Tài liệu: Có sự thờ cúng nữ thần Mẹ hay không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong thời buổi ý thức rõ về giới tính như ngày nay, khi sự tượng trưng cho nam giới của vị nam thần trong Cơ Đốc giáo ngày càng được xem là vấn đề, thì tranh luận về tục thờ cúng nữ thần mẹ thời tiền sử lại lôi kéo rất nhiều người tham gia.
Có sự thờ cúng nữ thần Mẹ hay không?

Nội dung

Có sự thờ cúng nữ thần Mẹ hay không?

Thời điểm: 7000 – 2000 tr. CN

Địa điểm: Anatolia, Châu Âu và Địa Trung Hải

Nữ thần bản chất là tự nhiên và mặt đất, dao động theo mùa, mang đến sự sống trong mùa xuân và sự chết trong mùa đông.

MARIJA GIMBUTAS, 1999

Trong thời buổi ý thức rõ về giới tính như ngày nay, khi sự tượng trưng cho nam giới của vị nam thần trong Cơ Đốc giáo ngày càng được xem là vấn đề, thì tranh luận về tục thờ cúng nữ thần mẹ thời tiền sử lại lôi kéo rất nhiều người tham gia. Bản thân quan niệm ít nhất bất đầu từ thế kỷ 19, với nhiều giả thuyết cho rằng xã hội con người ban đầu thuộc mẫu quyền và phụ quyền chỉ lấn át trong thời gian gần đây rồi phát triển ở một giai đoạn sau này. Những người ủng hộ giả thuyết này xác nhận trên cơ sở phân tích các truyện thần thoại của vùng Cận Đông và biển Aegea cổ đại. Giới nhân chủng học tìm cách phân biệt một tôn giáo phổ biến ban đầu trong đó hình ảnh chi phối, một “Nữ thần vĩ đại”, có một “nam thần chết” theo hầu, với việc sinh tử của ông ta được biểu tượng hóa theo chu kỳ mùa hàng năm. Báo cáo thuyết phục nhất về niềm tin này được tìm thấy The Golden Bough của Ngài James Frazer, một công trình nghiên cứu tương đối bao quát và đồ sộ về truyện thần thoại và tôn giáo trên khắp thế giới được xuất bản thành 12 tập từ năm 1911 đến 1915.

Tượng một phụ nữ đang ngủ ở Tarxien, Malta, thiên niên kỷ 3 tr. CN, giúp khẳng định thêm giả thuyết có một tôn giáo thờ ''nữ thần'' thời tiền sử.

Tượng nhỏ “Nữ thần mẹ” ở Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ, thiên niên kỷ 7 tr. CN. Nghiên cứu gần đây cho thấy tượng nhỏ ở Catalhoyuk không đặt trong “đền” trong phạm vi định cư như trước đây người ta thường nghĩ, mà đặt ngoài sân hay các khoảng trống lộ thiên. Không đủ chứng cứ cho rằng số tượng này tượng trưng các vị thần, mặc dù một số có liên quan đến thần chết.

Nền tảng chung như thế đã giúp nhà khảo cổ người Anh, ngài Arthur Evans dễ dàng tán thành giả thuyết cho rằng tôn giáo của người Minos đảo Crete thờ phụng chính là “nữ thần vĩ đại”, hình một phụ nữ được mô tả trên các bích họa và tượng nhỏ ở cung điện Knossos. Cũng thường thấy như thế ở Malta, Themistocles Zammit nhìn thấy hình ảnh ở Tarxien và Hal Saflieni như chứng cứ của một tôn giáo thờ “nữ thần” thời tiền sử, ít lâu sau khái niệm được phát triển thành các thể hiện đại cương và khó hiểu trong các ngôi mộ Thời kỳ đồ đá mới ở tây bắc Châu Âu.

Thế nhưng, vào cuối thập niên 1960, các nhà khảo cổ ngày càng không thừa nhận cách giải thích này. Lướt qua các nét khái quát về tôn giáo thời tiền sử, chúng ta nên dựa vào một điều gì đó mang tính bản chất nhiều hơn là các tác phẩm miêu tả phụ nữ. Người ta nêu rõ rằng tượng nhỏ đặt trong phần mộ chẳng hạn không hẳn đại diện cho các vị thần, và trong mọi trường hợp, không luôn luôn biểu hiện cho phái nữ. Một số tượng không giới tính nên hiểu đó là nam giới, trong các trường hợp khác, giới tính không quan trọng. Tượng ''phụ nữ'' đẫy đà trong đền Tarxien ở Malta, chỉ còn lại phần đế tượng, dễ nhận thấy tượng này là nam nhiều hơn là nữ. Một ít hình dạng nữ tính rõ ràng được tìm thấy trong số các tác phẩm chạm khắc cự thạch ở Tây Âu cũng bị gạt bỏ xem là chưa đủ chứng cứ nhận dạng “nữ thấn mẹ” trong số các hình ảnh khó hiểu hơn nhiều trong các ngôi mộ này.

Tượng nhỏ Faience trong cung điện Minos ở Knossos, đảo Crete, thiên niên kỷ 2 tr. CN, mô tả một phụ nữ để ngực trần, mỗi tay nắm một con rắn nhỏ. Rắn thường đi kèm với thần thánh trong thần thoại học Aegea ban đầu nhưng liệu tượng này có tượng trưng cho một nữ thần hay một người phục vụ tham gia hành lễ hay không vẫn chưa rõ.

Đế tượng khổng lồ bằng đá vôi trong ngôi đền thời tiền sử Tarxien. Malta, thiên niên kỷ 3 tr. CN. Thiếu phần trên nhưng tượng này cũng thể hiện rõ một nam thành viên hàng đầu trong xã hội Malta như một nữ thần mẹ đẫy đà.

Giả thuyết Gimbutas

Khuynh hướng hoài nghi này được nhà khảo cổ Marija Gimbutas không thừa nhận trong một loạt sách, bắt đầu bằng The Gods and God-desses of Old Europe năm 1974 và kết thúc bằng The Living Goddesses, xuất bản sau khi ông mất năm 1999.

Gimbutas sử dụng các tượng nhỏ Thời kỳ đồ đá mới ở đông nam Châu Âu để phát triển một mô hình xã hội nông nghiệp ban đầu yên bình thờ phụng nữ thần và tổ chức theo xã hội mẫu quyền. Trật tự xã hội này phát triển từ Cận Đông (bích họa và tượng nhỏ ở Catalhoyuk, nam Thổ Nhĩ Kỳ) đến Tây Âu, nơi đây không thể hiện bằng các tượng nhỏ mà bằng các mo-tif xoắn ốc của nghệ thuật cự thạch, trong đặc điểm “giống tử cung” của các hang mộ-hành lang Thời kỳ đồ đá mới và theo sơ đồ hình tròn của các công trình nghi thức quan trọng. Gimbutas lập luận rằng những xã hội mẫu quyền thờ cúng nữ thần này sau cùng bị các xã hội phụ quyền hiếu chiến thay thế trong một loạt các cuộc xâm chiếm của các dân tộc cưỡi ngựa từ vùng thảo nguyên Âu Á trong thiên niên kỷ 4 và 3 tr. CN.

Đặc điểm “giống như tử cung” của hang mộ-hành lang ở Tây Âu - như ở Longue, Brittany. Pháp - được Marija Gimbutas dùng làm cơ sở giải thích quan điểm của bà về xã hội mẫu quyền ở Châu Âu ban đầu.

Giới khảo cổ dễ dàng chấp nhận khái niệm các xã hội thời tiền sử có lẽ rất khác biệt với xã hội của quá khứ gần đây. Tuy nhiên, ý kiến phản đối giả thuyết Gimbutas chính là cách phân tích của bà bỏ qua tính đa dạng và nội dung chứng cứ. Sự thể hiện theo thuyết hình người về giống cái được tìm thấy phổ biến ở các địa điểm thời tiền sử và lịch sử gần đây. Hình vẽ có cổ áo và ngực phác họa trên vách đá trong hang ngầm Coizard ở tây bắc Pháp, và ''nữ thần rắn'' trong cung điện ở Knossos, đảo Crete chỉ là hai trong nhiều ví dụ. Thế nhưng, các hình ảnh và biểu tượng nam tính (chẳng hạn như dương vật) cũng thường gặp trong bối cảnh Châu Âu thời tiền sử, cũng như trong cùng các xã hội ấy nơi tìm thấy tượng phụ nữ nhỏ.

Ngoài ra, không có lý do để giả định rằng tất cả những thể hiện như thế đều là thần thánh. Điều này áp dụng vào việc thể hiện phái nam nhiều hơn phái nữ. Dễ dàng nhận thấy số lượng này tượng trưng cho tổ tiên hay người chết gần đây: hình ảnh của người chết được giữ trong nhà có lẽ cho đến khi hết thời gian đau buồn.

Có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về các tượng nhỏ này tạo ra một cách giải thích đơn giản bao quát toàn bộ, cho dù theo nghĩa niềm tin tôn giáo hay tổ chức xã hội hay không thật không chắc chắn. Một thực tế đáng chú ý về chứng cứ do Gimbutas tập hợp là tính vô cùng đa dạng, và đây cũng là một trong những điểm yếu nhất: các tượng nhỏ trong nhà ở, trong hầm mộ và trong ''đền'', cũng như các tác phẩm chạm trổ xoắn ốc trong mộ cự thạch. Nghiên cứu tỉ mỉ từng trường hợp cho thấy không phải là một tôn giáo duy nhất phổ biến, mà là một sự đa dạng gồm nhiều niềm tin và thông lệ khác nhau.

Hình xoắn ốc trong phòng mộ Newgrange, Ireland, k. 3100 tr. CN, là dấu hiệu khác giúp Marija Gimbutas khẳng định xã hội mẫu quyền.

Sau cùng, giả thuyết cho rằng Châu Âu vào thời tiền sử ban đầu là một xã hội mẫu quyền yên bình cho đến khi xảy ra bạo động, chiến tranh và đặc tính tàn phá của sự tranh giành từ các cuộc xâm chiếm của những người cưỡi ngựa theo phụ quyền đến từ thảo nguyên, hầu như mỗi điển đều không được thừa nhận. “Châu Âu cổ” của Gimbutas vốn không yên bình: cá nhân bị tàn sát - đàn ông, đàn bà và trẻ em - bị rìu chém đứt đầu ở Talheim, Đức không chắc đã nghĩ như thế. Cũng không hề có những cuộc xâm lăng từ thảo nguyên căn cứ vào chứng cứ khảo cổ. Không có gì chứng minh các dân tộc mới càn quét Châu Âu trong thiên niên kỷ 4 và 3 tr. CN, mà hoàn toàn trái lại, mọi việc trong các xã hội bản xứ cho thấy có sự phát triển tại chỗ, đều đặn.

Giả thuyết “nữ thần mẹ” hiểu theo nghĩa mà Marija Gimbutas và nhiều người khác hình dung do đó đều bị kiến thức khảo cổ hiện hành phủ nhận. Thật ra, chứng cứ cung cấp một bài học khó chịu áp đặt sự mơ tưởng theo ghi chép khảo cổ. Thế nhưng điều này không phủ nhận niềm tin cho rằng phụ nữ và các vị nữ thần, đóng nhiều vai trò rất khác nhau trong xã hội con người trong quá khứ. Muốn phủ nhận quan điểm mẫu quyền phát triển rộng khắp thời tiền sử không phải hàm ý phụ quyền là điều kiện tự nhiên hay nhất thiết là điều kiện đáng mong muốn trong xã hội con người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766093159531250/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Co-su-tho-cung-nu-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận