Tài liệu: Tháp đôi Petronas

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hoàn tất năm 1996, tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur hiện nay giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới, cao 451,9m (1482 ft),
Tháp đôi Petronas

Nội dung

Tháp đôi Petronas

Thời điểm: 1991- 96

Địa điểm: Kuala Lumpur - Malaysia

Không gian ở giữa là điều quan tâm nhiều nhất của tôi trong dự án này.

Cesar Pelli, 1996

Hoàn tất năm 1996, tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur hiện nay giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới, cao 451,9m (1482 ft), mỗi tháp có 88 tầng có mặt bằng khả dụng. Do Cesar Pelli & Associates thiết kế, công trình kết hợp công nghệ mới với biểu tượng đạo Hồi, và tượng trưng cho sự xuất phát từ công trình cao tầng mang Phong cách quốc tế của thủ đô Malaysia. Thật ý nghĩa, vì lần đầu tiên trong hơn 100 năm, giải thưởng dành cho tòa nhà cao nhất thế giới đã được trao ở một quốc gia khác không phải là Mỹ. Công trình này mang những đặc điểm của kiến trúc New York như Cao ốc Empire State Building, Trung tâm thương mại thế giới và gần đây nhất là Tháp Sears ở Chicago.

Ý nghĩa của Tháp đôi Petronas còn hơn cả độ cao ngoạn mục của tháp. Chính dự án công trình với chi phí 2 tỷ $ này dành cho sự phát triển của thủ đô Malaysia, gồm một công viên rộng 20 ha (50 acre), công viên, các tòa nhà căn hộ và thương mại, một giáo đường Hồi giáo và các kết cấu khác, mà chính phủ Ma- laysia hy vọng sẽ là vật trang trí chính trên con đường hướng đến một quốc gia công nghiệp hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thi công Tháp đôi Petronas, do công ty xăng dầu quốc gia tài trợ (đặt tên của công ty này cho tháp) và chính phủ cũng được chuyển giao công nghệ, với đội ngũ kỹ sư quốc tế và nhà thầu chính cùng làm việc với đối tác Malaysia.

ü      Kết cấu bê tông của hai tháp đang dựng cùng lúc. Hai nhà thầu chính khác nhau xây dựng hai tháp tạo không khí thi đua, cả hai đều hoàn thành cùng lúc.

Hình tượng

Theo nghĩa hình tượng kiến trúc, kiến trúc sư được giao nhiệm vụ, sau khi đoạt giải trong cuộc thi quốc tế năm 1991, phải xây dựng một công trình mang lại tiếng tăm đặc biệt của Malaysia. Thiết kế ban đầu có hình sao 12 cánh khi điểm cơ bản trong sơ đồ phải thay đổi theo đề nghị của thủ tướng Malaysia, Datuk Seri tiến sĩ Mahathir Mohamad, thành hình sao 8 cánh vì đây là biểu tượng của đạo Hồi. Hình sao có thể nhìn thấy từ tường xây che trang trí kiểu vỏ sò với bề mặt mang tính điêu khắc cao, lung linh với kính và thép không rỉ. Công trình phải thích nghi với khí hậu địa phương: mặt tiền kết hợp các tấm che nắng bằng thép không rỉ thích ứng với khí hậu nhiệt đới của thành phố, chỉ cách đường xích đạo có 2 độ.

ü      Sự phát triển của môn hình học xây dựng ở Tháp đôi Petronas, trên cơ sở hình sao tám cạnh có thể nhìn thấy ở tường bao che bên ngoài của tháp.

ü      Tháp đôi gần hoàn tất. Sử dụng bê tông độ bền cao trong thi công có nghĩa là đường kính của cột đỡ giảm lại và cách khoảng ở những khoảng cách rộng hơn.

Kết cấu

Nếu hình tượng trong sơ đồ và cao trình chung của công trình mang đặc điểm Malay- sia, do đó khác xa với ý nghĩa trừu tượng của hầu hết các công trình cao nhất khác trên thế giới là kết cấu của công trình là minh họa của sự chuyển giao công nghệ. Vì chi phí nhập khẩu thép vào Malaysia rất cao, người ta quyết định công trình lẽ ra nên có kết cấu bê tông và các sàn composite bằng tấm kim loại và dầm chèn thép. Vì thế nhất thiết phải nghĩ ra một loại bê tông độ bền cao, đầu tiên thuộc loại này ở Malaysia, sẽ làm giảm lại đường kính các cột để thực hiện ý tưởng tạo cho tháp có dáng thon thả hơn của kiến trúc sư. Vì thế kỹ sư kết cấu có thể từ chối khái niệm ống kết cấu thường sử dụng như ở Tháp Sears để giải phóng mặt bằng trong công trình càng nhiều càng tốt, không sử dụng các cột chu vi. Mỗi tháp có 16 cột chu vi, đường kính lên đến 2,4m (7,8ft), liên kết bằng dầm hình nhẫn có nách tăng cứng ở mỗi tầng. Cảm giác không gian khoảng khoát có được là do khoảng cách rất rộng giữa các cột từ 10m (26,25 hay 32,8ft). Ngoài dáng vẻ mảnh khảnh của tháp ra, thực tế chỉ có một lớp mỏng nhỏ của mỗi cột có thể nhìn thấy ở mặt tiền. Tải trọng bên chuyển xuống các cột và lõi kết cấu. Đỉnh cao nhất của mỗi tháp gắn van điều tiết không khí toàn phần để giảm thiểu sự chuyển vị ngang của công trình khi trời gió.

ü      Tháp đôi Petronas khi hoàn tất rực rỡ trong ánh hoàng hôn của Kuala Lumpur.

Cầu nối hai tầng dài 58,82m (193ft) nối trung tâm hội nghị ở tầng thứ 41 và 42 của hai tháp. Đây là yếu tố quan trọng trong thiết kế tổng thể, hiểu theo nghĩa sử dụng như lối thoát hiểm khi hỏa hoạn từ tháp này sang tháp kia và cũng là một biển báo ngoạn mục, gồm 500 chi tiết sản xuất ở Nam Triều Tiên, cầu được ráp tại chỗ rồi kéo lên vị trí sau cùng. Cầu gối lên hai chân mảnh khảnh gắn vào tầng thứ 29.

Tính chất quốc tế của dự án được thúc đẩy hơn nữa bằng thực tế khác thường khi mỗi tháp do một nhà thầu chính thi công, một nhà thầu Nhật và một nhà thầu Triều Tiên. Những nhóm này theo đuổi dự án trong tinh thần thi đua rất cao.

ü      Cầu Skybridge nối liền hai tháp ở tầng 41 và 42, gối lên hai chân đặt ở tầng 29

Số liệu thực tế

Chiều cao: 451.9 m

Số tầng: 88 ở mỗi tháp

Diện tích mỗi tháp: 218.000m2

Vật liệu: bê tông thép, kính, nhôm

Cửa sổ: 32.000

Chi phí: 1,6 tỷ $

Vì thế Tháp Petronas là biểu hiện của sự chuyển giao công nghệ, tự hào quốc tế và sự quan tâm đặc biệt nhạy cảm đối với vấn đề chính trị, văn hóa địa phương. Thiết kế đặc biệt, ám chỉ truyền thống Hồi giáo, và câu chuyện công nghệ tài tình phía sau thi công, sẽ đảm bảo vị thế vững chắc của một công trình nhà cao tầng nổi bật cuối thế kỷ 20. Như kiến trúc sư Cesar Pelli nhận xét, ''Những tòa tháp này không phải là công trình tưởng niệm mà là những công trình sinh động đóng vai trò biểu tượng. Chúng tôi làm việc cật lực để làm cho chúng sinh động''.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4227-02-633713460485468750/Thap-va-Nha-choc-troi/Thap-doi-Petronas.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận