Tài liệu: Hệ thống đường ray Jungfrau

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Núi non trùng điệp ở Thụy Sĩ từ lâu là nơi thu hút du khách thập phương: những ai đã đến thị trấn nhỏ Interiaken (567m (1860ft) trên mực nước biển) ở Cao nguyên Berne,
Hệ thống đường ray Jungfrau

Nội dung

Hệ thống đường ray Jungfrau

Thời điểm: 1 896 – 1912

Địa điểm: Bernese Oberland, Thụy Sĩ

            Phong cảnh Thụy Sĩ thật hữu tình, nhưng không phải là địa hình lý tưởng để xây dựng đường sắt

Sách hướng dẫn của viện bảo tàng giao thông Thụy Sĩ, 1987.

Núi non trùng điệp ở Thụy Sĩ từ lâu là nơi thu hút du khách thập phương: những ai đã đến thị trấn nhỏ Interiaken (567m (1860ft) trên mực nước biển) ở Cao nguyên Berne, không thể nào không xúc cảm trước cảnh núi rừng bao quanh. Nhưng tiếp cận là vấn đề khác. Muốn đến đèo Kleine Scheidegg (2061m/6760ft) nhất thiết phải qua tuyến đường sắt bánh răng. Tuyến đường sắt Wegneralp khánh thành đến điểm này vào năm 1893, cho đến nay, nói chung không có đường bộ nào đến được độ cao này, chỉ đến đây bằng xe lửa hay cuốc bộ. Vì thế, chỉ có đường sắt mới vận chuyển tất cả vật tư cũng như thực phẩm tiếp tế cho các khách sạn và quán cà phê.

Kleine Scheidegg do một kỹ sư Zurich tên Adolf GuyerZeller xem là điểm lý tưởng từ đây tuyến đường có thể đi cao hơn về hướng đỉnh núi. Cùng với Eiger và Monch, Jungfrau là đỉnh thứ ba cao nhất trong vùng, khoảng 4000m (13.000ft). Khởi công năm 1893.

Thi công ngoạn mục tuyến đường sắt Jungfrau tính từng mét của GuyerZeller, phát xuất từ Kleine Scheidegg nằm lộ thiên rồi chuyển thật nhanh hướng lên phía núi. Trong 2,2km (1,4 dặm) đầu tiên, tuyến đường bò từ từ dọc theo rặng núi đến với Eigergletscher ở độ cao 2320m/7600 ft, nơi đây đi vào hầm chui chính. Nhánh còn lại dài 7,1 km (4,4 dặm) đến Jungfraujoch hoàn toàn nằm dưới đất.

Khởi công vào năm 1896, nhưng đến năm 1898 mới đến được Eigergletscher. Trong thi công điểm này dùng làm căn cứ, hiện nay vẫn còn là phân xưởng duy nhất trên tuyến đường. Vấn đề khác là không thể tiếp cận trong những tháng mùa đông, tất cả vật tư yêu cầu phải vận chuyển trước khi tuyết rơi, kể cả thực phẩm cho nhân công. Ngay cả mùa đông cũng gây trở ngại, vì phải cần làm tan 14 lít tuyết mới  được 1 lít nước, điều này lại cần đến điện.

ü      Để bò 1393m từ Kleine Scheidegg đến Jungfraujoch (độ cao 3454m), tuyến  đường phải uốn khúc quanh co qua dãy núi, độ dốc cao nhất là 25cm mỗi mét, Phần lớn tuyến đường đều nằm trong một hầm chui, mặc dù hai ga nằm trên tuyến thuận tiện cho hành khách lên xuống để thưởng lãm quang cảnh ngoạn mục.

Đường sắt thiết kế chạy bằng điện ngay từ đầu, có một đôi xe chạy bằng năng lượng điện từ đường dây cao quá đầu. Suốt tuyến đường đều trang bị hệ thống bánh răng Strub, trong đó răng thép đặt trên ray gài với bánh xe chủ động hay bánh răng chốt trong toa xe, giúp cho xe leo được dốc thẳng đứng hơn trong sự an toàn - tối đa theo tỷ lệ 1:4 như trong trường hợp Jungfraubahn. Ngay cả trong độ dốc này, tuyến đường sắt cũng không thể chọn con đường trực tiếp bên trong núi.

Sử dụng khoan điện để đào hầm chui qua lớp đá vôi malm, loại đá vôi cứng trên núi, không cần phải làm thành hầm chui. Ở Eigerwand (4,4km/2,75 dặm; 2685m/ 9400ft), xây dựng một sân ga và đường nhánh. Nhưng cũng quan trọng, cũng xây dựng hầm chui bên đến đỉnh núi. Từ đây, có thể ngắm nhìn toàn cảnh các dãy núi hùng vĩ ở miền trung Thụy Sỹ qua lớp kính kiên cố phía sau. Xe lửa trên đường lên đỉnh dừng lại ở đây để cho khách xuống xe ngắm cảnh. Hầu hết phải dùng thuốc nổ để xây dựng khu phức hợp này và nhà ga khánh thành vào tháng 6/1903.

ü      Đường sắt được thiết kế chạy bằng điện ngay từ đầu- xe lửa hơi nước không thể chạy qua hầm chui. Khả năng tăng ổn định: có hơn 4000 hành khách đến với Jungfraujoch vào những ngày náo nhiệt nhất.

Số liệu thực tế

Độ cao ga Jungfraujoch: 3454m

Độ cao của Kleine Scheidegg: 2061m

Khoảng cách từ Kleine Scheid đến Jungfraujoch: 9.3km

Thời gian hành trình: k. 50 phút

Độ dốc tối đa: 25%

Số hầm chui: 2

Trạm dừng kế tiếp là Eismeer (5,7 km/3,5 dặm; 3160m/10,368n), nơi đây hành khách lại xuống xe thêm lần nữa để ngắm cảnh, lần này gần với băng và cảnh trí khác. Ở đây cũng có một đường nhánh. Đường sắt khánh thành đến điểm này vào tháng 6/1905, các nhà thầu phải mất 7 năm từ Eigergletscher mới đến được đây.

Trong cung đường dài sau cùng đến Jungfraujoch (9,03 km/5,7 đăm; 3454 m/11.300ft), không còn đá vôi malm nữa mà thay bằng đá gneiss, loại đá rắn hơn nhiều. Tiến hành thay đổi cho khoan khí nén mạnh hơn, nhưng tiến độ chậm hơn rất nhiều. Không khí cũng loãng hơn. Vấn đề khác là chuyển số đất đào, vì lối đi theo phương nằm ngang được đặt chất nổ khoảng 3km (2 dặm) phía bên kia ga Eismeer.

Việc khánh thành cung đường sau cùng từ Eismeer, cho đến ga đầu cuối và kết thúc tại ga này, diễn ra vào ngày 1/8/1912. Cung đường này nằm trên một đèo yên ngựa phủ đầy băng tuyết giữa Jungfrau (4158m/13.600 ft) và đỉnh Monch (4099m/13.450ft). mặc dù sân ga nằm thấp hơn cao trình mặt đất, nhưng khách sạn và các phương tiện khác đều nằm ngay phía trên, trong vùng lộ thiên, và có nhiều đường mòn dành cho những ai có trang bị thích hợp. Hoan nghênh nhà ga đường sắt cao nhất ở châu Âu, với ga đầu cuối nằm trên mức tuyết thường trực.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4228-02-633713482363593750/Cau-duong-sat-va-duong-ham/He-thong-duong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận