Tài liệu: Người ta xây dựng Stonehenge như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Người ta xây dựng Stonehenge như thế nào? Thời xưa đáp rằng thật “khó khăn”, nhưng lời đáp của ngày nay “không khó như chúng ta nghĩ”.
Người ta xây dựng Stonehenge như thế nào?

Nội dung

Người ta xây dựng Stonehenge như thế nào?

Thời điểm: k. 2950-1600 tr. CN

Địa điểm: miền Nam nước Anh

Tầm nhìn rỗng không nói ra của một thời đã qua,

Nhưng kiến trúc đá kỳ vĩ của ngôi đền vẫn sừng sững

Tập hợp cổ kính trên vùng đồng bằng không hề thắc mắc

Đối với hiền triết thời nay tạo biết bao huyền bí.

EDWARD G.ALDRIDGE, GIỮA THẾ KỶ 19

Người ta xây dựng Stonehenge như thế nào? Thời xưa đáp rằng thật “khó khăn”, nhưng lời đáp của ngày nay “không khó như chúng ta nghĩ”. Stonehenge là một công trình độc đáo cũng như đặc biệt nổi tiếng, và chính tính độc đáo này cung cấp manh mối. Nhiều vòng tròn đá ở Anh - có đến vài trăm, một số có đường kính to hơn, đều gồm các tảng đá trong trạng thái tự nhiên. Chỉ ở Stonehenge, các tảng đá đồ sộ mới được gọt đẽo ngay ngắn theo hình dáng vuông góc. Đá nằm ngang bắc qua các khoảng hở giữa các tảng dựng thẳng đứng, giống như rầm đỡ bắc ngang qua ô cửa ra vào - như thể chúng là rầm gỗ vậy. Các tảng đá nằm ngang bên cạnh được liên kết chặt chẽ với nhau bằng mộng ghép, cũng theo kỹ thuật trong nghề mộc. Chúng ta đã hiểu những thực tế này ngay từ đầu: ghi chép lâu đời nhất về Stonehenge vào đầu thế kỷ 11, đề cập đến địa điểm đang xây dựng “giống như ô cửa ra vào”.

Stonehenge ngày nay đổ nát, thất lạc một số tảng đá, và có lẽ không hề hoàn chỉnh theo đúng sơ đồ dự định ban đầu.

Hầu hết công trình tưởng niệm bằng gỗ cùng niên đại với Stonehenge đều bị mục nát hoàn toàn, chỉ lưu lại dấu vết là các vết sẫm màu trên đất. Đây là một ngoại lệ hãn hữu - công trình kỳ lạ ở bờ biển Norfolk đặt tên là “Seahenge”.

Woodhenge và Seahenge

Vì thế Stonehenge, mặc dù xây bằng đá được xây dựng như thể làm bằng gỗ. Đầu thế kỷ 20, trong bán kính cách Stonehenge một vài km, giới nhiếp ảnh gia trên không tiên phong phát hiện một đoạt các dấu hiệu trên bãi cỏ, cũng có kích thước như Stonehenge, sắp xếp đồng tâm tương tự. Địa điểm này rõ ràng là một công trình giống như Stonehenge, nhưng làm bằng gỗ, vì thế đặt tên “Woodhenge”. Thậm chí có cả một trục hướng về phía mặt trời mọc vào ngày hạ chí, như Stonehenge.

Năm 1998-99, lần đầu tiên một trong những công trình bằng gỗ này được phục hồi nguyên vẹn, chứ không phải là những dấu vết trên mặt đất đã bị phân hủy. Được bảo tồn trong lớp đất bùn ven biển trên bờ biển Norfolk miền đông nước Anh, niên đại chính xác là 2050 tr. CN xác định theo tuổi thọ của cây (vòng năm trên cây), ngay lập tức người ta đặt tên “Seahenge”. Ngay giữa một vòng có nhiều cột chống bằng gỗ là một thân sồi độc nhất được dựng thẳng đứng trên mặt đất, lúc đầu trông như nhánh cây nhưng thực ra lại là rễ: cây đã bị lộn ngược đầu.

Vì thế những người xây dựng Stonehenge đã có kiến thức thủ công truyền thống không những trong việc vận chuyển khối đá đồ sộ và dựng chúng thẳng đứng, mà còn cách dời các gốc cây to, như chúng ta nhìn thấy những dấu vết khác trong công trình gỗ - họ biết xẻ các thân gỗ sồi to tướng thành phiến. Chính các kỹ năng này mới có đủ sức xây dựng Stonehenge. Chúng ta không biết những công trình bằng gỗ này biểu thị hình dạng gì trên mặt đất. Có thể chúng là các công trình lợp mái, hay là những thanh gỗ dựng lên đơn giản, hoặc được chạm trổ như các cột thờ vật tổ của người Mỹ bản xứ Seahenge, cảnh quan cụ thể chúng ta thấy nhô lên khỏi mặt đất đầu tiên, khiến chúng ta phải ngạc nhiên với hình dáng khác, chứ không phải mô phỏng theo Stonehenge. Vì Stonehenge là vật tương tự duy nhất gần gũi với chúng ta, thật hợp lý khi cho rằng các cấu trúc gỗ trông giống như Stonehenge. Theo hướng dẫn, các tảng đá khác ở Stonehenge, ban đầu có số lượng tám, nhìn từ trên cao không gì khác hơn cách bố trí nổi tiếng ngay tâm của một công trình tưởng niệm, có niên đại lâu đời hơn, chứ không phải sắp xếp theo mô hình công trình gỗ.

Di chuyển đá

Yêu cầu trước tiên trong việc xây dựng Stonehenge là phải tìm đúng loại đá. Trong số nhiều hoại được sử dụng, nổi tiếng nhất là “đá đồng sulfat” xuất xứ ở miền tây xứ Wales, cách hiện trường khoảng 240km (150 dặm). Kích thước điển hình bằng cỡ chiếc áo quan, nặng đến 4 tấn, việc kéo khối dượng như thế trên bộ hay chở bằng thuyền nhỏ coracle bọc da dọc theo bờ biển vào một trong những con sông nước Anh gần Stonehenge là một việc không khó. Nhưng cũng không hề đơn giản: năm 2000, một nhóm cố gắng vận chuyển đá đồng sulfat có kích thước giống như tảng đá ở Stonehenge phải vất vả lắm mới tìm đủ số người tình nguyện để kéo đá. Một đi đưa xuống thuyền, đá trượt rồi rơi tõm xuống biển, người ta phải lặn, kéo đá từ dưới biển lên, tạo ra nhiều thử thách.

Tảng đá “sarsen” lớn nhất ở Stonehenge nặng hơn, nhưng chúng được khai thác gần đó, chỉ cách hiện trường khoảng 30 km (18 dặm). Khó khăn chính đối với những người xây dựng là tìm đủ số đá “sarsen” có kích thước phù hợp - nếu xây dựng đúng sơ đồ thì Stonehenge phải cần đến 79 tảng “sarsen”.

Quang cảnh cổ điển của Stonehenge, nhìn về hướng đông bắc, sau một khoảng cách là tảng “Heel Stone”, vào ngày hạ chí mặt trời sẽ mọc phía trên tảng đá này.

Trong một thử nghiệm gần đây người ta kéo đá đồng sulfat ở xứ Wales về Stonehenge trên một thanh trượt.

Các vòng tròn và đại lộ ở Avebury bằng cự thạch lâu đời hơn lẽ ra cần đến vài trăm người. Phần lớn đá sarsen ở Stonehenge cắm xuống đất không sâu, Stonehenge không có vẻ hoàn tất đúng theo thiết kế dự định. Có phải họ hết đá?

Việc di chuyển đá sarsen, nặng từ 40 tấn trở lên là nhiệm vụ đầu tiên. Năm 1994, nhà khảo cổ học Julian Richards và kỹ sư Mark Whitby thử nghiệm bằng tảng đá mô hình chứng minh công việc này được tiến hành ra sao. Đá bẩy lên một nôi gỗ, buộc dây thừng vào nôi rồi nhiều toán ra sức kéo. Người ta thường nghĩ nôi phải chạy trên các thanh lăn nhưng năm 1994 các kỹ sư thử nghiệm một cách hiệu quả hơn - trượt nôi trên ray gỗ bôi trơn. Lúc đầu đá bị kẹt, sau đó kéo rất nhẹ, phải dùng đến một nhóm 130 người tình nguyện. Sử dụng dây thừng hiện đại vì lý do an toàn, nhưng người ta biết rằng dây thừng tết có đủ sức vào thời tiền sử được bện bằng vỏ bên trong thân cây. Ước tính mỗi ngày kéo đá đi đúng 1 km qua ngọn đồi dốc thoai thoải, và 10 km (6 ¼ dặm) trên cao trình hay xuống đồi! Chúng ta biết rằng cư dân Thời kỳ đồ đá mới rất khéo léo trong việc xẻ thân cây sồi để làm đường ray. Từ Marlborough Downs, nơi có đá sarsen đến Stonehenge là thung lũng Pewsey - phải kéo đá xuống vách dựng đứng của vách phía bắc thung lũng, băng qua thung lũng ẩm ướt, rồi kéo lên dốc đến vùng đất cao xây dựng Stonehenge.

Tạo dáng và dựng thẳng đá

Đá sarsen được tạo dáng bằng cách dùng búa đá sarsen nện - một công việc cần thời gian vì đá sarsen rất rắn và không bị vỡ vụn thành những mảnh lớn, nhưng dễ tách theo từng thớ. Người ta phát hiện nhiều chày vồ và búa đá với nhiều kích thước khác nhau ở Stonehenge, sau này dùng để dựng đá thẳng đứng, cắm chặt vào nền đất. Một số tảng đá cắm vào đất có chiều dài như nhau, với sự tham gia của nhiều toán thợ đẽo đá.

Việc dựng thẳng đá cũng được thử nghiệm năm 1994. Đá lắp đầu vào các lỗ đào sẵn, phải thật khéo để làm tảng đá ngã bằng cách trượt một tảng đá nhỏ hơn phía bên kia, thay đổi sự cân bằng đột ngột. Công nghệ thời kỳ đồ đá mới có khả năng làm được việc này, nhưng suy nghĩ trong thời kỳ đồ đá mới có giống như thế hay không? Lúc ấy một nhóm khoảng 130 nhân lực (nam, nữ mạnh, yếu ở nhiều độ tuổi) dùng dây thừng để dựng thẳng đá chạy trên một “khung chữ A” bằng gỗ. Công việc sau cùng, khi đã dựng thẳng đá xong, nêm bằng các tảng sarsen nhỏ hơn để đảm bảo đá nằm chắc chắn trong lỗ, rồi dựng các tảng đá làm rầm đỡ lên phía đỉnh. Công việc này phải được tiến hành hoặc bằng cách kéo đá lên đường dốc nghiêng, hoặc trước tiên bẩy đá lên một cạnh, sau đó bên cạnh khác trên một giàn giáo nâng làm bằng gỗ chất đống. Cho dù có áp dụng cách nào đi nữa, khi đã nâng lên đúng độ cao yêu cầu, thì rầm đỡ phải được đẽo gọt, tạo dáng rồi dời đến vị trí cuối cùng. Vì không tìm thấy dấu vết nào của đường dốc, có thể người xưa sử dụng gỗ chất đống.

Vì thế, căn cứ vào số lượng từ 130 nhân lực trở lên, cùng với kỹ năng di chuyển đá và tạo dáng gỗ mà chúng ta biết cư dân Thời kỳ đồ đá mới vốn thông thạo, có lẽ việc xây dựng Stonehenge không quá khó như chúng ta ngày nay thường nghĩ. Ít nhất ở phương Tây, chúng ta quá quen thuộc với cơ khí đến mức chúng ta quên rằng chỉ bằng kỹ năng và cơ bắp của con người có thể cũng làm được chuyện. Vì thế một phần bí ẩn là thuộc về chính chúng ta, không phải “người ta đã xây dựng Stonehenge như thế nào?” mà chính là “Tại sao chúng ta lúng túng trước câu hỏi người ta xây dựng Stonehenge như thế nào?”

Cũng nên lưu ý một điều kỳ lạ về một mảnh vỡ ở Stonehenge trong thử nghiệm. Không có dự định chừa lại, mảnh vỡ này trông rất hùng vĩ nằm trên cánh đồng phía bắc Wiltshire, và ý định chừa lại mảnh vỡ này ngày nay vẫn còn là bí ẩn. Sau đó chúng được tháo dỡ vì có tin đồn người ta lén lút tụ tập ở đây để tổ chức liên hoan hay “bình phẩm”. Ngày nay tin đồn rằng người ta đem cất các tảng đá vào kho, để dành bán lại cho những ai muốn thử xây Stonehenge của riêng mình theo cách cổ xưa hay hiện đại.

Trong cách tái tạo này người ta dùng một khung chữ A để nâng lực của đòn bẩy khi kéo đá dựng đứng ở Stonehenge. Các kỹ sư Thời kỳ đồ đá mới có thực hiện như thế không?

Trong việc nâng rầm đỡ ở Stonehenge, giới kỹ sư thời hiện đại dùng sức người nhưng cũng dùng giàn giáo và đội mũ bảo hộ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766093947500000/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Nguoi-ta-xay-dung-S...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận