Tài liệu: Ngôi sao Bethlehem

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lúc này khi chúa Jésus ra đời ở Bethlehem, xứ Judea trong thời vua Herod trị vì, nhiều người thông thái từ phương Đông kéo đến Jerusalem đều nói, Vị vua của người Do Thái hiện ở đâu?
Ngôi sao Bethlehem

Nội dung

Ngôi sao Bethlehem

Thời điểm: 8-4 tr. CN

Địa điểm: Israel

Lúc này khi chúa Jésus ra đời ở Bethlehem, xứ Judea trong thời vua Herod trị vì, nhiều người thông thái từ phương Đông kéo đến Jerusalem đều nói, Vị vua của người Do Thái hiện ở đâu? Vì chúng tôi nhìn thấy ngôi sao của Người ở phương Đông, và phải đến để thờ phụng Người... và trông kìa, ngôi sao mà người ta nhìn thấy ở phương Đông, đã vượt lên trước họ, cho đến khi bay đến và treo lơ lửng phía trên hài nhi vừa chào đời. Khi nhìn thấy ngôi sao, họ vui mừng trong niềm hân hoan vô hạn.

SÁCH TIN MỪNG THÁNH MATTHEW 2: 1-2,9-10

Một vài bí ẩn thời cổ đại vẫn đang tranh luận đó là Ngôi sao Bethlehem, theo niềm tin Cơ Đốc Giáo ngôi sao báo hiệu sự ra đời của chúa Jésus người Nazareth trong cương vị Đấng cứu thế. Mô tả ngôi sao trong sách Tin Mừng của Matthew thật ngắn gọn. Người ta bảo rằng ngôi sao “ở phương Đông” đã chỉ đường cho Magi (các nhà thiên văn-vật lý học ở vùng Cận Đông) tìm thấy Đấng cứu thế ở Judea. Vua Herod xứ Judea phái họ đến Bethlehem, được tiên đoán là nơi sinh của Đấng cứu thế. Vì thế ngôi sao của người Magi còn gọi là ngôi sao Bethlehem.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng không có “sao” nào cả, câu truyện có thể mà một chuyện hoang đường chỉ mang ý nghĩa duy nhất là truyền tải thông điệp khi sinh ra chúa Jésus là đấng cứu thế. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ trong câu truyện phải có thực tế lịch sử. Việc truy tìm ngôi sao ấy đã tạo ra nhiều giả thuyết.

Xác định những vấn đề rút ra từ Magi đến Judea thật khó bởi lẽ không ai biết được ngày sinh của chúa Jésus. Giới học giả nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng ngày 25/12 không phải là ngày sinh của Jésus, mà một ngày lễ của người La Mã tưởng niệm Thần Mặt trời không thể khuất phục, mà tín đồ Cơ Đốc thừa nhận khoảng 354 sau CN.

Vả lại, lúc Dionysius Exiguus (k. 533 sau CN) đánh số năm niên lịch, ông lại nhầm lẫn năm sinh của Jésus. Hầu hết giới học giả nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng từ năm 8 đến 4 tr. CN chắc chắn là khung thời gian chúa Jésus ra đời vì Herod mất vào đầu năm 4 tr. CN, trong khi Jésus sinh ra trong khoảng “thời gian trị vì của Herod”.

“Severa go with God” trên một mộ bia La Mã cho thấy người Magi đang dâng lễ vật cho chúa Jésus hài nhi.

Ba nhà thông thái hay người Magi, từ phương Đông đến theo sự dẫn đường của Ngôi sao Bethlehem: đồ khảm thế kỷ 6 ở S. Apollinare Nuovo, Ravenna, Ý.

Trong thế giới cổ đại, sao chổi được xem là điềm báo hiếu nhà vua băng hà, chứ không phải sự ra đời. Hoàng đế Augustus Cae-sar xác nhận có sao chổi báo điềm dữ năm 44 tr. CN là linh hồn lang thang của Julius Caesar bị ám sát, được thể hiện với sao chổi trên đồng tiền denarius này của La Mã.

Việc tìm hiểu ngôi sao bí ẩn vào khoảng khung thời gian này, các nhà nghiên cứu đưa ra một số vật thể trên trời có thể xảy ra. Sao chổi, còn gọi là “sao tóc dài” trong thời cổ đại, có vẻ thuyết phục vì theo kể lại ngôi sao “vượt lên phía trước” và sau đó “treo lơ lửng” trên đầu chúa Jésus hài nhi. Sao chổi di chuyển chậm trong số các ngôi sao có thể giải thích sự chuyển động của ngôi sao. Thế nhưng, việc sao chổi xuất hiện là điềm báo nhà vua băng hà, chứ không phải điềm báo sự ra đời. Ghi chép trong Tin Mừng thánh Mat-thew cũng viết rằng Herod và dân chúng Jerusa-lem không để ý đến ngôi sao, có nghĩa là ngôi sao rõ ràng không đáng chú ý.

Chứng cứ tương tự lập luận không phải là sao mới hiện bởi lẽ sự xuất hiện của một “ngôi sao mới” sẽ được mọi người nhìn thấy. Người Trung Hoa đã ghi chép về sao mới hiện trong năm 5 tr. CN, nhưng không có ghi chép thiên văn nào ở phương Tây xác nhận việc sao mới hiện đồng nghĩa với việc ra đời của một vị vua.

Hiện nay hầu hết giả thuyết đều đưa ra sự giao hội hành tinh đáng chú ý, nhưng có rất nhiều giao hội hành tinh trong thời điểm chúa Jésus ra đời. Gom nhóm hành tinh dễ nhận thấy nhất lại không hẳn chỉ rõ ngày sinh của vua. Thực ra, hầu hết điều kiện thiên văn đối với các lần sinh trong hoàng tộc chẳng hạn như các hoàng đế La Mã đều không gây ấn tượng theo tiêu chuẩn hiện đại. Ngôi sao là một khái niệm thiên văn khó hiểu được nhấn mạnh bằng thực tế vua Herod và dân chúng thành Jerusa-lem không để ý đến, vì người Do Thái không sử dụng thiên văn của người Magi.

Manh mối từ một đồng tiền La Mã

Một quan điểm mới về tính chất thiên văn của ngôi sao không ngờ lóe ra từ một đồng tiền La Mã phát hành ở Antioch gần với thời gian chúa Jésus ra đời. Tiền đồng vẽ hình ký hiệu thiên văn, Chòm sao bạch dương bên dưới một ngôi sao. “Kinh thánh thiên văn”, Tetrabiblos của Claudius Ptolemy (k. 150 sau CN) cho thấy chòm sao Bạch dương chi phối hoạt động của con người ở Judea, Samaria, Idumea, Coele Syria, và Palestine ra sao, tất cả đều thuộc vương quốc do vua Herod trị vì. Đồng tiền cũng kỷ niệm sự sáp nhập Judea, (kinh đô là Antioch) vào Syria, thuộc La Mã vào năm 6 sau CN. – Nghĩa là, ngôi sao phía trên chòm sao Bạch dương là biểu tượng số phận mới của Judea dưới quyền kiểm soát của Antioch thuộc La Mã. Nhưng ý nghĩa quan trọng của đồng tiền ở chỗ các nhà thiên văn đã quan sát chòm sao Bạch dương là dấu hiệu ra đời của nhà vua ở Judea.

Đồng tiền La Mã k. năm 6 sau CN cho thấy chòm sao Bạch dương đang ngoảnh đầu nhìn chằm chặp một ngôi sao phía sau. Dòng chữ trên đồng tiền có nghĩa “của nhân dân Metropolis thuộc Antioch”.

Họa sĩ Giotto di Bondone, ở thành Florentine không nhận thức về thông điệp báo điềm gở của sao chổi trong thời cổ đại khi ông vẽ tranh Yêu mến người Magi (Capella degli Scrovegni, Padua). Có thể do được truyền cảm hứng từ sao chổi sáng năm 1304 lúc ấy ông đang vẽ bích họa này.

Không những nguồn tư liệu thiên văn cho chúng ta biết các nhà thiên văn đứng đâu để quan sát sự ra đời của một nhà vua mới của người Do Thái, mà còn giải thích ngôi sao nào là dấu hiệu cho biết nhà vua ra đời. Ngôi sao vương giả ấy là “ngôi sao Zeus”, tức là sao Mộc. Thời gian tối ưu để quan sát sao Mộc ban vương quyền là lúc sao này mọc như sao mai, theo thuật ngữ thiên văn có nghĩa sao “ở phương Đông”. Cũng có các điều kiện báo hiệu vương quyền khác như Mặt trăng đi qua sao Mộc trong sự giao hội gần, nhưng ít quan trọng hơn trạng thái “ở phương Đông”.

Các hành tinh vào ngày 17/4 năm 6 tr. CN tạo ra một điềm báo thật thuyết phục trong biểu tượng thiên văn chòm sao Bạch dương (ô có đường gạch cách quãng) về sự ra đời của Đấng cứu thế ở Judea. Biểu tượng này là vùng tưởng tượng trùng khớp lỏng lẻo với các chòm sao.

Nghiên cứu khung thời gian Chúa Jésus ra đời có khả năng đúng khám phá một ngày duy nhất và đặc biệt. Ngày 17/4 năm 6 tr. CN, sao Mộc xuất hiện ở phương Đông trong chòm sao Bạch dương. Mặt trăng cũng nằm trong cung Bạch dương, chuyển động thẳng hướng về sao Mộc để giao hội gần. (Tính toán hiện đại cho thấy Mặt trăng vượt qua sao Mộc trước). Vả lại, Mặt trời trong cung Bạch dương vị trí được “đề cao”, điều kiện thiên văn thuyết phục khác báo hiệu một vị vua ra đời. Ngay cả sao Thổ hiện diện cũng tạo ra một điềm báo lạ thường về sự ra đời của một đại đế Judea. Nhà thiên văn La Mã theo đạo Cơ Đốc, Firmicus Maternus (k. 334 sau CN) dẫn chứng các điều kiện tương tự ở cung Bạch dương như dấu hiệu ra đời của một con người “thần thánh và bất tử” - chứng cứ tuyệt hảo đã truyền cảm hứng cho người Magi đến Judea.

Sau đó sao Mộc cũng là một yếu tố khác thu hút người Magi. Hành tinh rời khỏi cung Bạch dương nhưng đổi hướng đi trong số các sao (“vượt lên phía trước” theo Tin mừng thánh Matthew). Sao Mộc trở lại cung Bạch dương (“treo lơ lửng phía trên”) trong vài ngày vào cuối năm 6 tr. CN.

Sao Mộc là ngôi sao chắc chắn xảy ra thông báo Chúa Jésus ra đời. Hành tinh có vẻ đổi hướng đi trong số các sao trong mã số ngày vào cuối năm 6 tr. CN.

Các nhà thiên văn hiện đại nhận xét mô tả trong Tin mừng thánh Matthew như chuyển động nghịch hành: ảo giác quang học tạo ra do trái đất vượt qua sao Mộc trong thái dương hệ. Việc đặt sao Mộc vào vị trí cung Bạch dương là một dấu hiệu khác ám chỉ các biến cố trọng đại ở Judea, khiến cho người Magi hân hoan, nghĩ rằng họ đã tìm thấy một vị vua mới ở Bethlehem.

Không có chứng cứ nào khác ngoài lời ghi chép trong Kinh Thánh cho rằng người Magi hay bất kỳ ai khác xác minh ngày sinh của Chúa. Nhưng tín đồ Cơ Đốc ban đầu cho rằng Chúa Jésus ra đời dưới một ngôi sao vương giả, đáp ứng đúng lời tiên tri về Đấng cứu thế. Trong mọi trường hợp, người ta phải rút ra kết luận của riêng mình liệu Chúa có sinh ra dưới một vì sao ở phương Đông hay không.

Nhà thờ Giáng sinh ở Bethlehem được sùng kính như nơi sinh của Chúa Jésus.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764194095937500/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận