Huyền thoại Maya: Thế giới tận thế năm 2012?
Thời điểm: 250-909 sau CN
Địa điểm: Trung Mỹ
Một lần nữa sự bẽ mặt, tàn phá và hủy diệt lại đến... Lại có một trận mưa nhựa thông từ trên trời trút xuống. Lại có một nhân vật mang tên Gouger Nhiều mặt: người chọc thủng nhãn cầu bọn họ. Lại có một Huyết thư đột ngột: người táp đứt đầu bọn chúng.
SÁCH POPOL VUH, THẾ KỶ 16
Đến tháng 12 năm 2012, loài người hiện nay sẽ bị quét sạch khỏi bề mặt trái đất trong một thảm họa đáng sợ, phải hứng chịu sự tàn phá cuối cùng của lửa, lũ lụt và tai họa từ ma quỷ, bất ngờ ập xuống thế gian với hình thức khủng khiếp. Sau cùng, đó là những gì chúng ta có thể mong được người khác kể khi chúng ta “đếm ngược” niên lịch của người Maya cổ đại. Nếu căn cứ hay chọn một ngày như thế, thì ngày 23 trong tháng định mệnh ấy sẽ là dấu hiệu kết thúc 13 Bak’tuns của chu kỳ Đếm ngược, hoàn tất cuộc hành trình kéo dài 1.872.000 ngày bắt đầu bằng biến cố cuối cùng như thế vào năm 3114 tr. CN. Thế nhưng chúng ta thực sự biết gì về hệ thống tinh vi này, và người Maya nghĩ điều gì sẽ diễn ra năm 2012?
Người Maya, có nền văn minh cổ đại tinh vi nhất và hay chữ nhất ở Trung Mỹ, tin tưởng tuyệt đối vào một vũ trụ có chu kỳ, một vũ trụ có những lần hình thành và hủy diệt theo chu kỳ tuần hoàn. Nguồn tư liệu đáng giá nhất đề cập đến quan điểm này là Popol Vuh, hay “Sách Hội đồng”, một trường ca thần thoại do bộ tộc Quiche, Maya sống trên cao nguyên Guatemala sáng tác, có lẽ vào cuối thế kỷ 16 (mặc dù có lẽ dựa trên tư liệu nguyên thủy bằng chữ tượng hình). Bắt đầu bằng việc tách trời và đất, để cho ánh sáng đầu tiên đi vào trái đất. Sau đó mô tả các vị Thần sáng thế cố gắng đưa các động vật đến sống chung với loài người như thế nào. Nỗ lực đầu tiên của các vị thần là tạo ra động vật trên trái đất, nhưng vì chúng không biết nói và ca tụng những người sáng thế nên chúng bị đuổi vào rừng do thiếu khả năng. Ở lần sáng tạo thứ hai, con người được nặn ra từ đất sét, nhưng con người cứ vô tình nói huyên thuyên nên cơ thể của họ bị bóp vụn. Các vị thần bóp vụn họ trong sự ghê tởm. Trong lần sáng tạo thứ ba con người được tạo thành từ gỗ nhưng không có linh hồn và quên đi người tạo ra mình. Muốn hủy diệt họ, các vị thần không những tạo ra lũ lụt, lửa và ma quỷ đã nói ở phần trên, thậm chí các vị thần còn khiến các dụng cụ nấu ăn đứng lên chống lại con người, ném đá làm tan nát khuôn mặt con người. Sau cùng, các vị thần dùng bột ngô làm thức ăn để sống và con người ra đời như ngày nay.
Lọ hoa vẽ hình này cho thấy một lãnh chúa Âm phủ đang hút xì gà, Thần L, lúc thần đang chủ trì một nghi lễ quan trọng khi bắt đầu sự hình thành sau cùng năm 3114 tr CN. Nền đen có lẽ ám chỉ thế giới sơ khai trước khi ánh sáng xuất hiện.
Có nhiều điều bí ẩn trong truyện Popol Vuh hoang đường mà chúng ta nhận biết trong nghệ thuật đỉnh cao của nền văn minh Maya, thời kỳ Cổ điển (250-909 sau CN), nhưng rõ ràng bao gồm các quan điểm thậm chí sâu sắc hơn của thời cổ đại. Nếu người Maya cổ điển tin tưởng tuyệt đối vào một vũ trụ chu kỳ thì khi đó việc tính toán thời gian, cả sự hình thành và trận chiến cuối cùng cũng được mã hóa trong niên lịch Đếm ngược của họ. Không ai biết chính xác hệ thống này được nghĩ ra ở đâu và khi nào nhưng niên đại đương thời lâu đời nhất chúng ta có vào năm 32 tr. CN. Niên đại Đếm ngược được một ghi chú năm đoạn, gần như hoạt động trên một cơ số 20 không giống như cơ số 10 của chúng ta. Giá trị cao nhất thông thường là Bak’tun - một đơn vị gồm 144.000 ngày - nhưng chúng ta biết các đơn vị cao hơn 19, nhưng hiếm diễn đạt, tất cả tập hợp với hệ số 13, vì thế niên lịch Đếm ngược đầy đủ là một hệ thống chia độ phi thường, bao gồm nhiều nghìn tỷ năm (còn lớn hơn vũ trụ của chúng ta đã và đang tồn tại).
Tảng đá nguyên khối ở thành phố Quirigua gọi là Bia đá C gồm mô tả chi tiết về các biến cố sáng thế của năm 3114 tr. CN. Một mặt bia ghi lại sự hoàn tất của 13 Bak’tuns (chi tiết). Lưu ý số 13 (nổi bật), gồm ba chấm hai gạch, mỗi chấm tượng trưng số một, mỗi cách tượng trưng số 5.
Tiến bộ trong việc giải mã chữ viết Maya đã cho chúng ta hiểu biết về các biến cố của ngày tháng 13 Bak’tun cuối cùng trong năm 3114 tr. CN. Những tiêu điểm này không những đề cập đến sự hủy diệt mà còn bàn đến sự sáng thế: có một “thứ tự” của các thần, hình thành một “gia đình” trung tâm, và việc “đặt các tảng đá”. Vì không có năm zero, các mô tả cũng nói về các tình tiết hoang đường rất lâu trước năm 3114 tr. CN. Tương tự, ngày tháng theo người Maya tính toán rất chính xác ở tương lai, với một lần kỷ niệm hoàng gia được lên kế hoạch trước năm 4772 sau CN. Vì thế không hề mang nghĩa năm 2012 sẽ thể hiện “thời gian kết thúc”.
Chỉ có một bia khắc tìm thấy ở di chỉ Tortuguero, mô tả với vẻ tiên đoán sự kết thúc của 13 Bak’tuns vào năm 2012. Thật tiếc thay, bia này bị hỏng nên chỉ đọc được một phần. Thậm chí bia còn đề cập đến b’olon okte’, tên một vị thần nổi tiếng của người Maya, ở đây thêm vào tiếp đầu ngữ yem với nghĩa “đi xuống”. Điều này khiến ta liên tưởng đến hình ảnh Thần lặn vốn phổ biến trong nghệ thuật Maya vào thời kỳ Hậu cổ điển (909-1697 sau CN).
Quang cảnh nhìn từ Bản chép tay Dresden, quyển sách bằng chữ tượng hình gần đây, có vẻ thể hiện cảnh lũ lụt tàn phá trái đất. Một con cá sấu trên trời cùng một nữ thần cao tuổi đổ nước xuống Thần God L.
Như chúng ta biết, Đếm ngược không tồn tại để chứng kiến hơn một phần nhỏ được phơi bày trong tầm nhìn mênh mông của niên lịch. Ngày tháng chính xác sau cùng được khắc ở Tonina, Mexico, năm 909. Thế kỷ trước đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng xã hội, sinh thái và nhân khẩu trong vùng, khiến nền văn minh Cổ điển kết thúc. Nhưng thảm họa này bị lu mờ khi so sánh với các biến cố trong thế kỷ 16. Sự xâm chiếm của người Châu Âu là án tử hình đối với vô số người Maya không kể xiết, lúc ấy vốn là dân bản xứ sống trên khắp Châu Mỹ. Bị thiệt mạng nhiều do bệnh tật, với một tôn giáo mới áp đặt lên nỗi đau tra tấn và hành quyết, và tất cả những học hỏi theo truyền thống đã bị tiệt trừ, đây chính là thảm họa đáng giá của lời tiên tri thời cổ đại.