Tài liệu: Mười bộ tộc Israel bị mất tích

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chúa phán “Ngày ấy nhất định đến”, lúc ấy khi lời thề không gì khác hơn là “Khi Chúa còn sống, người sẽ mang dân Do Thái ra khởi đất Ai Cập”.
Mười bộ tộc Israel bị mất tích

Nội dung

Mười bộ tộc Israel bị mất tích

Thời điểm: thế kỷ 8 tr. CN trở đi

Địa điểm: Israel

Chúa phán “Ngày ấy nhất định đến”, lúc ấy khi lời thề không gì khác hơn là “Khi Chúa còn sống, người sẽ mang dân Do Thái ra khởi đất Ai Cập”. Nhưng đúng ra là “Khi Chúa còn sống, người sẽ mang dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập và ra khỏi mọi vùng đất nơi người đã xua đuổi họ”. Vì ta sẽ mang họ trở về mảnh đất quê hương, ta sẽ mang Chúa đến với họ”.

EREMIAH 16: 14-15

Năm 721 tr. CN, Sargon đại đế vua xứ Assyria cùng đạo quân của ông hành quân về phía nam băng qua Syria, tấn công vương quốc Do Thái. San bằng kinh thành Samaria, nhà vua trục xuất những người trị vì đất nước cùng gia đình họ đến miền bắc Syria, để bắt đầu một cuộc đời mới như nông dân, thợ thủ công và thương buôn. Vào lúc ấy, dân Do Thái gồm các bộ tộc Reuben, Gad, Asher, Ephraim, Manasseh, Dan, Naphtali, Issachar, Simeon và Zebulon, thậm chí ngay cả những người bị lưu đày cũng họp thành một thiểu số trong số cư dân này, họ đi vào kho tàng truyện dân gian nổi tiếng với tên gọi Mười bộ tộc Israel bị mất tích.

Các bộ tộc Do Thái, dựng trại trong sa mạc quanh Hòm thánh, trích trong Kinh Thánh năm 1557.

Thế chuyện gì xảy ra cho “Mười bộ tộc bị mất tích”? Chứng cứ lịch sử không nhiều, nhưng có nhiều nghiên cứu, truyền thuyết, và truyện dân gian ở nhiều nơi trên thế giới. Thông tin từ Kinh thánh Hebrew lại rời rạc. Trong 2 Kings 17, tiết 6, ghi rằng một số tái định cư ở miền bắc Syria, trong thung lủng Habur gần Gozan (Tel Halaf) và một thành phố xa lạ khác gọi là Halah. Số người lưu đày còn lại bị đày đến các thành phố phía đông Assyria, ở Media. Trong tất cả khả năng có thể, số lưu đày bị đồng hóa với cư dân địa phương chỉ trong một vài thế hệ.

Thế nhưng lại có một ngoại lệ. Người Kurk gốc Do Thái ở Iraq, lại nói một thứ tiếng Syria mới gần giống với ngôn ngữ vào thời điểm những người lưu đày, đã di cư đến nhà nước Israel hiện đại vào nửa đầu thế kỷ 20. Người Do Thái gốc Kurd khác từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đến, hiện nay có khoảng 100.000 người trong số này sống ở Israel. Ngôn ngữ của họ, khu vực miền bắc Iraq, Syria và đông Thổ Nhĩ Kỳ nơi họ đến, truyền thống của riêng họ, kết hợp để chứng minh thật thuyết phục rằng ít ra cũng có một số con cháu thực sự của số người Do Thái bị vua Assyria lưu đày khi xưa.

Thế nhưng sự kiện này phần lớn bị bỏ qua trong hàng đống truyện lãng mạn về Mười bộ tộc bị biến mất. Người Do Thái chính thống cho rằng các bộ tộc vẫn còn tồn tại phía bên kia dòng sông Sambatyon huyền thoại, và Chúa đã mang họ trở về vùng đất quê hương trong Thời kỳ Chúa cứu thế, theo đời tiên tri trong Kinh Thánh (Jeremiah 31: 7-8). Từ thời Trung cổ đến ít nhất là thế kỷ 19, người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc tìm kiếm vương quốc Do Thái huyền thoại này, được cho là ở phương Đông hay có lẽ ở Châu Phi, nơi đây các bộ tộc bị mất tích đã trong hàng thiên niên kỷ kiên nhẫn chờ vương quốc mang họ trở về. Có vô số tác phẩm văn học viết về đề tài này. Người Mor-mon, Nhật Bản, Pathan ở Pakistan, người Nepal, người Mỹ bản xứ và ngay cả người Anh và Mỹ cũng thay mặt hay chính thức xác nhận có nguồn gốc Do Thái, ở đây chỉ nêu một số.

Sự thật phía sau lời xác nhận?

Trong một số trường hợp có một yếu tố sự thật trong những lời xác nhận này. Trong thế kỷ sau khi người Assyria hủy diệt nước Do Thái, nhiều người tỵ nạn đổ dồn về phía nam đến vương quốc Judah vẫn còn tự trị, nhất là ở kinh thành Jerusalem. Nhưng nhận thấy xứ Assyria, Babylon và Ai Cập, vốn là những cường quốc đương thời, vẫn còn là hiểm họa đối với sự tồn tại trong tư cách một nhà nước độc lập, dân chúng bắt đầu di cư khỏi nước Do Thái và Judah. Một tiên tri của Isaiah, người sống trong triều đại vua Hezekiah xứ Judah (727-698 tr. CN), cho biết một thời điểm Chúa sẽ lấy lại vùng đất ở Assyria, Patros, Nubia, Elam, Shinar and Hamat cho cộng đồng dân Do Thái (Isaiah 11: 11-12). Kiều dân Do Thái lâu đời nhất mà chúng ta có đủ chứng cứ lịch sử nằm ở Yeb, Ai Cập, ngày nay gọi là Elephantine, một cù lao trên sông Nile gần Thác thứ nhất ở Aswan, nơi đây có một ngôi đền Do Thái trong một thời gian ngắn cuối thế kỷ 5 tr. CN. Hầu hết người Do Thái ở đó có lẽ là lính đánh thuê cho vua Ai Cập.

Chi tiết một tác phẩm chạm nổi trong cung đến Sennacherib, k. 700 tr. CN chạm hình một Gia đình ở Lachish, Judah bi lưu đày, do người Assyria chiếm năm 701 tr. CN. Một ra đình ở vương quốc Do Thái phải sống lưu vong 20 năm trước chắc chắn cũng giống như thế.

Cộng đồng Do thái giáo ở Burma: Lian Tual, thư ký Cộng đồng Beth Shalom, Tiddim, 1987.

Bản đồ vẽ các tuyến đường Dân lưu đày đi khỏi Israel (721 tr. CN) và Judah (701 và 587 tr. CN) và các cuộc di cư sau này. Các chuyến đi bị cưỡng bức và tự nguyện này trong thời cổ đại tạo ra cơ sở của nhiều truyền thuyết liên quan đến nơi có thể tìm thấy Các bộ tộc Israel bị mất tích.

Trong thời gian nhà vua cuối cùng của Babylon tên Nabonidus (555-539 tr. CN) trị vì, chắc hẳn nhiều nhóm Do Thái tháp tùng vị vua này trong cuộc hành trình dài đến Ả Rập. Có lẽ nhìn thấy trước sự diệt vong của đế quốc Babylon nằm trong tay của người Medes và Ba Tư năm 539 tr. CN, họ rõ ràng đã quyết định ở lại Ả Rập. Sự kiện này cũng được Kinh Thánh ghi lại, Cyrus đại đế, vị vua Ba Tư người chiến thắng, vào năm 538 tr. CN ban một loạt sắc lệnh, cho phép các cộng đồng bị lưu đày trở về quê hương. Nhưng không phải người Do Thái nào cũng muốn trở về Judah (Ezra 1: 4, 6). Đa số đã định cư và sống sung túc, thậm chí định cư ở nhiều nước khác kể cả Ba Tư và Media.

Vì thế người ta phát hiện vùng đất định cư của người Do Thái nằm trong nhiều nước khác vào thế kỷ 6 và 5 tr. CN. Sau đó trong thời kỳ Hy-La, cộng đồng Do Thái này phát triển về dân số cho đến lúc phát triển quanh Địa Trung Hải, như lúc chúng ta đọc lướt qua các chuyến đi của thánh Paul trong kinh Tân Ước.

Đông và Tây

Sau đó không có gì phải ngạc nhiên, khi người Do Thái di cư về phía đông cũng như tây. Người ta biết rằng vào những thời điểm tương đối gần đây, có cả các cộng đồng Do Thái sống ở Ả Rập và Trung Quốc, cũng như hiện nay vẫn còn một số ở Ấn Độ. Trong số nhiều người xác nhận có nguồn gốc Do Thái, có cả người Pathans theo đạo Hồi sống ở Paki-stan, Ấn Độ, Afghanistan và Iran. Mặc dù tín đồ Hồi giáo, tự gọi mình là Beni Israel (Dân tộc Do Thái), họ vẫn giữ lại nhiều tập tục Do Thái như ngày Sabbath, xem như ngày nghỉ theo cách Do Thái. Bộ tộc Mizo và Beni Menashe (Trẻ em ở Manasseh) thờ cúng thần Y’wa ở Burma, một tên gọi không giống như tên gọi Chúa của người Do Thái. Ở tây bắc Trung Quốc, có dân tộc gọi là Chiang-min cho rằng họ là con cháu của Abraham. Họ cũng có một đẳng cấp tu sĩ đặc biệt để làm dễ hiến tế và nhấn mạnh đến sự thuần khiết trong nghi lễ.

Có quá nhiều minh họa về các nhóm như thế để dẫn chứng, nhưng những lời xác nhận không có gì là không thể. Người Do Thái lang thang khắp nơi, họ định cư ở nhiều nơi xa xôi hẻo lánh. Qua nhiều thế kỷ, con cháu họ dần dần bị cộng đồng đông dân hơn đồng hóa, dễ dàng đánh mất mối quan hệ với trào lưu Do Thái giáo nhưng vẫn còn lưu giữ nhận thức mơ hồ về nguồn gốc.

Có nhiều nhóm ở nhiều nơi trên thế giới xác nhận mình là con cháu dân Do Thái. Đây là bức họa “Thứ tự giả định chuyến đi của dân Do Thái đến Nhật Bản, một phần phỏng theo các bức tranh thời cổ đại”, 1877.

Bộ tộc bị mất tích ở Châu Phi

Ở Châu Phi cũng có nhiều nhóm xác nhận có nguồn gốc Do Thái. Trong số này có cả người Do Thái Ethiopia hiện nay nổi tiếng nhất ở Is-rael ngày nay. Thế nhưng, có một nhóm khác, hiện đang sống rải rác khắp miền nam Châu Phi, có thể chứng minh xác nhận của họ là “người Do Thái Da Đen ở Châu Phi”, gồm người Lemba, với lịch sử truyền khẩu gần đây được Tudor Parfitt, đại học London chứng minh bằng tư liệu. Họ luôn quả quyết tổ tiên của mình từ phía bắc đến, sau cùng từ một nơi gọi là Sena, mặc dù họ không rõ nơi đó là đâu. Mặc dù chưa chứng minh nhưng họ cũng nghĩ rằng mình có mối quan hệ với người Do Thái ở Ethiopia. Người Lemba tuân thủ luật kashrut của Do Thái (nên và không nên ăn những loại thức ăn gì), và cũng du nhập nghi thức cắt bì vào miền nam Châu Phi.

Tiến sĩ Parfitt, thoáng ngạc nhiên khi đọc qua lịch sử của họ, ông đã tiến hành cuộc hành trình truy tìm nguồn gốc, đưa ông từ Nam Phi, qua Zimbabwe và sau cùng đến Yemen ở góc tây nam Ả Rập. Nơi đây ông phát hiện thành phố cổ Sena mà ông nghi truyền thuyết của người Lemba đã đề cập. Nhiều chi tiết khác có vẻ củng cố thêm sự tin chắc của người Lemba về nguồn gốc, như các họ giống nhau trong tên gọi của các thị tộc Lemba và vùng Ả Rập này.

Chứng cứ gien

Tuy nhiên, thêm một chứng cứ khác, lần này dựa trên sự phát triển mới nhất trong nghiên cứu gien - có sức thuyết phục đáng kể về nguồn gốc của người Lemba. Người ta tiến hành một nghiên cứu gien gần đây ở một người Do Thái thành niên sống ở Mỹ, Anh và Israel, nhận thấy có hơn 70% cohanim (nhóm thầy tu khẳng định họ là con cháu trực hệ của Aaron, anh của Moses, người được thụ phong chức Linh mục tối cao) đều có chung bộ dấu chuẩn ADN trên nhiễm sắc thể Y. Đây là tỷ lệ phần trăm cao hơn rất nhiều so với một người Do Thái trưởng thành không phải là cohanim. Sự trùng hợp trong các nhóm nam giới không phải là Do Thái thậm chí còn thấp hơn nữa. Điều này chứng minh lời xác nhận của cohanim rằng họ quả thật có chung tổ tiên cách đây khoảng 3.000 năm.

Thử nghiệm tiếp theo ở nam giới trong bộ tộc Lemba hầu như biểu thị có sự trùng hợp về dấu đánh AND này tương tự như ở nam giới Do Thái nói chung. Hơn nữa nhóm Lemba lớn tuổi, Bhuba, cũng cho thấy có sự trùng hợp dấu đánh nhiễm sắc thể này cao hơn nhiều, đến 53,8% gần với mức của nhóm cohanim Do Thái. Các nhóm không phải là Do Thái đều không hề có sự trùng hợp về dấu đánh gien độc đáo này.

Trong khi điều này không chứng minh dứt khoát trường hợp của người Lemba, nhưng cũng là chứng cứ thuyết phục chứng minh tổ tiên của họ là người Do Thái. Sẽ là một điều vô cùng bổ ích nếu tiếp tục dự án này trong số các nhóm khác tự cho là có nguồn gốc Do Thái. Trong khi sự việc chưa chắc đúng, mặc dù không phải là không thể cho rằng những nhóm này thực ra bắt nguồn từ cái gọi là “Mười bộ tộc Israel bị mất tích”, thử nghiệm gien ít ra cũng là chứng cứ rạch ròi cho việc liệu họ có nằm trong số những người có nhiễm sắc thể chứng minh và người Do Thái hay có lẽ có dòng dõi thầy tu hay không. Chúng ta không bao giờ giải quyết rết ráo vấn đề. Các bộ tộc bị mất tích, nhưng có khả năng tìm thấy nhiều dòng họ của một số người Do Thái mất tích trong hai thiên niên kỷ qua.

Một đám rước của người Lemba ở Vendaland, Nam Phi. Người Lemba cho rằng họ du nhập sự thờ phụng Chúa độc tôn, vời tên gọi địa phương là Mwali, vào miền nam Châu Phi, và cũng đưa thông lệ cắt bì vào khu vực. Họ vẫn còn nhớ khá rõ về mối quan hệ với di chỉ Great Zimbabwe.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764192220937500/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận