Khách sạn New York - New York
Thời điểm: 1996- 97
Địa điểm: Las Vegas, Neveda, Mỹ
Mẫu nghệ thuật quần chúng lớn nhất thế giới.
Kiến trúc sư Neal, Gaskin, 1998
Cứ khoảng mỗi thập niên Las Vegas lại có thêm nhiều công trình mới. Giai đoạn gần đây nhất bất đầu vào năm 1989 với sự khánh thành Mirage và Excalibur - hai sòng bạc- khách sạn khổng lồ, mỗi sòng bạc - khách sạn như khu phức hợp và quy hoạch chi tiết như những thành phố nhỏ, và giàu trí tượng như thể trong truyện thần tiên. Mục đích thu hút mọi người đến đánh bạc và tiêu tiền càng nhiều càng tốt.
Mặc dù không phải là lớn nhất kể từ lúc khánh thành vào năm 1997, nhưng khách sạn-sòng bạc New York-New York (NYNY) chắc hẳn là một trong những nền trời táo bạo nhất, chuyển tải chuyện thần tiên từ Manhattan đến hoang mạc Nevada. Sừng sững ngay góc đại lộ Tropicana và Dải Las Vegas, một giao lộ sầm uất nhất trong thành phố.
ü Nền trời Manhattan nổi tiếng được lồng ghép với hoang mạc Nevada trong khu phức hợp sòng bạc- khách sạn kỳ lạ nhưng mang tính chức năng. Tòa nhà thấp tầng phía sau tượng Nữ thần tự do bằng một nửa kích thước thật là nơi bố trí sòng bạc, khách sạn và nhà hát, các tháp cao tầng là phòng khách.
Tận dụng lợi thế phát triển rất nhanh của ngành du lịch Las Vegas trong thập niên 1990, NYNY được xây dựng trong thời gian kỷ lục 1,5 năm với chi phí 460 triệu $. Kết cấu tăng mỗi tuần thêm một tầng trong 48 tuần. Diện tích 7 ha (17 acres) - nhỏ so với các khách sạn khác ở Las Vegas - NYNY tận dụng tất cả diện tích của nó: cao trình mặt đất 7804m2 (84.000 bộ vuông) dùng làm nhà hàng, quán rượu và nhà hát, tháp vươn cao làm phòng, hồ bơi, bãi đỗ cho 3800 ô tô trong một kết cấu nối liền bằng các cầu nối với khách sạn chính và một porte cochère giải quyết chỗ đậu cho 100 phương tiện đi lại. Đúng và lợi thế phải có cho một khách sạn lớn ở Las Vegas, khu phức hợp thêm vào đường tàu lượn cao tốc: những ai thích cảm giác mạnh bước vào cabin nằm trong sòng bạc và trượt ra phía ngoài, lên đến độ cao hơn 20 tầng vòng qua tháp chính trước khi lao xuống bên trên porte cochère, băng qua một số đường nhánh rồi trở lại sòng bạc trong sự an toàn.
ü Về đêm tượng Nữ thần tự do thu nhỏ, khách sạn New Yorker, Cao ốc Municipal, Cao ốc Chrysles, cầu Brooklyn và những công trình nổi bật trong nghệ thuật chiếu sáng của Dải Las Vegas.
Số liệu thực tế
Diện tích: 7 ha
Chi phí: 460 triệu $
Tầng một: 704 m2
Số phòng: 2034
Hình dáng phỏng theo trí tưởng tượng
Đường xoắn ốc của Cao ốc ''Empire State'' và ''Chrysler'' (đỉnh cao nhất cũng có nhiều phòng hạng sang dành cho những tay cờ bạc máu mặt) vươn cao từ nghệ thuật dán ảnh của các nhà chọc trời khác - có thể nhận ra hầu hết, mặc dù mỗi nhà chọc trời đều thay đổi bằng tông màu giải trí sáng hay đậm hơn. Nhưng nói chung những công trình này không phải riêng biệt, tháp phòng 47 tầng là một kết cấu khung bê tông tiêu chuẩn với các phiến bê tông căng sau (ứng suất trước). Nhưng ở nơi nào hình học của một văn phòng hay khách sạn khung bê tông điển hình thường đơn giản, thì nơi ấy mặt bằng và nền trời của NYNY được chạm khắc và khớp với hình ảnh của các nhà chọc trời ở Manhattan. Cạnh tấm sàn được vát mép và làm lởm chởm để tạo độ sâu và định nghĩa cho những gì ở mặt ngoài có vẻ như là những kết cấu riêng biệt theo chiều thẳng đứng, mỗi kết cấu sử dụng vật liệu ốp riêng.
Quanh móng tháp, sòng bạc hình thành một kết cấu khung thép thấp tầng riêng biệt. Khi phần cận cảnh dành cho các tòa nhà chọc trời mô phỏng, thì bên trong được thiết kế phỏng theo công trình lâu đời hơn ở New York, kể cả Nhà ga trung tâm, Bảo tàng viện Whitney và đảo Ellis, Cầu Brooklyn độc lập trở thành một phần lối đi trên lề. Ở góc đường dựng lên bản sao tượng Nữ thần Tự do bằng một nửa kích thước thật, bao quanh và các tàu cứu hỏa đậu trong cảng làm vật trang trí, làm bằng một loại xốp cách nhiệt có chạm khắc áo ngoài bằng lớp lưới và sợi thép.
Hai công ty thiết kế hợp tác thiết kế. Kiến trúc sư Gaskin & Bezanski, đảm nhận công trình kiến trúc và giám sát kết cấu và ngoại thất. Việc thực hiện hình ảnh tổng thể của khách sạn, kể cả sòng bạc là quan trọng nhất là phần việc của Yates-Silverman, một công ty có uy tín ở Las Vegas chuyên thiết kế nội thất. Họ cố tình tạo ra một phối cảnh với mặt tiền bằng đá nâu của Làng Greenwich lâu đời trong sân bán thức ăn của sòng bạc, phỏng theo Quảng trường Tim, với các chi tiết chẳng hạn như nắp đậy lỗ cống tỏa hơi nước.
NYNY là một thành phố thu nhỏ so với dáng vẻ bề ngoài: hàng ngày có đến 1500 nhân viên làm việc 24/24, mỗi ngày có hơn 100.000 người đến đăng ký khách sạn, người dự hội nghị, những tay cờ bạc, hoặc đến nhà hàng, phòng triển lãm hoặc đi dạo. Việc đi lại đến mức khủng khiếp của một lượng người và xe khổng lồ như thế. Ngõ ô tô vào nằm trên đại lộ Tropicana, tấp nập xe tai, ô tô, xe buýt 12 chỗ, bãi đỗ xe, khuân vác hành lý và xe lim- ousine. Lối vào khác nằm ở phía khác của tòa nhà dành cho khách đi theo đoàn đến sòng bạc hay nghỉ ở khách sạn.
Sau một thế kỷ ''hình dáng theo chức năng'' trong kiến trúc, NYNY miêu tả sự thay đổi: lúc này hình dáng theo trí tưởng tượng. Thiết kế NYNY bị một New York lãng mạn hóa chi phối như trong hình ảnh trong hàng chục bộ phim hơn là tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc hiện đại truyền thống. Thế nhưng khu phức hợp có chức năng chào đón, làm hài lòng, định hướng và phục vụ hàng vạn người. Ảo tưởng Manhattan trong hoang mạc trở thành một công trình công cộng rất thực đáp ứng với sự hiểu biết sâu sắc văn hóa mà công trình đang phục vụ.