Tài liệu: Xe điện ngầm Moscow

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đều nhận thấy sự đi lại trong nội thành ngày càng khó khăn hơn khi thành phố mở rộng.
Xe điện ngầm Moscow

Nội dung

Xe điện ngầm Moscow

Thời điểm: 1931 trở đi

Địa điểm: Moscow, Nga

            Hàng ngàn người đổ xô đến sân ga suốt ngày đêm để say sưa ngắm nhìn... Thật khó tin rằng có một công trình như thế bên dưới lòng đất Mạc Tư Khoa  (Moscow)

Alexel Sushkin, nhân dịp khánh thành ga Mayakovkaya,1938

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đều nhận thấy sự đi lại trong nội thành ngày càng khó khăn hơn khi thành phố mở rộng. Nói đơn giản, không đủ mặt bằng trên bề mặt nào có thể thích ứng với các cao ốc thương mại đồ sộ, mức độ hoạt động kinh tế cao, mật độ dân cư dày đặc và mật độ giao thông khổng lồ. Giao thông đường bộ buôn là vấn đề, cho dù phương tiện do ngựa kéo hay chạy bằng động cơ đến trong. Trong khi Moscow lại sử dụng xe điện ngầm và xe điện bánh hơi cũng như xe buýt, việc vận chuyển càng nhiều người bằng xe điện ngầm càng tất tỏ ra rất hiệu quả.

ü      Ga Mayakovskaya do Alexei Dushkin thiết kế thật phi thường trong phong cách Nghệ thuật trang trí hoàn hảo.

ü      Panel khảm trên trần nhà ga Novokuznetskaya khởi công trong thế chiến II nhưng đến năm 1978 mới hoàn thành. Đây là công trình của Alexander Deinaka, mô tả ngành công nghiệp xây dựng Xô viết.

Moscow khá muộn trong việc xây dựng xe điện ngầm chỉ khởi công dưới chế độ cộng sản. Hội đồng thành phố thảo luận ý tưởng này vào đầu năm 1900, nhưng gặp sự phản đối của Hiệp hội khảo cổ đế quốc Nga lẫn tổng giám mục vùng Moscow, cả hai đều ngại việc đào hầm sẽ ảnh hưởng đến phần móng của các nhà thờ và các công trình khác, làm cho kế hoạch không thể xúc tiến.

Số liệu thực tế

Tổng chiều dài của hệ thống: 262 km

Nhân công: 70.000

Số ga xe điện ngầm: 160

Số toa xe điện ngầm: 4218

Số nhân viên: 34.000

Thế nhưng vấn đề giao thông không giảm kế hoạch xe điện ngầm theo quy hoạch được phê chuẩn năm 1931. Nói chung, kế hoạch này gồm một loạt 12 tuyến đường tỏa nhánh,  nối với nhau thành từng đôi để tạo các tuyến từ cạnh này của thành phố sang cạnh khác.

Bố trí mở rộng cho các điểm nối giữa các tuyến, sao cho chỗ đường giao nhau tương đối vô hại. Cung đường đầu tiên khánh thành là cung đường từ Sokolniki nằm ở đông bắc đến Cung điện Krinskaia ở tây nam, với một nhánh dẫn đến Smolensia Rinok. Công trình được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nikita Kruschev, sau này nổi tiếng trong vai trò lãnh đạo Xô viết. Lúc đỉnh điểm, thi công xe điện ngầm theo ước tính sử dụng khoảng 70.000 công nhân.

Phương pháp thi công

Xây dựng hầm chui bằng hai phương pháp. Một là đào - phủ, nghĩa là đào một hào lộ thiên khổng lồ, xây dựng sân ga và đặt đường ray, sau đó phủ đất lên trên công trình. Hai là thi công sâu, sử dụng giếng vào và tường chắn thành hầm để liên kết các giếng ở cao trình thấp, vì thế tạo ra đường ray. Trong cả hai trường hợp, các đội thi công phải đào một hỗn hợp đất nhiều mùn với đá vôi, nhưng chính các vùng cát lún là nguy cơ gây lũ lụt rất rõ. Kế đến là cái rét mùa đông. Đất mang lên mặt đất đổ thành đống, thường bằng xe rùa đẩy tay, nhưng phái chở đi trước khi đông cứng.

Trang trí

có lẽ hệ thống đường xe điện ngầm ở Mos- cow là ở quy mô đồ sộ và trang trí công phu ở các ga, ít nhất là những bộ phận thi công đầu tiên trong hệ thống. Khi dùng thang cuốn xuống cao trình sân ga, hành khách bước vào một quảng trường trung tâm rộng giữa các sân ga, đôi khi kết hợp với các tác phẩm điêu khắc. Vách trát đá cẩm thạch thường là màu hồng nhưng thỉnh thoảng cũng có làu đen. Chiếu sáng bằng chúc đài treo, và tượng các vị anh hùng, tác phẩm khảm, hội họa, chạm khắc và trát vữa trang trí vách.

Bản thân các sân ga đều rộng và thẳng, chiều dài đến 150m (490ft), cũng như thường thấy ở London. Xe điện ngầm ở Moscow trang bị bằng bốn cặp cửa đôi, đặt ở hai bên toa. Tóm lại, tổng thể thiết kế để tạo ấn tượng cho du khách đến Moscow, cho dù họ là khách nước ngoài hay từ các tỉnh đến.

Thi công sau này bao gồm tuyến vành đai hay tuyến Đường vòng. Tuyến này giao với các tuyến tỏa nhánh cách khoảng 5km (3 dặm) tính từ trung tâm Moscow, có nghĩa là đi nhiều tuyến không cần phải vào ga trung tâm, tuyến cũng nối với bảy trong số chín ga đường sắt đầu cuối của thành phố. Hoàn tất năm 1954 các motif kiến trúc và nghệ thuật dành để ca ngợi thắng lợi quân sự của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và lao động sáng tạo trong thời bình theo một ấn phẩm xuất bản năm 1985 chúng ca ngợi nữa thế kỷ quyết tâm. Hệ thống tiếp tục mở rộng. Ngày nay, vận chuyển khoảng 3,2 tỷ lượt hành khách mỗi năm qua hệ thống đường xe điện ngầm ở Moscow có 9 triệu dân, khiến cho hệ thống này trở thành hệ thống bận rộn nhất thế giới, hơn hẳn Tokyo, thành phố Mexico và Seoul.  Kế đến là New York chỉ có 1,2 tỷ lượt, sau đó mới đến Paris và Osaka. London chỉ ở thứ tám trong danh sách này, với 930 triệu lượt, mặc dù con số này đang gia tăng.

ü      Ga Kómomolskaya năm 1952, một ga trang trí phong phú nhất so với tất cả ga khác. Kiến trúc sư là V. Kokovin, A. Zaboltnaya và A. Shcgusev, người thiết kế Lăng Lenin.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4228-02-633713484428281250/Cau-duong-sat-va-duong-ham/Xe-dien-ngam-M...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận