Tài liệu: Ký ức về thời kỳ mộng mơ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nghệ thuật của Thổ dân Châu Úc là truyền thống nghệ thuật nổi tiếng sau cùng của thế giới nói chung được mọi người hiểu rõ giá trị.
Ký ức về thời kỳ mộng mơ

Nội dung

Ký ức về thời kỳ mộng mơ

Thời điểm: vô tận

Địa điểm: Châu Úc

Nghệ thuật của Thổ dân Châu Úc là truyền thống nghệ thuật nổi tiếng sau cùng của thế giới nói chung được mọi người hiểu rõ giá trị.

WALLY CARAUNA, 1993

Lúc người Châu Âu chiếm Châu Úc, với việc đổ bộ của Hạm đội đầu tiên của Anh vào vịnh Botany năm 1788, họ định dạng châu lục bằng các giá trị Châu Âu của riêng mình. Họ vẽ bản đồ, chia Châu Úc thành các cánh đồng và nông trại, định ranh giới bằng tên tiếng Anh - như thể đây là vùng đất không người. Giới khảo cổ trong cùng truyền thống văn hóa luôn chú tâm vào việc xác định niên đại thời điểm chính xác Thổ dân định cư tại châu lục, với ước đoán chính xác nhất cách đây khoảng 60.000 năm hay lâu hơn.

Thổ dân Châu Úc cũng có quan điểm của riêng mình về những vấn đề này. Họ nói chúng tôi trước giờ vẫn luôn ở đây, từ Thời kỳ mộng mơ khi vùng đất này được thành hình, và đặt trong quy củ, lúc đồi và thung lũng hẹp hình thành, lúc con người được đặt vào từng vùng đất dành cho riêng mình. Từ “Thời kỳ mộng mơ” sử dụng ngày nay nhằm diễn đạt khái niệm này của Thổ dân bằng tiếng Anh, nhưng không phải là cách dịch thích hợp. “Mộng mơ” là từ dùng sai, ám chỉ một số thế giới phi lý không có thực từ đó chúng ta khơi dậy một thực tại khác biệt và đúng thực. “Thời kỳ” cũng là từ dùng không đúng, vì nó ám chỉ một số giai đoạn nhất định, thuộc quá khứ và tách rời với hiện tại. Một phần quan trọng trong Thời kỳ mộng mơ, thuộc những điều “luôn luôn” tồn tại nơi đây là những vấn đề như chúng có và phải có. Thời kỳ được tính theo thời gian niên đại, thay đổi qua thời gian - các nguyên tắc chính này trong khảo cổ học và khoa học kinh nghiệm phương Tây - không áp dụng được để chỉ thời kỳ này.

Nghệ thuật Thời kỳ mộng mơ

Trong nghệ thuật khắc họa đá cổ xưa của họ, Thổ dân Châu Úc để lại hậu thế sự ghi chép bằng tranh. Nhiều loài động vật, chim hiện nay vẫn còn trên châu lục, trong số này có loài chim sếu lớn và cá sấu, vẹt có mào vàng nhạt và trăn, vốn là những loại cũng quan trọng trong câu truyện kể Thời kỳ mộng mơ. Một kiểu thức chung thường gặp dấu chân chim, đôi lúc nhỏ như cỡ dấu chân gà tây bụi, đôi khi lớn như cỡ dấu chân đà điểu emu, đôi khi thậm chí còn to hơn. Các dấu chân này có phải là hình ảnh quá khổ của dấu chân đà điểu emu hay không? Hay là bản ghi chép về một loại chim to hơn? Cũng có dấu chân con người quá khổ ở đây.

Thường nhưng không phải luôn luôn, Địa điểm mộng mơ là nơi có phong cảnh khác thường như đụn sa thạch đó sộ tìm thấy trong tự nhiên này chẳng hạn .

Ở bắc Úc, khắc họa đá trong Công viên quốc gia Kakadu và khu vực có niên đại khoảng hàng ngàn năm, chắc chắn 4.000 năm, có lẽ còn lâu hơn nữa. Trong các giai đoạn lâu đời hơn, có nhiều hình ảnh về hổ Tasmania, loài thú ăn thịt có túi tồn tại đến thế kỷ 20 chỉ có ở vùng Tasmania. Trên phần đất liền Châu Úc, hổ đã bị tuyệt chủng từ khi con người mang chó từ Đông Nam Á đến – loài chó này trở thành chó hoang dingo, vốn là loài ăn thịt có vóc dáng trung bình hiệu quả hơn dồn hổ đến sự tuyệt chủng. Hổ vẫn còn sống ở Tasmania vì vào thời điểm chó dingo đến Châu Úc, Tasmania đã tách khỏi phần đất liền do mực nước biển dâng lên ở các thời kỳ hậu băng hà.

Ở Châu Úc, nghệ thuật họa khắc đá là một truyền thống sinh động. Trụ ngạch to lớn này trong Công viên quốc gia Kakadu được vẽ vào đầu những năm 1960, đồ lại các nét vẽ trước kia.

Dấu chân con người khoét vào bề mặt tảng đá ở bắc Úc qua thời gian đã bị bào mòn và đóng vảy cứng, một số phác họa sau này bằng sơn trắng. “Hội họa chấm” nổi tiếng trong nghệ thuật gần đây ở miền trung Úc phát xuất từ thuật mô tả bằng tranh trong nghệ thuật họa khắc đá cổ đại.

Bản ghi chép về quá khứ xa xưa

Chúng ta nghĩ rằng chó dingo du nhập vào bắc Úc cách đây khoảng 4.000 năm, vì thế hình vẽ hổ Tasmania là hình ảnh của một loài bị tuyệt chủng - nhưng mà một loài đã và đang tuyệt chủng trong khoảng thời gian kéo dài ấy. Nhưng một bức tranh độc đáo, nằm trên cao trong “xứ đá” hẻo lánh phía bên kia ranh giới Công viên quốc gia Kakadu, cho biết một số loại còn lâu đời hơn. Được bảo tồn tốt và vẽ đồ lại, bức họa này có vẻ mô tả một con trưởng thành và một con chưa thành niên thuộc một loài sinh vật đặc biệt chắc chắn không phải là hổ Tasmania, cũng không phải là chuột túi hay thú có túi hiện đại. Sinh vật này có các chi trước nhỏ, có móng chứ không phải tay (như thú có túi), chi sau rắn chắc, và một đuôi bản rộng (như thú có túi). Nhưng phần thân có một số điểm kỳ dị, giống như có nhiều vú to, nhọn hay đầu vú treo bên dưới thân (nhưng thú có túi có các đầu vú nằm bên trong túi để nuôi con). Con nhỏ hay chưa thành niên cũng có đặc điểm tương tự. Có phải loài sinh vật này thuộc hệ động vật lớn hay không? Một nhận dạng về một loài sinh vật chỉ biết được qua xương hóa thạch gọi là Palorchestes.

Rùa đá ở trung Úc. Người ta cho rằng tổ tiên trong Thời kỳ mộng mơ trở thành những vật thể trang sức thiêng liêng này. Ảnh bên phải Sinh vật kỳ lạ này, đầu ngẩng cao hướng sang phải, con chưa thành niên nằm bên phải, có thể thuộc hệ động vật lớn bị tuyệt chủng từ lâu.

Thật trêu ngươi, hiện nay chỉ biết qua một bức họa. Không có gì khác ở xứ núi cao này, nơi có vô số các hốc đá trú ẩn đầy ắp các bức họa, ít người lui tới và chắc chắn chưa được tìm hiểu đầy đủ về nghệ thuật họa khắc đá. Nhân vật chính trong các câu truyện kể Thời kỳ mộng mơ là Rắn cầu vồng, một loài sinh vật to lớn luồn lách khắp xứ để định dạng địa hình, sau đó để lại dấu hiệu ấn tượng của rắn cái (có khi của rắn đực) bằng cách tạo ra các kênh cụt từ sông chảy ra và ao hồ, núi đá và thung lũng hẹp. Có phải Rắn cầu vồng dùng để hồi tưởng một loài rắn khổng lồ, thậm chí còn to hơn trăn Úc hiện đại của thời xa xưa? Có phải các câu truyện của Thổ dân về lụt lội và nước dâng cũng là sự hồi tưởng về Thời kỳ băng hà, lúc ấy mực nước biển dâng lên đẩy con người trở về vùng bờ biển lâu đời hơn?

Bruce Nabegeyo, Ngalyod - Rắn cầu vồng (1995). Rắn Cầu vồng là nhân vật chính trong các câu truyện kể Thời kỳ mộng mơ. Trong hình ảnh hiện đại này, Cầu vồng có đầu giống như đầu của sinh vật khỏe nhất, cá sấu nước mặn.

Trong Công viên quốc gia Kakadu, nơi nào mực nước biển dâng cũng được xác định niên đại chính xác và khá muộn vào các giai đoạn cuối, sự tiếp nối nghệ thuật họa khắc đá cũng được xác định, cung cấp cho chúng ta manh mối: có sự gia tăng rõ rệt trong hội họa thể hiện con người phải đấu tranh chỉ trong thời kỳ nước biển dâng đã đẩy “người vùng bờ biển” vào trong mối quan hệ mới với “người vùng núi” đã sống trong đất liền từ lâu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764201786562500/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận