Tài liệu: Truy tìm Hòm đựng giao ước

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bất cứ khi nào Hòm đựng giao ước được chuyển về phía trước thì Moses cũng đều hô “Hãy tiến lên, hỡi Chúa hãy giúp cho chúng con đánh tan tác quân thù, hãy để cho những kẻ thù ghét Người phải trốn chạy”.
Truy tìm Hòm đựng giao ước

Nội dung

Truy tìm Hòm đựng giao ước

Thời điểm: thế kỷ 13 tr. CN

Địa điểm: Israel

Bất cứ khi nào Hòm đựng giao ước được chuyển về phía trước thì Moses cũng đều hô “Hãy tiến lên, hỡi Chúa hãy giúp cho chúng con đánh tan tác quân thù, hãy để cho những kẻ thù ghét Người phải trốn chạy”. Và khi dừng bước Moses cũng đều nói “Hỡi Chúa xin người hãy quay về đến muôn vạn người con Do Thái của Người”.

SÁCH DÂN SỐ 10: 35-36

Trong biên niên sử của nước Do Thái ban đầu, Hòm đựng giao ước là một hiện tượng bí ẩn có vẻ đóng một số vai trò. Được làm ở sa mạc ngay sau khi dân Do Thái rời Ai Cập, Hòm chứa Bia đá giao ước mà Chúa đã trao cho Moses trên đảo Sinai. Bia đá và Hòm cũng là giấy chứng nhận giao ước giữa Chúa và nước Do Thái. Theo lời hướng dẫn cặn kẽ của Chúa (Exodus 25: 10), Hòm được làm bằng gỗ keo, bên trong và ngoài lót bằng vàng ròng.

Nắp hòm cũng làm bằng vàng khối, trên nấp có hai tiểu thiên sứ dùng cánh nối tiếp nhau để bảo vệ Hòm. Cột chống mạ vàng được gắn qua các vòng nằm ở mỗi cạnh Hòm, dùng để khiêng. Hòm phải mang đi phía trước trong bất cứ chuyến đi nào và đặt vào giữa một căn lều làm đền thờ gọi là Hòm thánh, hay Lều họp mặt, cho dù dựng trại ở bất cứ nơi nào.

Hòm đựng giao ước theo truyền thuyết thường được mang ra chiến trường, như trong hình vẽ sau của Jean Fouquet (k. 1425-80) trong cuộc hành quân quanh vùng Jericho, giúp dân Do Thái chiếm thành phố trong khi xâm chiếm Vùng đất hứa.

Trong sách Xuất Ai Cập 25, tiết 22 Chúa bảo Moses, “Ta sẽ cho người hiểu rằng ta đang hiện diện ở nơi đó, ta sẽ chỉ bảo ngươi từ phía trên nắp hòm, từ giữa các vị tiểu thiên sử cũng đang ở phía trên Hòm đựng giao ước”. Vì lý do này, Hòm đã dẫn dắt Do Thái đến Canaan và có lúc Hòm dùng làm công cụ để đánh chiếm thành Jericho. Có thể trận chiến xảy ra để giành lấy chiếc Hòm, như trong lần phá hủy một tượng giả, Hòm bị người Philistine chiếm đoạt trong trận Eben Ezer. Hòm thậm chí làm một người Do Thái mất mạng vì chạm tay vào mà không xin phép trước. Sau này, vua David mang Hòm đến Jerusalem, sau đó Solomon đặt Hòm vào đất thánh của các thánh trong ngôi Đền mới của ông. Hòm là vật sở hữu quý báu nhất và chính yếu nhất của quốc gia, luôn nhắc nhở mối quan hệ đặc biệt bằng giao ước giữa tổ tiên Do Thái của họ với Chúa.

Số phận chiếc Hòm

Nhưng đây chỉ là phần mở đầu bí ẩn bao quanh Hòm đựng giao ước, vốn đã thu hút trí tưởng tượng của nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau qua mọi thời đại - toàn bộ sự hiểu biết và truyền thuyết về chiếc Hòm đã phát triển thành một cuộc sống của riêng nó.

Quang cảnh kinh điển của Hòm, lấp trên bánh xe trong một tác phẩm chạm nổi trong một giáo đường Do Thái thế kỷ 4 ở Capernaum vùng Galilee. Giáo đường được mô tả như một ngôi đền xây vòm hình trụ Byzantine, nhiều cửa panel ra vào, trấn tường giống vỏ sò lõm phía trên và hàng cột dọc theo các cạnh.

Bích họa trong giáo đường Do Thái giữa thế kỷ 3 sau CN ở Dura-Europos, Syria, cho thấy người Philistine xua đuổi những người khiêng Hòm.

Nhiều người cho rằng bị người Babylon phá hủy khi họ đánh chiếm và tàn phá Jerusalem năm 587/6 tr. CN. Thế nhưng trong nhiều cuộc tranh luận của người Do Thái sau này, giới giáo sĩ Do Thái có quan điểm khác về số phận chiếc Hòm. Người ta qua từng thời điểm có quan điểm khác nhau, cho rằng đấng tiên tri Jeremiah đã tiết lộ về chiếc Hòm trên núi Nebo, có người bảo vua Josaiah (639-609 tr. CN) giấu Hòm trong một hang sâu bên phải Núi Đền, bên dưới Đất thánh của các vị Thánh, trước cuộc tấn công của người Babylon rất lâu, có người bảo vua Jehoiachin đã mang Hòm theo trong khi bị lưu đày ở Babylon, nhưng bí ẩn nhất trong mọi bí ẩn là Hòm được giấu phía dưới lều củi nơi chứa củi để dùng đốt lửa trên bàn Thánh.

Cũng có nhiều truyền thuyết kỳ lạ khác. Người ta bảo rằng Hòm có số phận phải trở về Núi Đền, sẽ đặt vào Đât thánh của các vị Thánh của một ngôi đền mới sẽ được xây dựng để mở đầu Kỷ nguyên Chúa cứu thế. Biên niên sử cổ của ả Rập viết rằng Hòm được mang đến ả Rập an toàn, các Hiệp sĩ Templar đã tìm kiếm chiếc Hòm khi họ chiếm Jerusalem trong thời kỳ Thập tự chinh, nhưng hoài công.

Cũng có người cho rằng Hòm được giấu trên mái vòm của tòa thánh Vatican, tuy nhiên số khác lại bảo chính pharaoh Shishak của Ai Cập (còn gọi là Shoshenq, 945-924 tr. CN) đã đoạt lấy Hòm khi ông đột kích vào Canaan. Một giả thuyết gần đây cho rằng lúc người La Mã thiêu hủy Đền thứ hai năm 70 sau CN, người ta đã cứu được Hòm qua các đường hầm ngầm đi về phía đông dài hơn 30 kém (19 dặm) đến vùng Qumran lân cận rồi được chôn nơi đây.

Tác phẩm chạm nổi ở vòm Titus, Rome, cho thấy các chiến binh La Mã chiến thắng đang khuân vác chiến lợi phẩm trong đến Jerusalem sau khi bao vây thành phố năm 70 sau CN. Một giả thuyết gần đây cho rằng Hòm đã được mang đến Qumran an toàn trên bờ Biển Chết trước khi quân La Mã thiêu hủy Đền.

Tấm panel nhỏ bằng ngà voi vẽ hình một nhân sư, thế kỷ 9 - 8 tr. CN, trông như các vị tiểu thiên sứ đang bảo vệ chiếc Hòm.

Thế nhưng có một truyền thuyết lâu đời khác cho rằng hầu như ngay khi được đặt vào Đền, thì con trai của vua Solomon và Hoàng hậu Sheba tên Menelek đã lấy cắp và mang Hòm đến Ethiopia. Cũng có người Falashas ở Ethio-pia, xác nhận họ bà con cháu của Judea người hộ tống mang Hòm trong chuyến đi đến Ethio-pia. Một trong những danh hiệu truyền thống của quốc vương là “Sư tử Judah” và hoàng tộc Ethiopia cổ đại xác nhận mình thuộc dòng dõi David và Solomon. Giáo hội Ethiopia trong nhiều thế kỷ quả quyết chiếc Hòm hiện được giấu nơi nào đó trong Giáo hội.

Cho dù bí ẩn vốn rất nhiều trong các truyền thuyết về Hòm đựng giao ước, có vẻ không chắc có thực khi cho rằng nguồn gốc chiếc Hòm đã trên 3.000 năm từ thời Moses cho đến thời đại chúng ta. Khả năng có thể xảy ra là thật ra Hòm đã bị phá hủy lúc người Babylon chiếm Jerusa-lem, xóa sạch Đền Solomon năm 587 tr. CN.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764193065000000/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận