Tài liệu: Bí ẩn của tục thờ thần Mithras (thần Ánh sáng)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tục thờ thần Mithras như chúng ta biết đã có ở La Mã vào cuối thế kỷ 1 sau CN. Bí ẩn chính của việc thờ phụng này tập trung vào việc giết chết một con bò đực màu trắng của vị nam thần Mithras trong một hang động
Bí ẩn của tục thờ thần Mithras (thần Ánh sáng)

Nội dung

Bí ẩn của tục thờ thần Mithras (thần Ánh sáng)

Thời điểm: thế kỷ 1 – thế kỷ 4 sau CN

Địa điểm: đế quốc La Mã

‘Mithras vị thần buồi sáng,

Nơi đây con bò đực to tướng đã chết,

Hãy ngắm nhìn con cái các ngươi hy sinh

Hỡi sự hy sinh của tất cả chúng ta!

Ngươi đã hình thành nhiều con đường:

Tất cả đều đưa chúng ta đến ánh sáng.

Mithras, cũng là một chiến binh,

Khuyên chúng ta nên chết vì chính nghĩa!’

RUDYARD KIPLING, 1906

Tục thờ thần Mithras như chúng ta biết đã có ở La Mã vào cuối thế kỷ 1 sau CN. Bí ẩn chính của việc thờ phụng này tập trung vào việc giết chết một con bò đực màu trắng của vị nam thần Mithras trong một hang động, một hành động được mọi người cho là mang sự cứu rỗi đến nhân loại. Cảnh giết bò (“tauroctony”) được mô tả với các biến thể không đáng kể trong từng ngôi đền thờ thần Mithras (mithraeum) ở khắp đế quốc. Chìa khóa giải mã bí ẩn khó hiểu của tục thờ thần Mithras nằm trong đền thờ vì không có văn bản nào về nghi thức tế lễ cung cấp thông tin cho chúng ta, ngoài một số vần thơ vẽ trong một số đền thờ thần, và các mảnh giấy cói phát hiện gần đây ở Berlin. Khám phá bí ẩn này không dễ dàng gì.

Nguồn gốc và phát triển

Tục thờ thần Mithras thường được mô tả như một tôn giáo ''phương đông'', và cũng tà giáo lý chính của người cha sáng lập khoa nghiên cứu thần Mithras, học giả Bỉ Franz Cumont, cho rằng tục thờ cúng này phát xuất ở phương Đông, có lẽ ở Iran, thật ra ban đầu là một vị thần phương đông, với trang phục thần mặc gần như có vẻ phương đông (xà cạp bó chân và áo dài thắt ngang lưng). Chiếc mũ đội hình nón có đỉnh nhọn, gọi là mũ ''Phrygia'', nhấn mạnh có sự liên kết với phương Đông, vào thế kỷ 1 tr. CN, chúng ta nhìn thấy thần cũng trang phục như thế khi tiếp kiến vua Antiochus (k. 80-32 tr. CN) trên tác phẩm chạm nổi ở Nemrud Dagh, Commagene (nam Thổ Nhĩ Kỳ). Một số từ trong nghi thức tế lễ, như ''nam'' (“lời chào”), cũng như các tên những người tùy tùng khác trong đạo thờ thần Mithras như những người cầm đuốc Cautes và Cautopates, và con người bí hiểm Ahriman, có nguồn gốc Iran hay Mesopotamia.

Tác phẩm chạm nổi ở Nemrud Dagh, Thổ Nhĩ Kỳ, thể hiện cảnh Antiochus I (trái) cặp thần Mithras, đội mũ Phrygia, thế kỷ 1 tr. CN

Nhưng các đặc điểm ''phương đông'' này ăn sâu ra sao? Một yếu tố chính trong luận điểm của Cumont củng cố nguồn gốc phương đông của tục thờ thần Mithras nằm trong đoạn Plutarch mô tả một tình tiết khi Pompey đại đế dẹp nạn hải tặc quanh Địa Trung Hải năm 67 tr. CN. Hải tặc xứ Cilicia, miền nam Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ) được thuật lại “phải lòng lễ vật lạ và tiến hành một số lễ nghi bí mật, vẫn còn tồn tại trong việc thờ cúng thần Mithras”. Đoạn văn này xem là chứng cứ chắc chắn có sự tồn tại của các lễ nghi thờ Mithras ở phía đông Địa Trung Hải vào giữa thế kỷ 1 tr. CN, số hải tặc người Cilicia được xem là tác nhân để phổ biến đạo thờ thần Mithras sang phương Tây. Nếu đúng thế, tại sao các ví dụ về đền thờ thần Mithras, hay ví dụ về cảnh giết bò đực, được thế giới Địa Trung Hải biết đến (hay thực ra ở nhiều nơi) trong suốt thời kỳ Hy Lạp, và tại sao, nếu nguồn gốc của tục thờ thần Mithras thực ra được phát hiện ở phương đông, các đền thờ thần Mithras (mithraea) lại quá hiếm trong thời kỳ đế chế như thế? Và tại sao, nếu tục thờ thần Mithras thực ra đến tận phương Tây vào giữa thế kỷ 1 tr. CN, có phải đã 150 năm trôi qua qua trước khi chúng ta tìm thấy chứng cứ về tực thờ thần ở đó hay không? Plutarch viết vào nửa đầu thế kỷ 2 sau CN, lúc ấy việc thờ cúng thần Mithras chỉ vừa phát triển, vì thế sự ám chỉ các ''bí ẩn'' có thể sai niên đại: hải tặc người Cilicia chắc hẳn đã công nhận Mithras như một trong các vị thần của họ (như Antiochus đã công nhận trong xứ Commagene láng giềng cùng thời điểm), nhưng sự mô tả bằng tranh tượng về cảnh giết bò và sự trưng bày đầy đủ bí ẩn và nghi lễ trong tục thờ thần Mithras có lẽ không được nghĩ đến trong thời gian này. Một quan điểm khác, đặt nguồn gốc của tục thờ thần Mithras trong phạm vi triết học và khoa học ở Tarsus, phía đông Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ 2 tr. CN, cũng bị phê bình tương tự.

Ngụ ý lâu đời nhất về những gì có vẻ như cảnh giết bò là nhà thơ triều đình Domitia, Statius, trong tập thơ xuất bản năm 92 sau CN cho rằng “thần nằm bên dưới tảng đá trong một hang động Ba Tư đã vặn sừng của một con bò cứng cổ”. Thể hiện bằng tư liệu đầu tiên về cảnh giết bò ngày nay được quy cho Alcimus, hiện trưng bày trong Viện bảo tàng Anh. Alcimus vốn là một nô lệ của quan La Mã thái thú cận vệ dưới thời hoàng đế Trajan (98-117 sau CN). Vì thế việc thờ cúng có thể xuất hiện từ giới trí thức ở La Mã, đã “tạo ra” một tín ngưỡng mới trong đó việc thờ cúng hứa hẹn sự cứu rỗi và đời sống sau khi chết có vẻ như có nhiều hứa hẹn hơn sự rỗng tuếch của tôn giáo nhà nước truyền thống.

Thể hiện bằng tư liệu lâu đời nhất và cảnh giết bò hay tauroctony, được quy cho một người tên Alcimus, vốn là nô lệ của quan La Mã thái thú cận vệ dưới thời Hoàng đế Trajan (98-117 sau CN), hiện trong Viện bảo tàng Anh.

Từ khoảng năm 125 sau CN trở đi, nhất là dọc theo các biên giới phía bắc và các khu đô thị quốc tế như Ostia chẳng hạn, cảng thành Rome, nơi đây có đến 16 đền thờ thần Mithras đã được tìm thấy. Có vẻ đặc biệt quen thuộc với tầng lớp thương buôn và quân đội, nhưng sức lôi cuốn không phổ biến (như đạo Cơ Đốc), nhất là tục thờ này bị con người hạn chế.

Cảnh giết bò

Cảnh giết bò nhanh chóng được chuẩn hóa, mặc dù có một ít biến thể theo vùng, nhưng sự mô tả bằng tranh tượng ít nhiều giống hệt nhau ở mọi nơi trong đế quốc. Thần Mithras được thể hiện qua tư thế quỳ một gối trên lưng bò, đâm dao găm vào cổ bò. Cảm hứng qua tư thế này hầu như phát xuất tìm các cảnh thần Victor khuất phục một con bò đực bằng cách quỳ một gối lên lưng bò - như trong các tác phẩm chạm khắc trong Nơi họp của Trajan ở thành Rome và nơi khác. Vị thần nhìn qua bờ vai mình theo hình ảnh của thần mặt trời, Sol, thường tỏa hào quang giữa hai người để nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa họ trong nghi thức tế lễ thờ thần Mithras, và con chim của Sol, chim quạ, cũng thường xuất hiện. Tượng Luna bán thân, nữ thần mặt trăng, làm cho cân xứng với tượng thần mặt trời Sol. Cautes với ngọn đuốc giương cao, biểu tượng cho ánh sáng, và Cautopates, với ngọn đuốc chúc xuống thể hiện bóng tối, bên cảnh giết bò. Sự phân đôi này giữa ánh sáng và bóng tối và đặc điểm chính của tục thờ thần Mithras. Bên dưới con bò là một bò cạp, rắn (biểu tượng mặt đất và sự tái sinh, vì rắn lột da), và một con chó, thường trong tư thế vươn mình lên liếm máu chảy ra từ vết đâm trên mình bò. Các vò đựng ngũ cốc nhú lên từ phần đuôi bò, biểu tượng cho cuộc sống mới bắt đầu từ hành động anh hùng của thần Mithras.

Các thể hiện ở vùng biên giới sông Rhine và Danube thường thêm hình một con sư tử và vật hình chén (dùng làm chén đựng rượu) bên dưới con bò, có lẽ biểu tượng cho nước và lửa (cùng với đất, thể hiện bằng rắn, tạo ra bộ ba). Cảnh giết bò trong vùng này cũng thường thể hiện các kỳ công khác của Mithras - việc Mithras sinh ra từ đá giao ước với Sol, phép màu của nước (bắn thành hình mũi tên lên bầu trời), thu phục bò đực, bữa ăn trong hang với Sol bằng thịt bò, v.v...

Cảnh tái tạo một đền thờ thần Mithras ở Heidelberg.

Mẫu đúc của Heddernheim (Nida thuộc La Mã) tác phẩm chạm nổi cảnh giết bò. Ảnh này và tranh tái tạo, cả hai đều ở Đức, kết hợp các cảnh trong cuộc đời của Mithras vòng quanh tấm panel chính.

(Ảnh trái) Một đền thờ thần Mithraeum bên dưới nhà thờ San Clemente, Rome, có các băng đá theo thông lệ và trần uốn vòm thấp. (Ảnh phải) Tấm khảm lót nền trong đền thờ thần Mithraeum ở Felicissimus, Os-tia, có bảy cấp bậc trong tục thờ thần Mithras (cận cảnh là Chim quạ, có chén và y hiệu - hai rắn quấn nhau - của thần Mercury).

Nhiều yếu tố trong cảnh giết bò thường liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa tượng trưng thiền văn (chẳng hạn như Tarus [bò đực], Leo [sư tử], Scorpio [bọ cạp), và tác phẩm chạm nổi cảnh giết bò ở đền thờ thần Mithras được xem là “bản đồ sao”: một lý thuyết rất tinh vi xem sự tượng trưng biểu tượng của một số chòm sao phía trên đường xích đạo thiên văn khi điểm xuân nằm ở sao Kim ngưu (Taurus). Chắc hẳn thần Mithras cùng sự tinh thông về vũ trụ của mình là tâm điểm của sự thờ cúng: những vì sao trên bầu trời được vẽ ở mặt sau chiếc áo choàng của thần, cũng như được khắc trên mái vòm của đền thờ thần Mithras hiện vẫn còn rõ nét.

Đền thờ và nghi thức tế lễ

Đền thờ thần Mithras đều hình chữ nhật và thường nhỏ: lớn nhất là đền ở Sarmizegethusa, Romania, dài 26 m (85 ft). Nói chung đền thường có một narthex hay tiền sảnh, một phòng chính trong đó “gian giữa” chính dẫn đến cảnh giết bò ở cuối gian, người sùng kính tựa đầu trên các tấm nệm đặt trên các bệ đắp nổi ở hai bên. Vì thế đền thờ thần là phòng họp dành cho các thành viên đến thờ cúng để tiến hành các nghi thức (bí mật) - cũng giống như nhà thờ Cơ Đốc giáo nhưng hoàn toàn khác hẳn các đền ngoại giáo thông thường, chỉ đặt tượng một vị thần và nơi giết người tế thần diễn ra tại bàn thờ ở bên ngoài khoảng sân trống rộng.

Điều gì diễn ra thực sự bên trong ngôi đền vẫn là bí ẩn. Chúng ta biết rằng có bảy cấp thụ giới, từ Chim quạ ở cấp thấp nhất đến cấp Pater (Cha) ở trên cùng, người giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng đạo Mithras ở địa phương. Cấp thứ tư, Sư tử, có vẻ đặc biệt quan trọng, trong một số văn bản có vẻ ám chỉ ngôi đền xét về tổng thể như leonteum. Sự thụ giới giữa cấp này với cấp khác có vẻ bao gồm một loại nghi lễ “nhục hình” bằng cách bịt mắt (dí đuốc đang cháy và vết gươm đâm vào cơ thể được thể hiện ở một số bích họa), một ngôi đền (Carrawburgh trên vách đền Hadrian) thậm chí được cho là có một hố tra tấn, trong hố phải chịu đựng thân thể bị đốt tượng trưng. Chúng ta cũng biết rằng bữa ăn của thần Sol và Mithras gồm huyết bò được tái hiện trong nghi thức tế lễ, thường dùng loại thịt khác rẻ hơn (như thịt bò và thịt gà, do tìm thấy xương trong các đền thờ thần Mithras) chứ không dùng loại thịt bò đắt tiền. Đôi khi thịt sống và huyết bò đực thường thay bằng bánh mì và rượu vang, rõ ràng khiến cho tục thờ thần Mithras mâu thuẫn với đạo Cơ Đốc. Sự chấp nhận Cơ Đốc giáo chính thức vào đầu thế kỷ 4 là nguyên nhân trực tiếp khiến đạo thờ thần Mithras suy tàn, nhiều đền thờ bị phá hủy, có lẽ do tín đồ Cơ Đốc giáo.

Đền thờ thần Mithras ở Carrawburgh, miến bắc nước Anh, bên ngoài một pháo đài La Mã Brocolitia, khai quật năm 1949.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766123299843750/Cac-nen-van-minh-co/Bi-an-cua-tuc-tho-tha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận