Tài liệu: Công việc trồng trọt bắt đầu ra sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đối với phần lớn quá khứ của nhân loại, con người đã sống nhờ vào săn bắn và hái lượm để có thức ăn.
Công việc trồng trọt bắt đầu ra sao?

Nội dung

Công việc trồng trọt bắt đầu ra sao?

Thời điểm: cách đây sau 12.000 - 4.500 năm

Địa điểm: Cận Đông, Mexico, Trung Quốc, dãy Andes, miền đông nước Mỹ, Hạ sa mạc Sahara - Châu Phi

Đây chính là cuộc Cách mạng trong Thời kỳ đồ đá mới.

V. GORDON CHILDE, 1936

Đối với phần lớn quá khứ của nhân loại, con người đã sống nhờ vào săn bắn và hái lượm để có thức ăn. Chúng ta tiến hóa như một chủng loài rất lâu trước khi tổ tiên bắt đầu sống trong các quần xã định cư cùng với động, thực vật thuần hóa - trồng trọt là một sự kiện mới lạ và các nhà khảo cổ vẫn còn xa lạ trong việc thấu hiểu tại sao có một sự thay đổi căn bản như thế trong cách sống của con người lại diễn ra. Công việc trồng trọt diễn ra lần đầu tiên cách đây khoảng 12.000 năm trên dải đất phì nhiêu hình lưỡi liềm ở Cận Đông. Việc trồng trọt cũng được nghĩ ra ở sáu khu vực khác trên thế giới ngay sau thời điểm ấy: ở miền trung Mexico cách đây khoảng 9.000 năm sau đó ít lâu ở miền bắc và nam Trung Quốc, kế đến miền trung dãy Andes cách đây khoảng 7.000 năm, và sau cùng ở miền đông nước Mỹ và vùng hạ sa mạc Sahara ở Châu Phi cách đây khoảng 4.500 năm.

Một yếu tố chung trong tất cả các phát triển riêng biệt này là việc trồng trọt bắt đầu sau khi kết thúc Thời kỳ băng hà sau cùng và có lẽ có quan hệ mật thiết việc môi trường ấm lên và sự gia tăng dân số đáng kể. Nhưng loại hình trồng trọt được áp dụng ở mỗi khu vực hoàn toàn khác biệt, phần lớn do động, thực vật bản xứ quyết định – lúa mạch, lúa mì, cừu và dê ở Cận Đông, ngô ở Mexico, lúa ở Trung Quốc, và kê, lúa miến và gia súc ở hạ sa mạc Sahara, Châu Phi. Ngoài ra mỗi khu vực có vẻ như có một tập hợp các biến cố và nguyên nhân của riêng khu vực mình khiến cho con người từ bỏ cách sống săn bắn - hái lượm của tổ tiên.

Ở chân gò đất định cư ở Jericho là những gì còn lại của một ngôi làng trồng trọt lâu đời trong đó con người sống trong các căn nhà họp thành vòng tròn nhỏ, nhưng cũng xây dựng tháp canh lớn này.

Đầu người bằng thạch cao trong Thời kỳ đồ đá mới ở Jericho.

Sự định cư của người săn bắn-hái lượm ở Abu Hureyra, Syria, phát hiện bên dưới các nhà bằng gạch bùn trong một thị trấn trồng trọt, trong hình vẽ bên dưới, đây là một nền kinh tế nông nghiệp hỗn hợp, trống lúa và nuôi gia súc.

Cận Đông: nghiên cứu trên hoàn cảnh cụ thể

Việc nghiên cứu việc trồng trọt ở Cận Đông có một lịch sử lâu đời, với công trình tiên phong của Robert Braidwood trong thập niên 1940 ở thung lũng Chemchemal, đông bắc Iraq, tiếp đến là các cuộc khai quật của Kathleen Kenyon ở Jericho, thung lũng Jordan trong thập niên 1950. Công việc đầu tiên này tập trung vào các quần xã trồng trọt lâu đời Thời kỳ đồ đá lưới ở Cận Đông, nhưng vẫn không thấy đồ gốm. Gần đây hơn, các nhà khảo cổ như Ofer Bar-Yosef đã cho thấy chúng ta cần nghiên cứu chi tiết ở thời xa xưa hơn nếu như muốn tìm hiểu thấu đáo tại sao việc trồng trọt lại bắt đầu trong khi nhà khảo cổ kiêm thực vật học Gordon Hillman đã cung cấp cách nhìn mới bằng việc nghiên cứu hệ thực vật hoang dại vẫn còn tồn tại của vùng Cận Đông và tiến hành nghiên cứu vi mô các tàn tích thực vật còn lại trong khi khai quật.

Ngày nay điều hiển nhiên là chúng ta nên chú ý đến sự thay đổi thất thường của khí hậu trong thiên niên kỷ sau cùng của Thời kỳ băng hà, chứ không phải và địa cầu ấm lên khác thường cách đây 11.600 năm. Cách đây khoảng 14.500 năm, vùng đất ven biển và thung lũng sông ở Cận Đông được bao phủ bằng lớp rừng sồi hỗn hợp dày, trong khi nơi khác là thảo nguyên sum sê với nhiều loại thực vật có thể dùng làm thức ăn. Số này bao gồm tổ tiên mọc hoang của lúa mạch và lúa mì đã thuần hóa, hạt của các loại lúa này được những người thợ săn-hái lượm thuộc nền văn hóa Natufian, những người bắt đầu sống định cư, gom lại thành số lượng lớn, như ở Ain Mallaha, Israel và Abu Hureyra, Syria. Đây là một giai đoạn trước nay tổ tiên chúng ta chưa hề chứng kiến, một phần được thuận tiện hơn do linh dương sống thành từng đàn rất đông có thể săn bắn.

Trong khoảng 2.000 năm các quần xã này phát triển mạnh, phát triển nhiều thuộc tính văn hóa thường kết hợp với người nông dân - kiến trúc đá, cách mai táng phong phú, nghệ thuật và công nghệ xay thực vật phức tạp. Sau đó, cách đây khoảng 12.600 năm, khí hậu chuyển sang bước ngoặt tồi tệ hơn. Thay vì nhiệt độ ấm và lượng mưa nhiều, những người thợ săn-hái lượm đột nhiên đối mặt với thời kỳ băng hà kéo dài thêm 1.000 năm nữa, cùng với hạn hán và sự giảm sút đáng kể thực vật hái lượm và động vật săn bắn. Giai đoạn khí hậu ngắn ngủi này Younger Dryas có vẻ như xảy ra khi dân số săn bắn-hái lượm đạt đến mức trước đây không ngờ do đó lại đẩy nguy khốn đến tột cùng.

Cách định cư cố định không thể duy trì và thêm một lần nữa, cách sống luôn di chuyển lại được chấp nhận, dân cư không bao giờ ở nơi nào lâu hơn một vài tháng. Thế nhưng một số liên kết với cách sống trước đây vẫn còn duy trì. Các ngôi làng bị bỏ phế được giữ lại làm nghĩa trang - có vẻ như nhiều nhóm người định kỳ họp với nhau tại di tích cổ này để cùng chôn cất người chết, trong một số trường hợp mang theo túi xương, hay chỉ và hộp sọ, đào lên từ các lần chôn tạm trên đường tìm thức ăn. Vì thế có thể giai đoạn sống cố định cách đây khoảng 14.500 đến 12.500 năm đã thấm sâu vào thái độ văn hóa vẫn còn lại với người dân trong thời kỳ Younger Dryas, và cũng là yếu tố cần thiết cho việc phát triển các làng trồng trọt sau này.

Để có đủ thức ăn trong điều kiện khô hạn trong thời kỳ Younger Dryas, chắc hẳn con người bắt đầu trồng cây bằng cách gieo hạt, trồng tiếp và tưới nước. Thật ra có lẽ họ đã quen với các thông lệ như thế từ nhiều năm trước, lúc ấy họ vẫn còn sống trong những ngôi làng cố định, vì các hoạt động này được ghi chép đầy đủ trong số các nhóm săn bắn-hái lượm gần đây.Việc trồng trọt thực vật mọc hoang đã gia tăng sản lượng, cho phép con người hoạch định sự di chuyển của mình, đối với họ đây cũng là một bước tiến trước đây chưa từng có trong việc phát triển thực vật thuần chủng.

Dải đất hình lưỡi liềm bao gồm các thung lũng sông quan trọng là cảnh quan định cư trồng trọt đầu tiên. Một trong những đặc điểm quan trọng là sự hiện diện của các tổ tiên hoang dại của các chủng loài đã thuần hóa do người săn bắn-hái lượm khai thác trong nhiều ngàn năm.

Đặc điểm chính của các loại ngũ cốc thuần chủng là hạt vẫn còn nằm trên cuống khi chín, chứ không phải tự động rơi xuống để tự nảy mầm. Điều này có nghĩa nông dân lấy lại hạt để dùng, và giữ lại số lượng thích hợp để trồng tiếp. Các loại đậu cũng tương tự vẫn còn nằm trong vỏ - “nằm chờ người thu hoạch”, theo cách nói của Daniel Zohary một chuyên gia nổi tiếng về sự thuần chủng thực vật. Trong số cây lúa mì và lúa mạch mọc hoang dại chắc hẳn có một vài loại đột biến vẫn giữ lại hạt theo cách này, khi những người hái lượm và trồng trọt trong thời kỳ Younger Dryas cắt những cây ngũ cốc, gom hạt dự trữ rồi đem trồng nơi khác, thì những loại thực vật đột biến này vẫn có sự hiện diện không cân đối trong các loại đã trồng.

Chắc hẳn những người trồng trọt thời kỳ tiền-nông nghiệp này ít lâu sau tìm thấy các loại ngũ cốc mọc hoang, đặc biệt phát triển trên vùng đất phù sa trong thung lũng Jordan, nhất là ven các con suối tự nhiên. Lúc lượng mưa tăng đáng kể và toàn cầu đột nhiên ấm lên cách đây khoảng 11.600 năm, chính trong thung cũng này con người có khả năng trở về cách sống định cư. Họ bắt đầu xây dựng các căn nhà bằng gạch bùn, nhất là ở Jericho, nơi đây người ta xây một tháp canh to lớn bằng đá và vách tường có lẽ dùng để bảo vệ chống lại các trận lũ và dòng chảy bùn hơn là mục đích phòng thủ trong chiến tranh. Cách một km về phía bắc, làng Netiv Hagdud cũng được thành lập, nơi đây có nhiều dấu vết của việc trồng lúa mạch - mặc dù loại lúa này vẫn còn là loại thực vật mọc hoang. Ở làng này và Jericho luôn có sự tiếp nối và chuẩn bị nghi lễ mai táng công phu của số người săn bắn-hái lượm trong thời kỳ Younger Dryas - nhất là thông lệ cắt đầu và mai táng lại hộp sọ. Phần lớn công cụ của họ cũng còn nguyên chứng tỏ việc săn bắn và hái lượm thực vật mọc hoang vẫn tiếp tục. Sự phát triển tương tự diễn ra trên suốt dải đất hình lưỡi liềm.

Một số làng Thời kỳ đồ đá mới đầu tiên công phu nhất được xây dựng ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và đông bắc Iraq, nơi đây các bức tượng nhỏ bằng đất sét cho thấy có sự xuất hiện của một ý thức hệ mới. Nhà khảo cổ học người Pháp – Jacques Cauvin cho rằng điều này được kết hợp với các thái độ suy nghĩ mới về đất đai, yếu tố cần thiết để phát triển việc trồng trọt toàn diện.

Một hòn đá mài ở Abu Hureyra. Sự trồng trọt khởi đầu mang lại nhiều việc làm khó nhọc.

Một khi đã thành lập các ngôi làng này, thì không còn đường để quay về với việc trồng trọt. Chúng ta biết làng mạc thường liên kết với nhau bằng hệ thống buôn bán vật liệu như obsidian (thủy tinh núi lửa, đá vỏ chai) và vỏ sò, chắc hẳn hạt ngũ cốc từ các loại thực vật thuần chủng cũng theo hệ thống này. Vì thế chẳng bao lâu các làng này đều có các cánh đồng ngũ cốc, cũng như đậu và đậu lăng để nuôi sống cư dân đang phát triển rất nhanh. Trong vòng 1.000 năm, con dê đầu tiên đã được thuần chủng, tiếp đến và các loại gia súc khác. Làng mạc biến thành thành phố với các căn nhà xây bằng đá hai tầng, phố xá, sân bãi và nhà kho. Đây là đỉnh cao của thời kỳ trồng trọt ban đầu, một sự phát triển bắt nguồn từ những người săn bắn-hái lượm đầu tiên cách đây 14.500 năm, sau đó báo hiệu bằng sự thay đổi khí hậu đột ngột trong thời kỳ Younger Dryas và đặt tiền đề cho các nền văn minh đầu tiên xuất hiện.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766091100625000/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Cong-viec-trong-tro...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận