Tài liệu: Tuyến đường sắt Thái Bình Dương Ở Canada

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đối với Liên bang Canada thành lập năm 1867, nhu cầu cấp bách phải giải quyết là xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa,
Tuyến đường sắt Thái Bình Dương Ở Canada

Nội dung

Tuyến đường sắt Thái Bình Dương Ở Canada

Thời điểm: 1871 -87

Địa điểm: Montreal đến Vancouver, Canada

Tất cả những gì có thế nói là công trình hoàn hảo mọi mặt.

Cornelius Van Horne, Craigellachie, 7/11/1885

Đối với Liên bang Canada thành lập năm 1867, nhu cầu cấp bách phải giải quyết là xây dựng tuyến đường sắt xuyên lục địa, với rất nhiều sự đồng tình. Nhất là Columbia thuộc Anh, nằm lẻ loi bên bờ Thái Bình Dương, luôn muốn nối liền với phần Canada còn lại bằng đường sắt vì đây là một tiểu bang vừa gia nhập. Cuộc thương lượng diễn ra trong năm 1871, mục đích là khởi công trong vòng 2 năm, và trong 10 năm phải hoàn tất. Khảo sát của chính phủ lúc đầu kết luận rằng điều này có thể, nhưng gian nan, còn các lối đi vượt núi nằm ở điểm nào về cơ bản vẫn chưa giải quyết.

ü      Xe lửa vượt qua Công trình tưởng niệm Đèo Ngựa Đá đánh dấu Điểm phân chia Lục địa, đây là một trong những thách thức lớn nhất phải khắc phục trên toàn bộ tuyến đường băng qua lục địa, như trong bản đồ bên dưới

Tiến độ lúc đầu rất khiêm tốn, nhưng năm 1881 chính thức hợp nhất Công ty Đường sắt Thái Bình Dương Canada (CPR). Với ước tính mức lời trên vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với lợi ích mang đến cho xã hội, dự án nhận được phần lớn kinh phí từ phía chính phủ. 1126 km (700 dặm) đã hoàn tất hoặc đang thi công đều chuyển giao cho CPR cùng với 25 triệu $ tiền mặt. Ngoài ra, CPR còn được cấp hơn 10 triệu ha (25 triệu acre) đất. Mục đích là tạo cho CPR có nguồn lợi nhuận, và khuyến khích di cư về phía tây bằng đường sắt. Người ta cho rằng, hành động này sẽ làm tăng giá đất và sử dụng đường sắt nhiều hơn.

ü      Nhiệm vụ hoàn thành: lễ kỷ niệm “đóng đinh đường ray sau cùng” diễn ra ở Craigellachie, Đèo Đại bàng, vào ngày 7/11/1885. Nhánh đường sau cùng dẫn đến Vancouver khánh thành 1887.

Thế nhưng chi phí xây dựng chắc chắn rất lớn. Phải trả lương trước cho nhân công và mua vật liệu vận chuyển đến những nơi rất xa, trở ngại của 320km (200 dặm) đường thi công trên nền đá hoa cương và vùng đầm lầy trắc trở phía bắc hồ Thượng. Những trở ngại này có thể tránh được bằng cách làm đường xa hơn về phía nam, lưng lại lấn vào phần đất của Mỹ. Những trở ngại như thế đều được khắc phục trong khi hầu lư công ty không còn có lời nữa.

Quản lý hợp lý là yếu tố cần thiết. Một người Mỹ gốc Hà Lan, William Cornelius Van Horne, được chỉ định làm Tổng giám đốc CPR chỉ 38 tuổi. Chính sự thể hiện nghị lực và quyết tâm phi thường của ông sao cho hoàn tất công trình. Bắt đầu khởi công vào năm 1882, với 13. 050 km (900 dặm) đường ray cần phải lắp dặt trong vòng 10 năm.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Van Horne tuyên bố đến cuối năm 1882 sẽ lắp được 800 km (500 dặm) đường ray và toàn bộ sẽ hoàn tất vào năm 1887. Lũ lụt đã ngăn cản ông đạt đến mục tiêu sau cùng, nhưng ông đã lắp được 670km (418 dặm) đường ray.

Số liệu thực tế

Khoảng cách từ Montreal đến Vancouver: 4700km

Độ cao Đèo Ngựa Đá: 1628m

Nhân lực ở Đèo Ngựa Đá: 12.000

Vượt núi

Vấn đề vượt núi hay làm hầm chui qua dãy Rocky và Selkirk đang đặt ra thử thách, thiếu tá A. B. Rogers được điều đến để trinh sát mở đường. Ông phải mất 1,5 năm mới hoàn tất nhiệm vụ này, và ông chọn Đèo Ngựa Đá để vượt dãy Rocky và đèo đặt tên ông, đèo  Rogers trên dãy Selkirk. Cùng lúc, đoạn đường băng qua thảo nguyên đến Calgary cũng hoàn tất vào tháng 8/1883.

Nhưng tài chính eo hẹp, thời gian gấp rút và điều kiện kinh tế đều cần thiết. Các độ dốc thẳng đứng hạn chế khả năng kéo của đầu máy xe lửa và cần phải bổ sung nhiều biện pháp an toàn khác. Để tránh việc đào hầm chui ở Đèo Ngựa Đá, người ta phải làm thêm đường vòng dài 13 km (8 dặm) với độ dốc 1:22. ĐẶT tên là Big Hill, sau này thay bằng hai hầm chui xoắn ốc.

Trở lại dãy Selkirk, phải chấp nhận tuyến đường kém phần lý tưởng hơn, phải cần đến những chỗ che chắn tuyết lở. Năm 1916 được thay bằng Hầm chui Connaught hạ thấp đỉnh đường chỉ còn 164,6m (540ft) và rút ngắn tuyến đường 7,25 km (4,5 dặm).

Mùa Xuân năm 1885 có cuộc nổi loạn ở Manitoba, Van Horne phải để lại tuyến đường dang dở dành cho quân đội sử dụng tùy ý để dẹp tan cuộc nổi loạn trong bốn ngày. Sau đó, chính phủ lại từ chối không cho CPR vay khoản nợ khác cũng là khoản vay sau cùng. Đoạn đường qua Ngũ đại hồ hoàn tất trong cùng năm.

Khi đến đèo Đại bàng, tuyến đường gần như hoàn tất. Lễ kỷ niệm đóng đinh đường ray cuối cùng diễn ra ở Craigellachie vào ngày 7/11/1885. Tuyến đường sắt Thái Bình Dương ở Canada khánh thành cho xe lừa lưu thông từ Montreal vào ngày 28/6/1886. Xe lửa chạy đến ngoại ô Vancouver vào ngày 4/7. Tuyến đường 20 km (12 dặm) sau cùng nối liền Vancouver khánh thành vào ngày 23/5/1887.

Tuyến đường ở Canada dàn trải rất rộng, quy mô công trình khổng lồ. Thi công tuyến đường này là một trong những kỳ công trong ngành đường sắt, và cũng qua công trình, Van Horne, người tạo nên, được Nữ hoàng Victoria phong tước Hiệp sĩ năm 1894.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4228-02-633713476222500000/Cau-duong-sat-va-duong-ham/Tuyen-duong-sa...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận