Tài liệu: Sấm truyền thời cổ đại: Đấng tiên tri hay kẻ đầu cơ trục lợi?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Người Hy Lạp cổ đại tin tưởng thần thánh nói chuyện với con người và đưa ra lời chỉ bảo trong tương lai.
Sấm truyền thời cổ đại: Đấng tiên tri hay kẻ đầu cơ trục lợi?

Nội dung

Sấm truyền thời cổ đại: Đấng tiên tri hay kẻ đầu cơ trục lợi?

Thời điểm: k. thế kỷ 6 tr. CN – thế kỷ sau CN

Địa điểm: Hy Lạp

Vị chúa tể với đền thờ của người ở Delphi không thốt ra cũng như không hề che giấu, mà chỉ đưa ra dấu hiệu.

HERACLITUS, THẾ KỶ 6 TR. CN

Người Hy Lạp cổ đại tin tưởng thần thánh nói chuyện với con người và đưa ra lời chỉ bảo trong tương lai. Sự truyền đạt của thần thánh là một bộ phận trong đời sống hàng ngày. Các nhà tiên tri đi hết thành phố này đến thành phố khác để rao bán các đời tiên tri hay đề nghị giải mộng. Kiểu chim bay, hài cốt của một vụ hiến sinh, hình ảnh thấy trong mơ, thậm chí số lần hắt hơi - bất cứ biểu hiện nào trong số này, nếu phân tích đúng, sẽ biết được ý muốn của thần thánh.

Thông điệp thần thánh được người Hy Lạp xem là quan trọng nhất nếu được thốt ra ở đền thờ (Oracle), là những địa điểm cố định, nơi thánh thần hay các vị anh hùng trực tiếp dạy báo. Đền thờ nổi tiếng nhất là đền thờ thần Apollo ở Delphi, nhưng có rất nhiều đền thờ khác được văn học cổ đại đề cập.

Trên cái chén có niên đại cuối thế kỷ 5 tr. CN, Aegeus, vua thành Athens, nhờ nữ thần Themis dạy bảo, một tiền nhiệm huyền bí của Pythia. Aegeus hỏi về việc không con của ông, sau này ông là cha của vị anh hùng Theseus.

Tính đại chúng của các Đền thờ cá nhân thăng trầm trong nhiều thế kỷ - nhiều địa điểm mới mọc lên, trong khi nhiều điện thờ khác không còn sử dụng. Dù sao, trong hơn 1000 năm, nhiều cá nhân và thành phố thành bang đến viếng để nhận lời dạy bảo để ra các quyết định quan trọng và đáp lại dâng lễ vật cầu kỳ tạ ơn thần, thường là báu vật có giá trị rất lớn.

Nhưng du khách viếng đền để nhận được loại giúp đỡ nào vẫn là một bí ẩn. Nhiều câu truyện nổi tiếng trong văn học Hy Lạp cổ đại mô tả thông điệp thần thánh (nhất là thông điệp từ điện thờ Delphi) cũng như thủ đoạn và làm cho lầm lạc - thường là kết quả tai hại đối với người tiếp nhận. Chưa rõ tại sao người Hy Lạp tin tưởng vào đền thờ để ra các quyết định quan trọng. Chúng ta cũng không rõ về phương pháp ra sấm truyền sử dụng ở các nơi này. Bí ẩn trong đền thờ vẫn tiếp tục quyến rũ – và thách thức - giới học giả ngày nay.

Ham mê phụ nữ và thầy tu kiềm chế?

Đền thờ thần Apollo ở Delphi được chú ý nhiều nhất trong văn học cổ đại và giới học giả hiện đại. Ở đây người ta đồn rằng có nữ tiên tri (gọi là “Pythia”) thích truyền cảm hứng thần thánh, được xem là phương pháp tiên tri đáng tin nhất ở người cổ đại. Thế công việc này tiến hành ra sao vẫn còn nhiều tranh cãi. Truyền thuyết khẳng định rằng nữ tiên tri này nhập vào thế giới thần linh trong trạng thái xuất thần sau khi nhai lá nguyệt quế và hít hơi độc tỏa ra từ một loại bùa bí ẩn đặt bà ngồi trên ghế ba chân của thần Apollo.

Sự ham thích phụ nữ của nữ tiên tri này được chuyển thành thơ của các thầy tu trong đền thờ gọi là prophetai.

Lúc đầu, giới học giả chấp nhận sự miêu tả này trong khi cố gắng hợp lý hóa nó. Một số đặt giả thuyết prophetai chỉ đơn thuần là chuyển thông tin có được từ một du khách này sang một du khách khác. Số khác cho rằng có nhiều động cơ vụ lợi hơn, mô tả các thầy tu như những nhà tâm lý học quỷ quyệt phát hiện bí mật của con người và nói với họ những lời họ thích nghe, hay thậm chí như những người có âm mưu chính trị sử dụng chức vụ độc đáo của mình để ủng hộ những động cơ ưa thích.

Quang cảnh đền thờ Delphi, với di tích kho báu đền thờ thần Apollo và nhà hát.

Kho báu của người Siphnian (525 tr. CN) có lẽ là một trong những công trình xây dựng trang trí công phu nhất.

Trục lợi hay tiên tri?

Thành công của những mưu đồ bất lương như thế có vẻ như không chắc chắn, người Hy Lạp nhận thức rõ hiểm họa của mưu gian trong lĩnh vực này: trong các vở hài kịch nổi tiếng của Aristophanes, các nhân vật thường lên án nhà tiên tri quanh co, hám lợi. Nhưng không có lời cáo buộc nào đối với đền thờ cho dù chúng ta biết khách viếng đền phải đóng một khoản lệ phí nào đó (chi tiết vẫn chưa rõ). Rất ít câu truyện mô tả hành động mua chuộc ở đền thờ Deiphi, nhưng những việc này khá hiếm, và rõ ràng có nghĩa nhấn mạnh tính chất bỉ ổi của kẻ mua chuộc chứ không phải bất cứ tính không trung thực cố hữu của đền thờ.

Đầu bằng vàng, ngà này là một bộ phận trong pho tượng bằng cỡ người thật, được cho là tượng thần Apollo, vị thần bão mệnh của Delphi, phát hiện trong số những tàn tích của ngôi đền có niên đại khoảng giữa thế kỷ 6 tr. CN đã bị hỏa hoạn thiêu hủy, sau đó bị vùi lấp bên dưới Lối đi thần thánh ở Delphi.

Hoa văn trụ ngạch phía bắc của Kho báu, mô tả cuộc chiến giữa các nam thần và người Khổng lồ.

Trụ ngạch phía đông của Kho báu Siphnian thể hiện trận đánh của Achilles và Memnon trong Cuộc chiến thành Troy.

Thật ra, thật khó nói có người được cho là có hành động trục lợi ở đền thờ và kho báu trong đền hay không vì người Hy Lạp cẩn trọng đảm bào rằng không có cá nhân, tập tục hay thành bang nào có thể khẳng định quyền tư hữu của chính mình. Của cải thuộc về cá nhân vị thần, vẫn phô bày cho mọi người thấy trong mỗi đền thờ để tăng thêm thanh danh của vị thần ấy. Rất hiếm khi và trong những tình hình khó khăn nhất người ta mới thực sự dám vay mượn số của cải này - đó là một tội tày trời.

Delphi và các đền khác được nhận thức và trong chừng mực chúng ta có thể đề cập, có dự định trở thành những tác nhân tiên tri thành tâm. Thậm chí những tác gia đạo Cơ Đốc ban đầu muốn làm ngôi đền mang tai tiếng cũng không buộc tội đền tham nhũng được, mà chỉ lên án lời tiên tri ở đền là hình thức của ma quỷ.

Điều này khiến chúng ta tự hỏi ngôi đền có chức năng gì trong xã hội Hy Lạp. Gần đây, hai lĩnh vực nghiên cứu tạo ra cách nhìn thích thú, mặc dù nhiều tranh cãi về vấn đề này. Nghiên cứu nhân chủng học ngôi đền trong nền văn hóa đương đại đã đưa ra tư liệu đối chiếu mở rộng hiểu biết của chúng ta, trong khi phân tích chi tiết cách đặt câu và nội dung của lời dạy bảo bằng lời nói miệng thời cổ đại còn sót lại đã gợi ý cân nhắc lại miêu tả truyền thống.

Câu hỏi và lời đáp

Có vẻ như người Hy Lạp, như các dân tộc khác trong nhiều nền văn hóa sử dụng Sấm truyền, không làm họ thay đổi đứng ngoài tính hiếu kỳ chung về tương lai. Thay vào đó lời sấm truyền chỉ bảo cho họ những tiến trình hành động cụ thể và dường như buôn tìm cách xác nhận quyết định đã ra. Câu hỏi hầu hết được tạo thành từng cụm từ sao cho người ta chỉ trả lời “có” hoặc “không”.

Sấm truyền trong đền thờ thần Zeus ở Dodona đưa ra hầu hết chứng cứ gồm các câu hỏi cá nhân, mặc dù người ta bảo ở Delphi họ cũng nghe những câu hỏi tương tự, thường bao gồm nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày, trong đó có hôn nhân, con cái, công việc và đi đây đó. Câu hỏi đối với nhà nước bao gồm các vấn đề chính trị và xây dựng những nơi định cư. Đền thờ cũng có chức năng như trọng tài phân xử các vấn đề tôn giáo - mang tính quyết định trong xã hội vốn không có người chuyên về tôn giáo. Cá nhân thường được hỏi gắn bó với đền thờ để đảm bảo mức độ thành công của kế hoạch, trong khi các câu hỏi dành cho nhà nước thường là điều chỉnh và đổi mới cần quan tâm trong thông lệ tôn giáo.

Đền thờ ở Dodona có hàng ngàn cột khắc các câu hỏi của người đặt câu hỏi trong đền (có đôi lúc được nghe thần thánh trả lời). Trên cột khắc này, một người tên Hermon đang hỏi anh ta nên cầu nguyện vị thần nào để có con với người vợ tên Kretaia.

Phân tích các câu trả lời lịch sử cho thấy khách viếng đền thông thường không chấp nhận các câu đố khó hiểu trong các câu truyện truyền thống. Thay vào đó, họ có thể bày tỏ thẳng thắn bằng văn xuôi. Một số người cho rằng Pythia ở Delphi cũng nói trực tiếp với thân chủ. Tính chất trạng thái xuất thần thần thánh của bà vẫn đang tranh luận. So sánh với các thể chế tương tự trong các nền văn hóa khác cho thấy cũng có chức năng như một hình thức “đối kháng” - nghĩa là một kỹ thuật tăng cường vẻ khách quan ở người nói. Lỗ hổng bốc hơi và tác dụng của việc nhai lá nguyệt quế chắc chắn là do trí tưởng tượng của các nhà văn sau này.

Khẳng định buồn tẻ

Các phân tích này khiến cho chúng ta dễ hiểu hơn vấn đề tại sao người Hy Lạp hỏi ý kiến ở đền và hỏi như thế nào, nhưng cũng khiến chúng ta phải tự hỏi về những thông điệp mơ hồ trong các câu truyện truyền thuyết. Có phải Đền thờ thực ra là nơi phát ra những lời sấm truyền như thế? Người Hy Lạp cổ đại tin tưởng vào việc họ đã làm, cho rằng thông lệ trước đây đã lỗi thời - và đây vẫn là cách giải thích phổ biến. Các học giả khác cho rằng những câu truyện này chỉ đơn thuần là sự pha trộn giữa ngạn ngữ, truyện dân gian và nhiều loại tiên tri chung chung vốn lưu hành phổ biến vào thời gian này.

Cho dù chúng ta chấp nhận lời giải thích nào đi nữa, thì những câu truyện này rõ ràng giải thích người Hy Lạp đã xem sự khác biệt giữa kiến thức của con người và thần thánh ra sao - và đến lượt giúp chúng ta hiểu tại sao họ lại hướng về đền thờ để tìm kiếm những gì xem là lời chỉ dẫn về tương lai.

Người đánh xe ngựa ở đền Delphi là một trong số rất ít các tượng đồng có kích thước bằng người thật nguyên bản còn sót lại từ đầu thời kỳ Hy-La. Tượng này là một bộ phận trong nhóm tượng nhiều hơn (trong đó có xe ngựa, ngựa và có lẽ là người giả ngựa) do Polyzelus, bạo chúa Gela, đảo Sicily dâng tặng thần Apollo ở đền Delphi trong những năm 470 tr. CN.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766121010468750/Cac-nen-van-minh-co/Sam-truyen-thoi-co-da...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận