Tài liệu: Đập Itaipú

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đập Itaipú và nhà máy thủy điện đi kèm trên sông Parana - hình thành biên giới giữa Brazil và Paraguay - hiện nay là sự phát triển năng lượng có thể tái tạo lớn nhất trên thế giới,
Đập Itaipú

Nội dung

Đập Itaipú

Thời điểm: 1975- 91

Địa điểm: sông Parana, Bruzil-Paraguay

            Một hồ chứa... là dấu hiệu không phải của sự sung túc mà của trật tự, của sự kiểm soát đối với điều không thể kiểm soát nổi.

Joan Didion, 1977

Đập Itaipú và nhà máy thủy điện đi kèm trên sông Parana - hình thành biên giới giữa Brazil và Paraguay - hiện nay là sự phát triển năng lượng có thể tái tạo lớn nhất trên thế giới, cũng là một trong những kỳ quan của thế kỷ 20. Đây cũng là một dự án thành công qua sự hợp tác mật thiết giữa hai quốc gia láng giềng.

ü      Làm nổ tung một trong những đê quai bảo vệ địa điểm xây dựng bằng cách chuyển dòng chảy của sông Parana.

Mọi thứ đều kết hợp với dự án trên quy mô rộng. Đập Itaipú dài tổng cộng khoảng 7,7 km (4,8 dặm) và gồm năm đập liên kết có hình dạng khác nhau, bằng bê tông lẫn ke bờ. Đập chính là đập trọng lực bê tông rỗng: ở giữa rỗng để giảm thiểu số bê tông cần thiết, mặc dù số lượng thật khổng lồ, nhưng kết cấu vẫn đủ sức chịu nổi áp lực của nước chứa bên trong. Các đập riêng biệt khác nhau có độ cao thay đổi từ 25 đến 162m (82 đến 530ft).

ü      Quang cảnh hiện trường trong khi đang xây dựng. Đập tràn nằm bên trái trong khi đập chính nằm bên phải. Các đập bê tông khác nằm giữa hai kết cấu này, với các bờ ke ở bên trái và phải, như thể hiện trong đồ thị.

Nhà máy phát điện nằm ở chân đập chính gồm các máy phát điện turbine, mỗi máy có công suất phát 715 megawatt (MW). Năm 2000, điện năng do nhà máy sản xuất chiếm khoảng 24% tổng nhu cầu điện năng của Brazil và khoảng 95% tổng nhu cầu của Paraguay, công suất đang dự định gia tăng theo từng giai đoạn khi đặt hàng các máy phát sau cùng.

Thi công và vật tư

Thi công bắt đầu vào năm 1975 với nhiệm vụ chuyển dòng chảy của sông Parana ra khỏi địa điểm thi công đập. Sông Parana là sông lớn thứ bảy trên thế giới, với lưu lượng trung bình khoảng 8300 m3 (2930 bộ khối Anh) mỗi giây - đây là lần đầu tiên chuyển dòng chảy của một con sông lớn như thế. Phải mất gần ba năm mới đào xong kênh chuyển dòng, dài 2 km (1,25 dặm), rộng 150m (490ft) và sâu 91m (298ft) bao gồm việc di dời khoảng 50 triệu tấn đất. Sau đó mới xây dựng đê quai ở thượng và hạ lưu của công trình để chuyển dòng chảy của sông qua kênh mới đào. ở độ cao 100m (330ft) và dài 550m (1805ft), những đê quai này thuộc loại lớn nhất xưa nay chưa từng xây dựng.

Một khi sông đã chuyển dòng khỏi địa điểm thi công, thì lòng sông ban đầu đã khô cạn và đào đất trước khi xây dựng những đập và đập tràn này. Để xây dựng những công trình như thế cần phải có tổng cộng 8,8 triệu m3 (310 triệu bộ khối Anh) bê tông và 13,2 triệu m3 (466 triệu bộ khối Anh) đất đá. Tổng cộng có bảy hệ thống cáp treo phía trên, do ba nhà máy sản xuất bê tông ở mỗi bờ cung cấp, duy trì dòng chảy bê tông ở công trường.

Ở độ cao thi công, công trình liên tục không bị gián đoạn 24/24, tuyển dụng khoảng 30.000 nhân công. Số bê tông tiêu thụ lớn gấp 15 lần số bê tông sử dụng để xây dựng Đường hầm qua eo biển Anh và số sắt thép đủ xây dựng 380 tháp Eiffel.

Đập hoàn thành ngày 13/10/1982, cửa van xả nước ở kênh chuyển dòng đóng, nước trong các hồ chứa bắt đầu dâng lên. Hồ chiếm diện tích khoảng 1350 km2 (14.530 dặm vuông), độ sâu tối đa ở đập là 170m (558ft), phải mất 14 ngày mới lắp đầy. Dự án ở quy mô như thế chắc chắn có tác động đến môi trường. Khi nước dâng cao, nhiều nhóm chèo thuyền ra hồ để vớt hàng trăm động vật chết do bị chết đuối

và xây dựng khu bảo tồn động vật hoang dã ở

nơi khác.

Số liệu thực tế

Tổng chiều dài: 8km

Độ cao tối đa: 196km

Chi phí: 18 tỷ $

Nhân lực: 30.000

Số máy phát điện: 18 (20 theo dự án)

Điện năng sản xuất: 1 triệu kw/giờ

Dung tích hồ chứa: 29 tỷ m3

ü      Rọi đèn thi công suốt đêm ở Itaipú, ở đây các máy trục cẩu vật liệu vào đúng vị trí trên đập chính.

ü      Đập nhìn từ Paraguay. Lượng nước thừa từ hồ đã đắp đập được để tràn ở phần cận cảnh.

Lượng nước thừa từ hồ đã đắp đập được để tràn qua một đường có kiểm soát, mặc dù tràn qua đập tràn rất ngoạn mục nằm ở hữu ngạn. Lưu lượng xả tối đa gấp hai lần lưu lượng của cơn lũ lớn nhất trên sông này. 14 cửa van bằng thép tỏa nhánh, mỗi cửa rộng 21,3m (70ft) và cao, điều tiết số lượng nước xả ra.

Điện năng và thích thú

Máy phát điện đầu tiên bất đầu hoạt động vào tháng 5/1984, máy phát điện sau cùng đưa vào hoạt động bảy năm sau vào tháng 7/1991. Mỗi máy phát điện trong số 18 tổ hợp máy phát điện turbine Francis nặng khoảng 3300 tấn và phát hết tải 715 MW. Để sản xuất số điện này, 645m3 (22.770 bộ khối Anh) nước mỗi giây chảy qua mỗi máy. Công suất điện từ nhà máy gia tăng mỗi năm - tối đa hơn 920 tỷ kilowatt giờ điện trong năm 2000. Điều này có nghĩa tiết kiệm sự phóng thích 81 triệu tấn khí Co2 hàng năm nếu số điện này sản xuất từ các nhà máy chạy bằng than. Dự định đến năm 2004 sẽ trang bị thêm hai máy phát điện nữa. Brazil và Uruguay, điều hành những hệ thống điện khác nhau, và các turbine được chia đều giữa hai hệ thống. Hiện nay Brazil tiêu thụ phần lớn điện năng sản xuất, hầu hết ở São Paulo.

Dự án không những thành công về thương mại trong việc cung cấp điện năng cho Brazil và Paraguay, mà còn đảm bảo nguồn cung cấp nước đáng tin cậy cho sinh hoạt, sản xuất và tưới nước. Đập trở thành một trung tâm du lịch chính, có hơn 10 triệu du khách đến tham quan, mang đến nguồn thu nhập rất lớn cho cộng đồng địa phương.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4229-02-633713494644062500/Kenh-dao-va-Dap-nuoc/Dap-Itaipu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận