Tài liệu: Đập Hoover

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1994 Hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ gọi Đập Hoover là Bước ngoặc lịch sử trong kỹ thuật xây dựng quốc gia - “một trong Bảy Kỳ quan kỹ thuật xây dựng trong thế giới hiện đại”.
Đập Hoover

Nội dung

Đập Hoover

Thời điểm: 1931 - 35

Địa điểm: Black Canyon, Neveda, Mỹ

Việc thi công Đập Hoover thuộc về một truyện kể chiến công của những người táo bạo.

Điêu khắc Giáokap Jw Hansen, 1950

Năm 1994 Hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ gọi Đập Hoover là Bước ngoặc lịch sử trong kỹ thuật xây dựng quốc gia - “một trong Bảy Kỳ quan kỹ thuật xây dựng trong thế giới hiện đại”. Đập Hoover (gọi là Đập Boulder cho đến năm 1947) là đập lớn nhất vào thời ấy.

Trong hàng ngàn năm, sông Colorado chảy theo dòng chảy tự nhiên từ Dãy Rocky ra vịnh California, dài 2250 km (1400 dặm). Toàn bộ cuộc sống dọc theo dòng chảy đều phụ thuộc vào nguồn nước để tồn tại, nhưng đến lượt mình sông đã gây thiệt hại tương xứng. Mỗi mùa xuân và đầu mùa hạ, tuyết tan, nguồn cung cấp chính của sông Colorado, thường xuyên gây ra lũ lụt ở vùng đất trũng, gây tổn thất về nhân mạng, thiệt hại đối với cây trồng và tài sản có được từ nước sông. Sau đó, sau mùa hè và đầu mùa thu, dòng sông khô cạn đến mức chỉ chảy nhỏ giọt. Nhằm cải thiện và ổn định cuộc sống dọc theo sông Colorado, dòng sông phải được thuần hóa.

ü      Ngày nay là một phần trong cảnh quan, Đập Hoover xây dựng vắt ngang Hẽm Black trên sông Colorado. Nevada ở bên trái, Arizona bên phải.

Đầu năm 1920, chính quyền nhận thấy ngoài việc kiểm soát lũ, khai thác sông Colorado còn những lợi ích khác với lượng cung cấp nước ngọt ổn định, kênh tiêu tưới cho nông nghiệp, thủy điện và tiêu khiển cho công chúng.

Là mơ ước từ xa xưa, tiến trình thực sự khởi động vào năm 1922 khi ký kết Thỏa ước sông Colorado, phân bố nước sông Colorado đồng đều cho bảy tiểu bang nằm dọc bờ sông, và dẫn đến Đạo luật dự án hẽm Boulder cho phép thi công đập ở hẽm Black nằm giữa bang Ari- zona và Nevada.

Thi công đập

Thi công bắt đầu vào năm 1931 với sự xây dựng một tuyến đường sắt hoạt động xuyên suốt, chuyển máy móc, vật tư, nhân công đến những nơi hiểm trở (Ba trong những phép màu xây dựng trong thế giới hiện đại có ý nghĩa quan trọng nhất: đập Hoover, Kênh đào Panama và Đường hầm qua eo biển Anh), không thể thi công nếu không có đường sắt tiếp cận khu vực thi công.

Một liên hiệp các công ty gồm các nhà thầu xây dựng, ''Sáu công ty'' phối hợp thi công đập. Họ bắt đầu bằng cách cho nổ mìn để làm đường hầm chua giữa hai vách hẽm núi đá, sau đó xây dựng các đê quai ở thượng và hạ lưu địa điểm xây đập và dòng nước được chuyển hướng chảy qua các đường hầm. Sau đó chỉ bắt đầu thi công ở phần đập đang khô cạn. Bất chấp những cản trở nhất thời và tai nạn khá cao cùng với tiến độ thi công dự án.

Số liệu thực tế

Chiều Cao: 221m

Chiều dài đỉnh: 379m

Chiều rộng trên mặt: 13,7m

Chiều rộng ở đáy: 201 m

Trọng lượng: 6.600.000 tấn

Nhân công trung bình: 3500

Chi phí: 165 triệu $

Dung tích hồ: 35,2 triệu m3

ü      Đập đang thi công: tường chắn đất gồm cột xây gạch bê tông cốt thép đổ vào vị trí và xây dựng gia tăng. Ống thép định hình di chuyển bằng máy trục ở phần cận cảnh.

Đập Hoover là đậm vòm trọng lực bằng bê tông- khối lượng nước được giữ bằng trọng lượng và đường cong của tường chuyển tải trọng sang các sườn của hẽm núi, giữ cho tường chịu lực nén. Bê tông rót vào tường xây thành từng khối hay cột, sau đó chết lại với nhau. Vào thời điểm số bê tông gia tăng sau cùng hoàn tất, hoàn thành trước thời hạn 2 năm vào giữa năm 1935, 2,6 triệu m3 (3,25 triệu thước khối Anh - một thước khố Anh H'' 91,44cm3), trọng lượng 6,6 triệu tấn đã được sử dụng - khối bê tông đủ lát một con đường hai làn xe dài 4622km (2872 dặm) từ New York đến San Francisco.

Ngày 30/9/1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tặng dự án này cho nhân dân Mỹ. Trong vòng một năm, các máy phát điện đầu tiên hoạt động ở cả hai mố tường nhà máy thủy điện. Máy phát điện tiếp tục bổ sung, chiếc máy sau cùng lắp đặt vào năm 1961.

ü      Hồ Meal, nhìn thấy bốn tháp lấy nước ở thượng lưu, được xây dựng phía sau đập. Bên dưới đập là các nhà máy điện, dòng chảy của sông Colorado được kiểm soát xả nước ở giữa. Bên trái Nevada, bên sườn là trung tâm tham quan.

Đập ngăn hồ Mead, đặt theo tên bác sĩ Elwood Mead, lúc ấy là ủy viên Hội đồng Khai hoang của Mỹ. Đây là hồ chứa nhân tạo lớn nhất ở Mỹ, chứa khoảng 35,2 triệu m3, hay 28,5 triệu acre foot nước ngọt (1 acre foot nước có thể làm một sân bóng ngập 30,48cm nước).

ü      Sơ đồ thể hiện các khu xây dựng ban đầu Hoover, kể cả nơi lấy nước thông qua các tháp nước ban đầu, nhà máy thủy điện và đập trần để thoát nước thừa khỏi đập.

Lợi ích của đập

Trung tâm tham quan mới cung cấp một cảnh quan trực tiếp vóc dáng thuyết phục của dự án này, cũng như thực hiện vai trò đa chức năng của đập. Tưới nước cho hơn 405.000 ha (1 triệu acle) đất một thời là vùng khô cằn ở tây nam nước Mỹ (và ở Mexico) tạo ra một số vùng đất trồng trọt màu mỡ nhất nước Mỹ, mang lại hàng triệu đô la cho các vùng kinh tế địa phương.

Nguồn cung cấp nước ngọt, độc lập, sạch đáp ứng nhu cầu thương mại và sinh hoạt không ngừng tăng của hơn 20 triệu người sinh sống và làm việc trong khu vực được phục vụ. Thủy điện giá thấp đáng tin cậy cung cấp cho các bang Arizona, California và Nevada. Hằng năm nhà máy thủy điện sản xuất hơn 4 tỷ kilowatt giờ, đủ phục vụ nhu cầu thắp sáng sinh hoạt và thương mại của dân chúng. Từ năm 1939 đến 1949, đây là nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới. Sau cùng, chèo thuyền, bơi lội, trượt nước, cắm trại và câu cá ở hồ Mead và các hồ nhỏ hơn trong đường phân thủy tạo ra một vùng giải trí quanh năm cho hơn 9 triệu du khách hàng năm, tất cả đều do Cục quản lý công viên Mỹ điều hành.

Từ kết quả này, tổng chi phí dự án là 165 triệu $. Hầu hết cùng với tiền lãi, đã đủ hoàn trả cho Bộ tài chính Mỹ qua việc bán điện năng do đập sản xuất. Đập Hoover (Boulder), một công trình có vẻ đẹp hùng vĩ, đã cái tạo và tạo sinh khí cho một vùng bao la ở nước Mỹ và hứa hẹn một tương lai lâu dài và hữu ích.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4229-02-633713494077656250/Kenh-dao-va-Dap-nuoc/Dap-Hoover.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận