Tài liệu: Khăn liệm Turin (Khăn liệm Thánh)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi Chúa trao vải lanh cho một thầy tu vốn là bề tôi trung thành, Người đến gần James và có vẻ biến thành ông ấy.
Khăn liệm Turin (Khăn liệm Thánh)

Nội dung

Khăn liệm Turin (Khăn liệm Thánh)

Thời điểm: 33 sau CN/1260-1390 sau CN

Địa điểm: Turin, Ý

Khi Chúa trao vải lanh cho một thầy tu vốn là bề tôi trung thành, Người đến gần James và có vẻ biến thành ông ấy.

NGỤY THƯ

Nói một cách đơn giản, khăn liệm Turin là một tấm vải lanh to lớn, dài 4,3 m (14 ft 3 in), rộng 1,1 m (3 ft 7 in), có mang hình ảnh - phía trước và phía sau - của một người đàn ông rõ ràng đã chết trên thánh giá. Chỉ riêng thực tế này cũng tạo biết bao sức thu hút, nhưng khẳng định (không phải của giới chức thẩm quyền trong giáo hội) rằng đây là khăn liệm thực sự của Christ đã trở thành tâm điểm gây tranh luận. Khẳng định tương tự đã khêu gợi giới khoa học nghiên cứu tỉ mỉ cũng như các cuộc hội thảo quốc tế. Năm 1978, một cuộc triển lãm Khăn liệm ở Turin, Ý, thu hút ba triệu người, chắc chắn con số này sẽ nhiều hơn ở các lần triển lãm về sau.

Một số cho rằng câu truyện về khăn liệm bắt đầu từ năm 1357, lúc ấy Geoffrey II xứ Charney trưng bày Khăn liệm ở Lirey, Pháp. Thế nhưng những đề cập ban đầu về hình ảnh của Chúa Jésus mọi người đều biết. Ví dụ, trong thế kỷ 4 sau CN, một nguồn tư liệu cho rằng Thaddaeus hay Addai đã vẽ hình chúa Jésus “với chất màu chọn lọc” ở Edessa, Syria. Vào thế kỷ 6, nguồn khác kể rằng Christ dùng khăn lau mặt, do đó đã in hình của mình lên khăn. Christ trao khăn này cho một sứ thần của vua Abgar xứ Edessa. Nhiều câu truyện về hình của Christ ở Edessa vẫn còn dai dẳng cho đến năm 944 sau CN, lúc ấy đạo quân Byzantine đem hình ảnh ấy đến Constantinople (Istanbul). Ở đây vẫn giữ hình ấy cho đến năm 1204 sau CN, lúc ấy các hiệp sĩ trong Cuộc Thập tự chinh thứ tư bao vây thành phố, cướp châu báu, kể cả hình Chúa. Điều này có thể giải thích tại sao Khăn liệm được trưng bày ở Pháp trong thế kỷ 14.

Một đồng tiền vàng của Justinian II, đúc từ năm 692 đến 695 sau CN ở Constantinople. Những đồng tiền như thế là đồng tiền đầu tiên mang hình chúa Jésus, rất giống với hình trong khăn liệm.

Tượng Chúa Jésus trong thế kỷ 6 sau CN ở tu viện Katherine, núi Sinai. Ảnh phải Âm bản bức ảnh đầu tiên chụp Khăn liệm năm 1898.

Khăn liệm và niên đại

Nhiều “khăn liệm” của chúa Jésus được trưng bày vào thời Trung cổ, thế có gì lý thú đối với Khăn liệm Turin như thế?

Mặt trước (trái) và mặt sau (phải) Khăn liệm Turin. Hai đường theo chiều thẳng đứng là vết cháy và các mảng hình tam giác là hậu quả của vụ hỏa hoạn năm 1532.

Nếu quan sát, hình ảnh trên Khăn liệm có màu vàng vàng, khá mờ nổi trên nền trắng. Tuy nhiên người ta nhận thấy đó là hình ảnh âm bản của một người đàn ông bị đóng trên thánh giá, ở mặt trước và mặt sau, thật lạ lùng cũng là hình ảnh trong không gian ba chiều. Cũng có rất nhiều chi tiết đáng ngạc nhiên trong bức ảnh: ví dụ, giải phẫu học con người được mô tả chính xác tuyệt đối, kể cả các thương tổn do bị cọ xát, máu ứa ra từ các vết thương ở móng tay chảy xuống cổ tay và bàn chân, máu đọng trên da đầu, cùng các chi tiết về tóc và râu. Ngoài ra còn nhìn thấy phần sống mũi gãy hợp lý và thậm chí các đồng tiền ở mắt. Vết máu đã đem xét nghiệm AND và chứng tỏ đó là máu người, của một người đàn ông, nhóm máu AB.

Cũng có các mảnh vỡ cực nhỏ, kể cả các vết ố rất nhỏ của bụi, đất và phấn hoa. Phấn hoa có rất nhiều trong các loại thực vật xung quanh, các chuyên gia nhận dạng 19 loại thực vật chỉ mọc ở vùng phụ cận Jerusalem và Jericho.

Năm 1988 dùng phóng xạ carbon (C14) để xác định niên đại Khăn liệm trong các phòng thí nghiệm ở Zurich, Oxford và Tucson, sử dụng kỹ thuật Phép đo phổ khối lượng gia tốc (AMS), cho phép xác định niên đại của các vật thể nhỏ hơn bằng phóng xạ carbon. Một mẩu vải chỉ có kích thước 1 cm (3/8 in) x 5,7 cm (2 1/4 in) chia ra cho ba phòng thí nghiệm. Kết quả xác định Khăn liệm có niên đại từ 1260-1390 sau CN. Điều này không giải quyết được vấn đề về thời đại của Khăn liệm?

Vì nhiều xét nghiệm phóng xạ carbon nhất là trong thuật in ấn và trước sự chứng kiến của nhiều nhà khoa học, kết quả năm 1988 là kết quả thuyết phục. Tuy nhiên nhiều người khác nêu rõ mẫu xét nghiệm ấy lấy ở phần Khăn đã có người cầm và bị nhiễm bẩn do bàn tay con người từ lần trưng bày đầu tiên.

Phóng đại Khăn liệm cho thấy các sợi lanh và phần từ hạt được nhận dạng là vết máu và vết ố của huyết thanh.

Thông tin theo không gian ba chiều trên Khăn liệm, được một nhà phân tích ảnh mô tả cho thấy căng nhìn thấy đầy đủ ở mặt trước.

Vả lại, Khăn liệm còn bị cháy sém trong một trận hỏa hoạn ở Turin năm 1532, lửa đã tạo thêm nhiều vết bẩn khác, một giả thuyết khẳng định mẫu xét nghiệm lấy từ phần này. Những người khác cho rằng nấm và vi khuẩn phát triển trên sợi lanh thời xưa, đã xóa đi dấu vết trong khi xác định niên đại Khăn liệm. Sau cùng, vì niên đại xác định bằng phóng xạ carbon trong khoảng thế kỷ 13 hay 14, phong cách nghệ thuật của hình (nếu đây là sự lừa lọc) thuộc về thời Trung cổ, nhưng thật ra không phải.

Giải thích về Khăn liệm

Thế người ta giải thích ra sao về Khăn liệm Turin? Có phải đây là một sự lừa lọc, một sự ngẫu nhiên, hay là một phép màu? Có lúc người ta đã đưa ra tất cả những lời giải thích như thế. Chẳng hạn, mặc dù không hề có nét cọ nào trên Khăn do vẽ, nhưng cũng có thể là do bôi chất màu. Nhiều người cho rằng hình ảnh là vết cháy sém do nung tượng nóng để tạo nếp vải. Một số khác cho rằng người ta sử dụng kỹ thuật “vapourgraph”, chất khí từ một thi thể người thối rữa bốc lên tạo ra dấu in này. Một số tìm cách chứng minh đây là dấu in tự nhiên của cơ thể (hiệu ứng Volkringer hay khử nước của sợi lanh). Cũng có những người dùng giả thuyết phóng xạ - trường điện từ tự nhiên của cơ thể tương tác với vải. Một số lập luận có sự bùng phát phóng xạ điện trường siêu nhiên khi chúa Jésus hồi sinh. Thậm chí có người còn cho rằng các năng lượng thần thánh kết hợp với sự hồi sinh của chúa Jésus tạo ra dấu in này.

Thế chúng ta còn lại gì trong việc cố gắng giải thích khăn liệm bằng vải lanh bí ẩn này? Thực ra khăn liệm có phải là một phép màu? Vẫn còn chỗ để tranh luận và thử nghiệm. Một số giả thuyết thuyết phục cho rằng dấu in là kết quả của các quá trình tự nhiên tinh vi, phức tạp mà chúng ta thực sự không hề hiểu hết. Thử nghiệm bằng mô hình cơ thể y học trong một ngôi mộ cổ ở Jerusalem cho thấy nhiệt (từ cơn sốt sau khi chết) và mồ hôi con người, tạo ra một loại axit, kết hợp với alkaline, môi trường ẩm độ cao trong mộ đã in hình vào đá vôi, tạo ra một hình ảnh huyền ảo trên vải lanh chưa chuội trắng.

Cho dù có bất cứ tiến trình nào thực sự xảy ra đi nữa, thì khăn liệm Turin vẫn còn là độ dị thường thật sự trong khoa học, ngăn cản mọi nỗ lực hết mức của chúng ta trong phân tích và phân loại.

Thử nghiệm tái tạo hình ảnh trên Khăn liệm Turin Shroud, 1999, dùng tấm vải trát nhựa thơm và lô hội.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764198990625000/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận