Tài liệu: Ngôn ngữ phát triển ra sao?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngôn ngữ không phải là một đồ tạo tác văn hóa ... mà chính là một bộ phận dễ phân biệt trong cấu trúc sinh học của bộ não chúng ta.
Ngôn ngữ phát triển ra sao?

Nội dung

Ngôn ngữ phát triển ra sao?

Thời điểm: cách đây 0,5 - 0,1 triệu năm

Địa điểm: châu Phi

Ngôn ngữ không phải là một đồ tạo tác văn hóa ... mà chính là một bộ phận dễ phân biệt trong cấu trúc sinh học của bộ não chúng ta.

STEPHEN PINKER, 1994

Nói chuyện với nhau vừa là một trong những vấn đề đơn giản nhất cũng vừa là một trong những vấn đề phức tạp nhất mà chúng ta có thể thực hiện. Đây là việc dễ làm và thích thú, một bộ phận trong bản chất con người và một thành viên tham gia của xã hội. Trong tư cách một chủng loài, chúng ta là những người có xu hướng bị ép buộc phải truyền đạt, sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải những cảm nghĩ thầm kín của chính mình, sự hiểu biết về kiến thức và lĩnh hội, và thường là những chuyện linh tinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi giao tiếp, chúng ta tham gia vào một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất trong sự tiến hóa - sử dụng ngôn ngữ. Nhiều lời chúng ta thốt ra chắc hẳn mang tính độc đáo, từng lời, từng câu được biên soạn bằng một tập hợp các quy tắc ngữ pháp phức tạp mà chúng ta hoàn toàn không nhận thức mình đang sở hữu, và một thành viên trong xã hội trung bình có sẵn khoảng 60.000 từ trong bộ nhớ. Cuộc sống không hề mở miệng hầu như là chuyện khó tin, lúc con người không nói được thì họ lại dùng ngôn ngữ ký hiệu mà mỗi đơn vị bit mang tính phức hợp như ngôn ngữ nói.

Đối với một số người quan tâm đến sự tiến hóa thì ngôn ngọc thể được nói ra không phải là ngôn ngữ ít quan tâm hơn chính khả năng ngôn ngữ. Một đứa bé sinh ra ở Trung Quốc rồi đem qua nước Anh, cô bé khi lớn lên sẽ nói tiếng Anh thật lưu loát, nếu ở nhà nói tiếng Hoa, đi học nói tiếng Anh, thì cô bé sẽ nói thạo cả hai thứ tiếng. Điều này diễn ra vì mọi ngôn ngữ đều có những điểm tương đồng cơ bản. Trẻ sơ sinh có bộ não được lập trình sẵn nhằm lĩnh hội bất cứ ngôn ngữ nào trong những năm tháng đầu đời. Khi lên hai, trẻ học từ ở mức độ ít nhất mười từ một ngày, và tập ghép từ thành câu theo cấu trúc thường khiến các bậc phụ huynh phải ngạc nhiên khi bé nói các câu có cấu trúc và nội dung phức tạp.

Không hệ thống giao tiếp của động vật khác nào lại giống ngôn ngữ loài người dù ở mức độ rất nhỏ. Chim kêu, vượn hú và các trao đổi bằng râu ở kiến đều rất tinh vi nhưng không thể có khả năng liên tưởng các biến cố đã xảy ra trong quá khứ lẫn tương lai, những trao đổi này chỉ diễn ra theo kinh nghiệm ngay trước mắt, hay có lẽ chỉ xảy ra trong khả năng tưởng tượng. Hắc tinh tinh, bà con gần nhất hiện còn sống của chúng ta, giao tiếp bằng sự phát âm và điệu bộ, có thể học cách sử dụng ký hiệu trong phòng thí nghiệm. Giới khoa học đã nhiều năm thử nghiệm để dò tìm chúng có ngôn ngữ giống người hay không, hầu hết đều kết luận chúng không hề có. Hắc tinh tinh dường như không thể lĩnh hội nhiều hơn vài trăm “từ”, và tính phức tạp “ngữ pháp” khi chúng thốt ra không bao giờ vượt quá trật tự từ đơn giản nhất.

Tổ tiên loài người của chúng ta cách đây 5 triệu năm, đã sống trong vùng rừng rậm Đông Phi, chắc hẳn phải có khả năng “ngôn ngữ” tương tự với hắc tinh tinh - vốn tỏ ra không hiệu quả chút nào. Có lẽ họ giao tiếp với nhau bằng cách phát âm và điệu bộ. Việc biến đổi cách phát âm này thành ngôn ngữ có lẽ diễn ra dần dần, không bao gồm một bước chuyển tiếp “ngôn ngữ nguyên thủy” mà bằng nhiều bước nhỏ tích luỷ dần thành ngôn ngữ hiện tại phức hợp cách đây khoảng 130.000 năm với sự xuất hiện chủng loài của chúng ta, Homo sapiens.

Sue Savage-Rumbaugh và Panbanisha, một bonobo có khả năng nghe được tiếng Anh.

Hàm dưới của Homo ergaster. cho thấy xương hàm có kích thước giảm bớt khi so sánh với xương hàm của bà con loài người trước kia. Sự thay đổi trong bộ răng liên quan đến bữa ăn, một sản phẩm phụ là khả năng tạo ra một dải âm thanh rộng hơn.

Điều kiện tiên quyết đối với ngôn ngữ

Sự phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào việc sở hữu một bộ não lớn thích đáng để đảm nhận việc xử lý thần kinh cần thiết để hiểu và tạo ra tiếng nói. Nhưng một bộ não phải lớn như thế nào mới gọi là đủ vẫn là điều chưa rõ, bộ não hắc tinh tinh và người vượn phương Nam khoảng 450 cm3 có vẻ chưa phù hợp, nhưng Homo ergaster cách đây 1,5 triệu năm có bộ não khoảng 900 cm3 hoàn toàn có đủ năng lực phù hợp - mặc dù những sự liên kết thần kinh tương ứng vẫn chưa xuất hiện. Homo ergaster cũng có hai điều kiện tiên quyết quan trọng khác trong sự phát triển ngôn ngữ. Đó là thói quen đi bằng hai chân và ăn thịt. Việc chạy và đi bộ bằng hai chân đòi hỏi phải có một hệ thống hô hấp được kiểm soát cao độ để điều khiển những lần ráng sức như thế và điều này cũng là yếu tố cần thiết để tạo ra nhiều âm thanh khác nhau vốn là đặc điểm của ngôn ngữ nói. Bữa ăn thay bằng thịt hơn là chỉ ăn rất nhiều loại hạt, thân cây, rễ cây như tổ tiên, Homo ergaster cũng có nhiều răng nhỏ hơn. Bộ răng này có khả năng tạo ra một dải rộng âm thanh phát từ miệng cũng như tạo sự linh hoạt hơn trong việc định vị lưỡi, môi và gò má.

Não lớn của Homo ergaster, đi bằng hai chân và bộ răng nhỏ lại chắc hẳn đã tiến hóa với lý do hoàn toàn không liên quan đến ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ không thể phát triển cho đến khi những điều kiện tiên quyết này được xác lập – chúng chính là một điều kiện nhất thiết phải có. Một khi hiện diện, sự giao tiếp bằng lời nói và điệu bộ chắc chắn dần dần gia tăng về tần số và tính phức tạp cùng với một vốn từ vựng nhiều hơn bao giờ hết và một ngữ pháp tinh vi hơn. Người ta có thể dễ dàng hình dung các cá thể này có khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả hơn, chẳng hạn như địa điểm nơi săn thú hoặc làm công cụ như thế, ở một lợi thế tất cả họ đều nói câu do người khác thốt ra hiệu quả hơn. Nhưng ngôn ngữ ban đầu chắc hẳn được sử dụng để diễn đạt cảm xúc, nhất là xây dựng các mối quan hệ xã hội. Thật ra các nhà nhân chủng học ngày nay cho rằng nguồn gốc ngôn ngữ nằm trong các chuyện tầm phào - ngôn ngữ tạo ra “chất kết dính” để ngăn ngừa các nhóm đông người xưa nay không chia rẽ. Người khác lại nghĩ ngôn ngữ lẽ ra là phương tiện phô trương khả năng hiểu biết của mình: giống như chim công trống sử dụng bộ lông sặc sỡ của mình để ve vãn công mái, vì thế số nam nữ lúc đầu ngày càng chấp nhận và đến một mức độ từ vựng dư thừa, thái quá để ve vãn người khác phái. Chắc chắn kỹ năng hùng biện đóng vai trò quan trọng, vì một trong những chức năng quan trọng của ngôn ngữ là phải thay đổi suy nghĩ của người khác, thường là cách nghĩ của con người.

Sự phát triển ngôn ngữ

Đúng ra khi các áp lực chọn lọc đối với ngôn ngữ này tỏ ra quan trọng nhất trong sự tiến hóa của loài người hay không vẫn là điều chưa rõ. Các yếu tố chính trong giải phẫu học loài người phản ánh khả năng đối với ngôn ngữ nói thật không may phần lớn chỉ là mô mềm hay hệ thống các dây thần kinh bên trong bộ não không hề để lại dấu vết khảo cổ. Vì thế khi thanh quản tụt xuống trong cổ họng để tạo sự khác biệt trong đường dẫn phát âm của con người khác với hắc tinh tinh, hoặc khi khả năng con người nhận thức âm thanh ở tốc độ cao và tách chúng từ một chuỗi có thể nghe được liên tục thành các từ rời rạc hay không vẫn chưa rõ. Có vẻ khả năng có thể là sự phát triển của bộ não cách đây từ 600.000 đến 200.000 năm, đã có kích thước như người hiện đại khoảng 1200-1500 cm3 có lẽ đã hình thành một hệ thống mới trong não bộ dành cho ngôn ngữ. Nhưng sự phát triển ngôn ngữ không chắc đã diễn ra cách biệt với các khả năng nhận thức khác, chẳng hạn như trí năng sáng tạo và ý thức - những yếu tố này đều có tác dụng tương hỗ nhau. Xét cho cùng, có vẻ ít có vấn đề trong khả năng trình bày suy nghĩ của một người nếu như người khác không hiểu ý định của mình ở đoạn nói đầu tiên.

Bộ phận phát âm, hay thanh quản, về cơ bản trong phẫu thuật nằm bên dưới hầu thấp hơn thanh quản của khắc tinh tinh. Điều này hạn chế dải âm thanh do hắc tinh tinh tạo ra và thanh quản tụt xuống phía dưới là sự phát triển quyết định đối với sự phát triển ngôn ngữ.

Khi phát hiện xương móc có niên đại cách đây khoảng 90.000 năm và màu hoàng thổ trong các hang động ở Nam Phi cách đây khoảng 120.000 năm, dường như người ta ít hoài nghi gì về người Homo sapiens đầu tiên đã có ngôn ngữ - thật khó hình dung loài người tham gia thành nhóm để khắc họa đá và tạo ra các công cụ phức tạp mà không hề nói với nhau một lời họ đang làm gì và tại sao. Nhưng các giống người khác chắc hẳn cũng phát triển một số khả năng ngôn ngữ. Chứng cứ giải phẫu học của người Neanderthal cho thấy họ là người sử dụng ngôn ngữ tinh vi - nhất là xương móc phát hiện trong hang Kebara, Israel (cách đây k. 63.000 năm) cho thấy đường phát âm không khác mấy so với chúng ta ngày nay. Nhưng liệu người Neanderthal có phát triển một vốn từ vựng nhiều như người hiện đại và một ngữ pháp phức tạp hay không, vẫn đang tranh cãi.

Vì thế sự phát triển ngôn ngữ là một tiến trình lâu dài và dần dần. Nguồn gốc tận cùng của nó nằm trong loại hệ thống giao tiếp được giống khỉ ngày nay sử dụng. Cần phải có một số điều kiện tiên quyết, sản phẩm thuận lợi của các sự phát triển hoàn toàn không liên quan, và sau đó là nhiều áp lực chọn lọc đối với các cá thể có thể tạo ra và hiểu được những lời thốt ra ở một lợi thế có thể tái tạo. Các áp lực này có nhiều khả năng liên quan đến đời sống trong các nhóm xã hội đông người, vấn đề tìm kiếm và chiếm đoạt thức ăn, và giao tiếp để bàn cách làm công cụ. Lời phỏng đoán tốt nhất là con người có bộ não lớn có ít nhất cách đây 250.000 năm không những là những thợ săn-hái lượm thật tinh vi mà còn là những người bàn chuyện phiếm rất sôi nổi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633764204663906250/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Ngon-ngu-phat-trien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận