Mắt London
Thời điểm: 1999
Địa điểm: London, Anh
Trong mỗi người đều có sự khát khao bẩm sinh muốn quan sát trái đất cùng các thành phố từ những nơi cực kỳ cao, để cảm nhận sự thích thú trong lúc nhìn ngắm cảnh quan trải rộng bao la như thể một tấm thảm rực rỡ màu sắc dưới chân mình.
Henry Mayhew, 1862
Là một điểm mốc nổi bật trên nền trời, một điểm du lịch, biểu thị đặc điểm của Hội chợ thế giới hay Công viên giải trí làm hài lòng nhiều người, Bánh xe Ferris tạo cho mình một danh hiệu riêng, luôn được công chúng biết đến hơn 150 năm qua. Bánh xe quan sát với nhiều thiết kế khác nhau cũng được ca tụng trong nghệ thuật, nổi tiếng nhất trong phim của Carol Reed lấy từ tiểu thuyết The Third Man của Graham Greene, trong đó cảnh chủ yếu quay ở cung điện Riesenrad thuộc vùng Prater ở Vienna.
ü 16 tấm thép định hình bánh xe vận chuyển ngược dòng sông Thames, sau đó ráp lại trước khi dựng thẳng đứng.
Bổ sung sau cùng cũng là đồ sộ nhất vào vòng tròn chọn lọc này là Mắt London của Hãng hàng không Anh, còn gọi là Bánh xe thiên niên kỷ. Ở độ cao 135m (443ft), đây là bánh xe quan sát cao nhất thế giới, quay tròn với sức chứa tối đa 800 hành khách trọn một vòng khoảng 30 phút, ngay bên trên trung tâm Lon- don. Vào ngày đẹp trời, tầm nhìn có thể 40km (25 dặm) đến tận Lâu đài Windsor.
Trong năm hoạt động đầu tiên (2000), Mắt London tiếp tục thu hút hơn 3 triệu hành khách, và chắc chắn phải nằm ở vị trí thuộc bờ Nam sông Thames, hướng về Tòa nhà Quốc hội ở phía tây bắc, rất lâu sau khi một sự chấp thuận quy hoạch 5 năm tạm thời hết hạn.
ü Đường xoắn ốc chính đúc ở Cộng hòa Czech trong khi bạc đạn chế tạo ở Đức
Do vợ chồng David Marks và Jujia Barfield sáng tạo, Mắt London lần đầu tiên được công nhận là công trình kiến trúc vào năm 1993, khi đáp ứng cuộc thi mở rộng do tờ The Sunday Times cùng Hội kiến trúc ở London đề xướng ý tưởng cho các kết cấu mới nhằm chào mừng Thiên niên kỷ mới. Những gì hóa ra là ''công trình'' mới đồ sộ nằm trên địa điểm mang ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia và tính nhạy cảm cần phải có một quá trình tham khảo ý kiến của quần chúng với rất nhiều rắc rối và tốn thời gian dài, nhưng Marks và Barfield được mọi người đồng tình nên công trình được xúc tiến cũng được xem là có giá trĩ như chất xúc tác trong việc cải tạo Bờ Nam, với thuộc tính bổ sung tiếp nối truyền thống các kết cấu đổi mới trong vùng này bắt đầu bằng ''Skylon'' của Powell & Moya, công trình nổi bật trong Liên hoan Anh năm 1951 nằm ở phía đông địa điểm xây dựng Mắt London ở Công viên Jubilee.
ü Mắt London nâng lên chầm chậm theo từng giai đoạn- bắt đầu là thang máy nặng nhất.
Thiết kế đổi mới
Từ khi bắt tay vào quá trình thiết kế, Marks và Barfield quyết tâm đưa ra một sáng kiến kỹ thuật có ý nghĩa trong cấu hình mãi cho đến thời điểm đó xem là chuẩn mực, Bánh xe Ferris, hầu như không thay đổi gì nhiều trong suốt một thế kỷ. Quan trọng nhất, đúng ra là được treo như một thang kéo ski, mỗi thang có các cap- sule (thùng kính) chở được 32 hành khách, dài 8m (26ft), đường kính 4m (13ft), gối lên vành bánh xe bằng hai bạc đạn vòng, lắp vào hệ thống ổn định truyền động cơ học để giữ sàn thùng kính luôn được ổn đĩnh. Thiết kế này tránh được vấn đề chuyển vị ngang và cho phép nhìn thấy rõ từ bên trong, không bị kết cấu cản trở tầm mắt. Được bảo vệ bằng hệ thống cân bằng có cấp bằng sáng chế này, thùng kính hình thành từ ba lớp kính mỏng, uốn cong, chất lượng quang học với số chi tiết khung tối thiểu.
Tầm nhìn bao quát khắp thủ đô - nét đặc biệt để thu hút khách nhiều nhất của Mắt Lon- don - được tăng cường bằng quyết định từ đầu phải đỡ bánh xe chỉ từ cạnh hướng xuống mặt đất; chỉ có ba điểm tiếp xúc với mặt đất nằm trong Công viên Jubilee. Để đảm bảo vận hành an toàn, êm ái, nhiều thiết bị giảm chấn khác nhau được đưa vào thiết kế và nghĩ ra hình dạng mới của tấm sàn đứng để bước vào thùng kính dễ dàng khi thùng chuyển động tròn và bắt đầu đi lên phía trên. Chuyển vị tương đối trong kết cấu bánh xe do sự giản nỡ nhiệt độ và tác động của gió cũng phải tính đến.
Thi công Mắt London trở thành một ví dụ minh họa cho sự hợp tác châu Âu. Thùng kính do các chuyên gia nghiên cứu thùng kéo ski Pháp chế tạo, trong khi các panel kính dát mỏng định hình ở Ý. Trục quay và moayơ (trục bánh xe) dài 23m (75ft), nặng 335 tấn được đúc ở Cộng hòa Czech, vành bánh xe thép và các chân khung chữ ''A'' 310 tấn gối toàn bộ kết cấu được chế tạo ở Hà Lan sử dụng thép của Anh. Sau cùng, bạc đạn làm cho Bánh xe quay êm ái là sản phẩm của Đức.
Ngoài việc tất cả các chi tiết sản xuất phải đáp ứng đung sai rất khắt khe và sau đó phải ráp vừa khít với nhau, các cấu kiện riêng biệt chẳng hạn như 16 tấm thép định hình cùng hình thành vành bánh xe đều rất phức tạp vì kích thước quá lớn - rộng 8,5m (28ft), sâu hơn 6m (20ft) và dài 22m (7in) cũng như trọng lượng, mỗi tấm 36 tấn. Những thách thức khác cũng đưa ra bằng yếu tố hậu cần chẳng hạn như phải tìm ra tuyến đường bộ để chở các thùng kính đi từ nhà máy ở Grenoble đến Zeebrugge, cảng bốc hàng, tránh đi ngang các cầu vì phương tiện mang tải trọng hóa ra còn nặng hơn cả sức chịu tải của các cầu đường bộ ở Pháp.
ü Quay đến đỉnh, cũng nhìn thấy cảnh thành phố London vào ban đêm từ mắt London.
Số liệu thực tế
Chiều cao: 135
Trọng lượng (bánh xe + thùng kírth): 2100
Chu vi: 424m
Sức chứa tối đa: 800 người
Thời gian quay 1 vòng: 30 phút
Chi phí: 75 triệu £
Vì sông Thames là con sông có dòng chảy nhanh, cuồn cuộn, các mảnh vành bánh xe phải nằm dưới chiều cao thông thuyền của Cầu Southwark, phải giảm bớt khổ xuống chi còn 40cm (15in) cũng cần đến chuyên môn đặc biệt. Toàn bộ vành và các khung chữ ''A'' ráp trên mặt nước, sau đó dựng vào vị trí - cấu kiện nặng nhất luôn nhấc lên từ phương nằm ngang. Quá trình đựng không phải là không sự cố, lần dựng đầu tiên phát hiện khung cáp bị đứt, phải hoãn lại. Nhưng lần thứ hai, bánh xe vận hành êm ả từ sông Thames vút lên bầu trời.
Một khi đã dựng và định vị bánh xe chắc chắn, mới lắp cơ cấu truyền động và thùng kính vào. Những gì trước nay chỉ nằm trong thiết kế trên bản vẽ của kiến trúc sư thì nay hiện ra như một bước ngoặt sáng chói, rực rỡ dưới ánh nắng London.