Tài liệu: Có phải Tutankhamun bị mưu sát?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Việc khám phá lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập Tutankhamun (k. 1333-1323 tr. CN) của Howard Carter năm 1922 khiến thế giới phải sửng sốt.
Có phải Tutankhamun bị mưu sát?

Nội dung

Có phải Tutankhamun bị mưu sát?

Thời điểm: k. 1323 tr. CN

Địa điểm: Thebes, Ai Cập

Chồng đã chết, ta lại không con trai ... ta rất ngại.

ANKHESENAMUN, NỮ HOÀNG AI CẬP, QUẢ PHỤ TUTANKHAMUN, K. 1323 TR. CN

Việc khám phá lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập Tutankhamun (k. 1333-1323 tr. CN) của Howard Carter năm 1922 khiến thế giới phải sửng sốt. Bốn căn phòng trong lăng mộ chứa đựng hơn 2000 đồ vật, cho thấy sự giàu có không thể tin được của một pharaoh đạt đỉnh cao quyền lực của Ai Cập. Trong số những điều đáng kính sợ nhất chính là áo quan bên trong của nhà vua, làm bằng hơn 10 kg (22 lb) vàng ròng, bên trong là phần chính của lăng mộ, xác ướp của nhà vua. Mặc dù trong điều kiện rất kém, nhưng thi thể cung cấp một trong những thực tế quan trọng về nhà vua chết ở độ tuổi chưa đến 20.

Tiến sĩ Douglas Derry tiến hành khám nghiệm tử thi lần đầu tiên năm 1925, ngay sau khi mở nắp quan tài. Ông ghi chú có một tổn thương “nằm trên má trái... chỗ lõm hình tròn, da lấp lại trông giống như một lớp vảy. Vòng quanh chu vi chỗ lõm xuống, có các gờ hơi nhô lên, phần da đổi màu”, nhưng tiến sĩ không phát biểu thêm về nguyên nhân dẫn đến cái chết.

(Ảnh trái) Một trong những báu vật lớn nhất trong lăng mộ Tutankhamun là quan tài thứ hai bằng gỗ mạ vàng, của vua con. Lúc đầu quan tài dành cho một vị vua khác nhưng giống như nhiều đồ vật khác tìm thấy trong lăng mộ của Tutankhamun, dành riêng làm dụng cụ mai táng của nhà vua.

(Ảnh phải) Xác ướp Tutankhamun. Thi thể có nhiều đặc điểm bất thường kể cả phần xương sườn phía trước bị mất. Điều này có thể liên kết với vị trí của cánh tay, đặt phía trên bụng. Trong các xác ướp của các nhà vua khác, hay tay thường đặt chéo qua ngực.

Giáo sư R.G. Harrison tiến hành chụp X-quang năm 1968 mới rõ nhà vua bị bệnh lao. Một ảnh chụp phần hộp sọ phóng to cho thấy một mảnh xương vở nằm sai vị trí bên trong, dấu hiệu của bệnh xuất huyết, có thể do bị nhát đánh trúng đầu Chụp X-quang cũng cho thấy phần xương sườn phía trước bị mất, có lẽ bị lấy ra trong khi ướp xác. Người ta cho rằng nhà vua bị một thương tổn ở ngực rất thảm khốc “được thu xếp gọn” để mai táng bằng cuộc phẫu thuật triệt để sau khi chết (?). Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy thương tổn ở nơi khác, nhưng có thể là một biến dạng không thể giải thích được trong quá trình ướp xác tiêu chuẩn thường thay đổi thường xuyên qua các ghi chép khảo cổ.

Vì thế, không có chứng cứ cụ thể dứt khoát nào để hiểu nguyên nhân gây ra cái chết của Tutankhamun. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi chắc có hành động phản phúc, nhất là xét đến các sự cố có chứng cứ xảy ra trước và sau khi nhà vua trẻ tuổi này chết.

Vua con

Tutankhamun là người kế vị, và có lẽ con trai của một pharaoh “dị giáo”, Akhenaten, xóa bỏ tôn giáo Ai Cập đa thần truyền thống để thờ cúng một vị thần mặt trời độc nhất, thần Aten. Thậm chí trong lúc Akhenaten vẫn còn sống có lẽ rõ ràng cũng muốn hướng về cách thờ phụng cổ xưa, và khi nhà vua chết, các thế lực chống lại cải cách giành lấy quyền lực.

Là một cậu bé chưa đến 10 tuổi, Tutankhamun chịu sự giám hộ của các quan lại cao áp, nhất là một nhóm tướng lĩnh quân đội do Ay và Horemheb đứng đầu, Horemheb lại đang giữ chức Phó vương. Ay có thể là cha của Nefertiti, vốn là vợ của Akhenaten, là mẹ vợ Tutankhamun, Ankhesenamun. Dưới sự chỉ đạo của các tướng lĩnh, nhà vua chính thức trở về tôn giáo truyền thống và đảm nhận kế hoạch trùng tu đền thờ quan trọng. Thế nhưng, vào thời điểm nhà vua gần đến tuổi 20, lẽ ra Tutankhamun phải được tự quyền quyết định, điều này có thể - hoặc không thể - trùng hợp với quan điểm của những viên cố vấn của nhà vua.

Sự kiện nhà vua chết trong một thời gian ngắn sau khi đến tuổi trưởng thành tỏ ra có vấn đề ám muội. Sự kiện khác người kế vị không ai khác ngoài tướng Ay, cố vấn khi xưa của nhà vua, cũng đáng ngờ. Cũng có sự trao đổi thư từ đáng kể giữa Nữ hoàng Ankhesenamun và vua Hittites (một đế quốc thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay). Nữ hoàng tuyên bố chồng bà chết, bà không muốn kết hôn với một thần dân của mình rồi lập người ấy làm vua, thay vào đó bà muốn kết hôn với một vị hoàng tử hittite và đang ''ngại'' nói ra điều này. Nhiều người nghĩ mấu chốt ''vấn đề'' là Ay.

(Ảnh phải) Nữ hoàng Ankhesenamun, con gái thứ ba của vua Akhenaten và Tutankhamun. Sau khi chồng chết, hai con gái chết trong bụng mẹ, nữ hoàng viết thư cho vua Hittites đề nghị kết hôn với một người con trai của ông và đưa ông lên làm vua Ai Cập.

(Ảnh trái) Ay tiến hành tang lễ Tutankhamun theo nghi thức, được thể hiện trên vách phòng mai táng Tutankhamun. Theo luật Ai Cập, việc tiến hành mai táng của một cá nhân nhằm khẳng định vị trí thừa kế của anh ta. Mặc dù thường gặp trong các ngôi mộ riêng như cảnh vẽ này không được tìm thấy trong ngôi mộ hoàng gia, và biểu thị sự cần thiết của Ay trong việc nhấn mạnh rằng nữ hoàng sẽ thừa kế để đánh động dư luận bao quanh cái chết của Tutankhamun.

Người ta phái một hoàng tử Hittite đến nhưng bị giết chết trên đường đến Ai Cập. Ay lên ngôi vua hợp thức, có vẻ sau khi kết hôn với Ankhesenamun, sau đó ít lâu mất tích. Trong khi người ta giải thích Ay có hành vi xấu, thì cũng nên lưu ý lời đề nghị của Ankhesenamun dành ngai vàng Ai Cập cho một người nước ngoài ngang bằng với tội phản bội. Thật ra, nếu đúng Tutankhamun bị mưu sát, thì Ankhesenamun có thể xem là thủ phạm, mưu đồ nắm quyền sau này thông qua một người chồng nước ngoài, được sức mạnh quân sự của đế quốc Hittite hậu thuẫn. Một kịch bản luân phiên như thế, ngoài việc đóng vai một kẻ tội phạm Ay cũng còn thủ vai người bảo vệ sự tự do của Ai Cập chống lại một tội phạm, đó là nữ hoàng đang có mưu đồ!

Tuy nhiên, cũng nên nhấn mạnh rằng khi khám nghiệm tử thi, không hề tìm thấy chứng cứ nào dứt khoát cho biết nguyên nhân cái chết, và tất cả những kịch bản như thế đơn thuần chỉ là những giải thích có khả năng xảy ra qua chứng cứ cực kỳ thiếu sót. Tất cả những gì được khẳng định chắc chắn là Tutankhamun chết trẻ, trong khi mưu sát chắc chắn là một khả năng có thể, như toàn bộ các kịch bản luân phiên vừa nêu. Đối với cái chết bất đắc kỳ tử, các tảng đá lấy từ ngôi đền hiện nay bị phá hủy khẳng định dứt khoát rằng Tutankhamun đã tham gia vào chiến dịch quân sự, bất chấp mình còn nhỏ tuổi: có thể nhà vua tử trận hay không? Và khả năng có thể gây ra cái chết của nhà vua đơn thuần là cái chết bất ngờ hay chết tự nhiên, nếu dựa theo chứng cứ hiện có, cũng không thể loại trừ, đây là điều có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết.

(Ảnh phải) Tiến sĩ Douglas Derry rạch nhát dao đầu tiên ở lớp áo liệm xác ướp Tutankhamun. (Ảnh trái) Ảnh chụp X-quang hộp sọ của Tutankhamun năm 1968 cho thấy có mảnh xương vỡ (A) nằm sai vị trí – cũng như chứng cứ có lẽ là do bệnh xuất huyết do bị cú đánh vào đấu gây ra.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4328-02-633766119274218750/Cac-nen-van-minh-co/Co-phai-Tutankhamun-b...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận