông hay cầu, hay trên đỉnh núi cao. Giết người hiến tế cũng thường diễn ra ở các huaca này. Lễ vật thông thường gồm nhiều giỏ lá coca, vỏ sò nhiều màu sắc, lạc đà llama và alpaca, bia ngô, vải, tượng nhỏ bằng kim loại và đôi lúc là trẻ em. Trong khắp vùng Cuzco, những người Incas ban đầu đã xây dựng hàng trăm đền thờ, mỗi đền do một nhóm họ hàng chăm sóc, trong đề quốc mới hình thành.

Khi đế quốc phát triển, nhà nước xây dựng các đền thờ lớn hơn, chẳng hạn như đền thờ trên Đảo Mặt trời. Khu đền thờ phức hợp được xem là những nơi vô cùng thiêng liêng trong suốt chiều dài của dãy Andes để thờ Mặt trời, Mặt trăng, Thần sấm và nhiều vị thần khác. Số năng lượng và nguồn tài nguyên quan trọng được đầu tư để phát triển trong vùng thờ phụng của các huaca này, đền thờ nguy nga nhấn mạnh quyền lực chính trị cũng như ý thức hệ mà giới quý tộc Cuzco nắm giữ sinh mạng của thần dân.

Giết người tế thần

Giết người tế thần không phải là một phát minh của người Inca. Nghệ thuật miêu tả bằng tranh tượng ở dãy Andes thời kỳ tiền Tây Ban Nha đầy dẫy hình ảnh các cá nhân bị hiến sinh, thường là tù binh chiến tranh - thực tế, một số các bia đá chạm trổ đầu tiên ở Peru mô tả số tù binh chiến tranh bị chặt đầu. Các nền văn hóa khác cũng xem đầu người như chiến lợi phẩm. Người Inca chỉ thực hiện thông lệ này như một bộ phận của tôn giáo nhà nước và ý thức hệ đế quốc để gắn kết đế quốc với nhau.

Chúng ta nên hiểu hiến tế trẻ em trong bối cảnh này. Trẻ em bị hiến tế trong một nghi thức tế lễ mang ý nghĩa chính trị gọi là capac hucha. Thuật ngữ này, theo Colin McEwan và Maarten van de Guchte, nên hiểu là “nghĩa vụ trang trọng”, các học giả này mô tả trẻ em, độ tuổi từ sáu đến mười, được các làng và thị trấn trong khắp đế quốc đến tận kinh thành ở Cuzco gửi đến. Đối với một số người, đây chính là cuộc hành trình kéo dài hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn km. Trong suốt cuộc hành trình, trẻ em và người theo phục dịch phải đi qua các làng ca hát như thể họ đi bộ trong đám rước. Có thời ở Cuzco, trẻ em tập hợp ngay trung tâm thành phố và được các thầy tế Inca làm lễ kết hôn tượng trưng. Sau khi hiến tế động vật và các lễ vật khác, trẻ em được dắt đi diễu hành quanh quảng trường rộng lớn của Cuzco. Kế đến được trả trở lại nguyên quán, nơi đây tổ chức các nghi lễ mới. Khi buổi lễ đến đỉnh điểm, người ta cho trẻ uống rượu và các chất khác, giết ngay tại nơi thiêng liêng (huaca) ở quê nhà.

Các nhà khảo cổ phát hiện có nhiều hiến tế trẻ em trong khắp dãy Andes. Chứng tích của các nghi thức capac hucha này được tìm thấy trong các đảo, hang động và đỉnh núi. Nói chung, nhà khảo cổ học Johan Reinhard đã phát hiện các vụ hiến tế trên đỉnh núi phủ băng - thường là núi lửa trong khắp dãy Andes. Việc tìm thấy những vụ hiến tế này cũng là công việc khó nhọc nhất trong ngành khảo cổ trên thế giới: Reinhard cùng đồng nghiệp phải trèo lên các đỉnh cao hơn 6000 m (20.000 ft), vật lộn với nỗi sợ độ cao, băng, tro và tuyết. Quyết tâm tìm rõ bí ẩn của người cổ đại để leo lên những đỉnh núi cao như thế mà không có một trang thiết bị hiện đại nào khiến cho mọi người thật ngạc nhiên.

Khám phá các xác ướp này bao gồm sự phối hợp giữa may mắn và kỹ năng. Kỹ năng ở chỗ phải biết tìm ra các dấu vết trên bề mặt, và may mắn là điều kiện môi trường phù hợp cùng với việc thi thể được phơi bày. Phải giành lại các xác ướp nếu không sẽ bị trộm mất hay thời tiết sẽ làm tử thi khai quật bị thối rữa, Reinhard cùng đồng đội phải khoét băng và đất cứng như đá, ghi chép thật khoa học những gì phát hiện, rồi chở xác ướp trở về trại an toàn.

Sử biên niên gồm nhiều mô tả về các nghi thức long trọng kèm theo việc hiến tế trẻ em. Ngày nay, chứng cứ khảo cổ phát hiện ở Ampato gần Arequipa, Peru, cho thấy các tư liệu đều chính xác. Trinh nữ phát hiện ở Ampato là một cô gái trẻ được chôn cất quấn khăn trùm đầu có giắt lông chim, đồ gốm, muỗng, chén gỗ, tượng nhỏ bằng kim loại có đầy đủ trang phục, thức ăn và vải dệt đẹp. Đất đỏ, một màu thần thánh, được chuyển từ đỉnh núi cao đem đặt bên dưới huyệt. Nhiều bậc thang và có thể là các công trình khác được xây dựng quanh khu vực hiến tế, nơi cũng có nhiều trẻ khác chắc hẳn cũng bị giết tế thần.

So sánh với các đế quốc khác ở Tân lẫn Cựu thế giới, tức giết người hiến tế xảy ra tương đối hiếm ở đế quốc Inca. Tuy nhiên, việc hiến tế trẻ em đã diển ra, phục vụ cho các mục đích mang ý nghĩa tôn giáo và chính trị vô cùng quan trọng. Đối với lãnh chúa địa phương phải hiến tế con mình vừa là lời tuyên bố trung thành với nhà nước Inca vừa tỏ lòng thành kính với vị thần sáng lập mà họ thờ phụng. Cảnh tượng hàng tá trẻ em trong một đám rước theo nghi thức đến Cuzco để chuẩn bị hiến tế được xem là lời nhắc nhở hàng năm quyền lực của nhà nước Inca. Chỉ khi nào nắm được các nguyên tắc tôn giáo và logic chính trị của đế quốc Inca trong bối cảnh lịch sử của nó, chúng ta mới đánh giá đúng bi kịch này vốn là thể chế nhà nước đầy quyền thế.

Xác ướp người Inca ở cực nam phát hiện ở Cerro el Plomo, ở độ cao 6000m (20.000 ft), tục hiến tế trẻ em này thường kèm theo rất nhiều tượng nhỏ và một bao lá coca.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766124519375000/Cac-nen-van-minh-co/Tai-sao-nguoi-Inca-hi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận