Tài liệu: Sự khó hiểu về nghệ thuật hang động Thời kỳ đồ đá cũ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào tháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet cùng hai người bạn thám hiểm các hang động ở vùng Ardèche, thuộc nước Pháp
Sự khó hiểu về nghệ thuật hang động Thời kỳ đồ đá cũ

Nội dung

Sự khó hiểu về nghệ thuật hang động Thời kỳ đồ đá cũ

Thời điểm: cách đây 40.000 - 10.000 năm

Địa điểm: Tây Âu

Nhà ngươi cứ im ỉm trêu chọc chúng ta suy nghĩ lệch lạc đến muôn đời.

JOHN KEATS, 1819

Vào tháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet cùng hai người bạn thám hiểm các hang động ở vùng Ardèche, thuộc nước Pháp. Họ hy vọng tìm thấy chứng cứ nghệ thuật đầu tiên của nhân loại, và thích thú trước một khám phá mới. Họ nhận thấy rõ các hình ảnh dưới đất rất đẹp thuộc Thời kỳ đồ đá cũ muộn (cách đây 40.000-10.000 năm), họ đã khám phá nghệ thuật vùng Lascaux, Niaux và nhiều di chỉ nổi tiếng khác. Nhưng không có điều gì chuẩn bị cho họ trước những khám phá sâu trong một ngọn đồi bên sông Ardèche.

Bò lên dốc đứng, họ đi vào một hang đá trú ẩn nhỏ. Ở phía sau là một đống đá cuội. Thật cẩn thận, họ xét nghiệm các hòn đá lộn xộn để tìm chứng cứ của lực hút hay không. Đúng thế, họ cho rằng mình có thể phát hiện ra đường không khí chuyển động. Thật xúc động, họ dọn các mảnh gạch vụn và phát hiện một đường hầm nhỏ dẫn xuống bên trong lòng đồi. Sau cùng, họ bước vào một mật thất, ánh sáng lấp lánh, rộng lớn. Ở đó họ phát hiện một dấu in màu đỏ bàn tay con người trên vách: một người nào đó đã ở đây vào thời kỳ rất xa xưa.

Đi tiếp, họ tìm thấy các hình ảnh công phu vẽ hình ngựa, sư tử, bò rừng bison, tê giác, cũng như voi mammoth lông quăn hiện đã tuyệt chủng. Một số hình được vẽ, số khác “khắc” vào vách bùn trong hang. Đèn của họ xuyên qua màn đêm, để lộ các bộ xương gấu hang, lò sưởi và các nét vẽ hình một người dùng tay chụp lấy khói từ ngọn đuốc đang cháy tựa vào vách đá, đúng ra là một người hút thuốc với điếu thuốc còn gác trên khay gạt tàn. Họ cảm thấy như thể lạc vào một thế giới đã biến mất, có lẽ là thế giới thần thánh.

Ở Pech-Merle (Lot, Pháp), sự tạo thành trên đá tự nhiên bên phải có vẻ giống như hình đầu ngựa. Cả hai con ngựa bao quanh vẽ bằng thuật in tay âm bản, thổi sơn vào và xung quanh tay người. Phóng xạ carbon ở con ngựa bên phải cho thấy khoảng 24.600 năm tuổi.

Câu hỏi trêu ngươi

Việc khám phá hang Chauvet, như tên gọi hiện nay, là một trong những phát hiện quan trọng nhất của ngành khảo cổ trong thế kỷ 20. Nhưng cũng như quá nhiều các khám phá khảo cổ khác, di chỉ tạo ra nhiều vấn đề cũng như lời đáp.

Con người ở đây bao lâu, các dấu chân trần vẫn còn nhìn thấy trên bùn là của ai, dám liều lĩnh đi vào các phòng tối này? Tại sao họ phải đi sâu vào lòng đất như thế để vẽ hình? Có phải đây là loại hình hoạt động dưới đất nguồn gốc của những gì mà hiện nay chúng ta cho là ''nghệ thuật'' hay không? Các hình ảnh trong hang liên quan với các hình khắc trên các mẩu xương đeo, gạc hươu nai và ngà, cũng như với các tượng nhỏ đã được khai quật ở các di chỉ Thời kỳ đồ đá cũ muộn như thế nào? Những câu này được đặt ra trước tiên, nhưng hiện nay có vẻ được khẩn trương lý giải.

Đầu người nhỏ này, chạm trổ bằng ngà voi mam-moth, bằng cỡ ngón tay cái, tìm thấy trong cuộc khai quật ở Brassempouy (Landes, Pháp), vào đấu thế kỷ 20 lúc ấy kỹ thuật khảo cổ chưa chính xác như hiện nay, kết quả, nguồn gốc chính xác chưa rõ và tính xác thực hiện nay vẫn đang tranh cãi.

Niên đại của các hình ảnh Chauvet tương đối dễ xác định. Các mẫu carbon lấy từ sơn đen được phân tích kỹ thuật phóng xạ carbon. Thật đáng ngạc nhiên, giới nghiên cứu nhận thấy các hình ảnh ở Chauvet lâu đời nhất có niên đại 32.410 ± 720 năm. Bất kể tính chất tinh vi phức tạp, đây chính là những hình ảnh tiêu biểu có niên đại lâu đời nhất. Người nguyên thủy đã vẽ chúng ngay trước khi người hiện đại xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Âu, kế thừa người Neanderthal nguyên thủy. Vì thế một câu hỏi mới và vẫn chưa được trả lời được đặt ra: có phi ''nghệ thuật'' xuất hiện đã được tạo thành hoàn hảo và tinh vi không phải trải qua một thời gian phát triển lâu dài hay không? Nếu thế tại sao người ta lại vẽ tranh sâu dưới đất?

Tấm panel sư tử trong hang Chauvet (Ardèche, Pháp). Di chỉ phát hiện năm 1994. Hình vẽ ở đây có niên đại cách đây hơn 30.000 năm. Đáng chú ý, bề mặt mềm của vách hang có dấu cào xước để chuẩn bị vẽ hình, một số phác họa để làm nổi bật vết cào. Tấm panel náu nằm sâu trong hang.

Rouffignac (Dordogne, Pháp), đầu ngựa này được vẽ trên một tảng đá lừa nhỏ nhô ra khỏi vách hang. Phần thân ngựa còn lại giấu bên trong hay phía sau vách.

Câu hỏi lớn “Tại sao”?

Cách đây một thế kỷ, những nhà nghiên cứu cho rằng một ít hình ảnh Thời kỳ đồ đá cũ muộn khi ấy được gọi ''đơn giản'' là art pour l’art, nghệ thuật vị nghệ thuật, việc tạo ra hình ảnh là sự giải trí phát triển trong thời gian rỗi rãi cào xước trên vách đá. Nhưng thật khó hình dung con người phải bò, luồn lách khó khăn khi chui vào hang để vẽ hình động vật mà họ nhìn thấy ở miền quê. Sau đó, khái niệm art pour l’art là ''giản đơn'' được đặt thành vấn đề: thật ra, nhiều sử gia nghệ thuật cho rằng không có gì gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghệ thuật luôn đặt trong một chất nền xã hội và phải phục vụ cho một số mục đích.

Cách giải thích cho chuyến đi xuống mặt đất có tính may rủi không tồn tại được lâu. Nhà nghiên cứu Pháp Salomon Reinach lập luận rằng “sức lôi cuốn đồng cảm” là nguyên do. Con người tạo ra hình ảnh để giành quyền kiểm soát động vật mà họ săn được. Một hoạt động như thế nên được che giấu trong sự bí ẩn và tiến hành vượt khỏi thói quen của con người xem ra hợp lý. Sau này, khi người ta phát hiện các hình sư tử, nhà nghiên cứu tiền sử hàng đầu của Pháp trong thời đại Abbé Henri Breuil, lập luận rằng con người đã đặt mình trong trật tự giành lấy sức mạnh của động vật ăn thịt.

Dần dần, giới nghiên cứu bắt đầu cảm thấy cách giải thích lôi cuốn đồng cảm này quá đơn giản, không đề cập đến tính đa dạng trong nghệ thuật, chỉ dựa vào những sự tương tự hời hợt với con người sống trong các xã hội rất khác biệt nhau. Cách giải thích ấy cũng không lý giải các đặc điểm cần phải làm sáng tỏ. Chẳng hạn, nó không giải thích được thực tế những người tạo ra hình ảnh có thường sử dụng hình dáng của vách đá để hoàn thiện các phác họa hay không.

Sau đó, vào những năm 1960, André Leroi-Gourhan, một cựu sinh viên của Abbé Breuil, đề xuất một giải thích hoàn toàn mới, dựa vào chủ nghĩa cấu trúc, quan điểm triết học do nhà nhân chủng học Claude Levi-Strauss phát triển. Chủ nghĩa cấu trúc lập luận tất cả con người đều suy nghĩ theo sự đối lập nhị nguyên vì bộ não của chúng ta có quá nhiều “dây” như thế. Vì thế người ta nói suy nghĩ của chúng ta được đặt trong các mặt đối lập chẳng hạn như văn hóa: tự nhiên, nóng:lạnh, sáng:tối, thiêng liêng:trần tục, sống: chín, hoang dã: thuần hóa, chúng ta: họ và đực: cái.

Đây chính là điều cuối cùng trong số những điều Leroi-Gourhan nhấn mạnh. Ông cho rằng muốn áp dụng quan điểm của ông thật đơn giản cho toàn bộ 20.000 năm Thời kỳ đồ đá cũ muộn, thì hang động được tổ chức như các điện thờ xây dựng trên nguyên lý đực:cái. Một số động vật chẳng hạn như ngựa, tượng trưng cho “nam tính”, trong khi số động vật khác như bò rừng bison và bò rừng Châu Âu tượng trưng cho “nữ tính”. Ông nói, các chủng loài ''nữ tính'' tập trung vào các phần trung tâm của hang, trong khi các chủng loài ''nam tính'' nằm rải rác khắp hang. Hình sư tử, gấu và các loại sinh vật nguy hiểm khác đặt sâu trong hang.

Hiện nay giới nghiên cứu đồng ý rằng chứng cứ không ủng hộ cho lập luận khéo léo Leroi-Gourhan: trong hang hình ảnh được bố trí tùy tiện. Ông không giải được bí ẩn.

Thế giới thần linh

Ngày nay, có nhiều tranh luận về cách giải thích khác cũng dựa vào ''sợi dây'' trong não người, nhưng không viện dẫn các mặt đối lập nhị nguyên. Thay vào đó, bắt đầu bằng việc quan sát mà hầu hết các xã hội săn bắn và hái lượm khắp thế giới đều có một hệ thống niềm tin tôn giáo có thể gọi là Shaman giáo, mặc dù có nhiều biến dạng. Một cộng đồng theo Shaman giáo tin tưởng tuyệt đối một vũ trụ xếp tầng: tầng có con người sống, các vương quốc thần thánh nằm ở phía dưới và bên trên tầng này. Nhiệm vụ của Shaman giáo là phải vượt qua các tầng này để cho họ có thể giao tiếp với thần linh, chữa bệnh, kiểm soát sự di chuyển của động vật và thay đổi thời tiết. Muốn thực hiện việc vượt qua này họ bước vào một trạng thái biến đổi nhận thức. Những trạng thái như thế trải rộng từ sự tách ra nhẹ nhàng đến các tầng ảo giác sâu cũng như các giấc mơ. Trong trạng thái biến đổi, đôi lúc họ đàm luận với một động vật-giúp cho họ sức mạnh và hành động theo lời hướng dẫn trong vương quốc thần thánh.

Theo cách Shaman giáo giải thích, các hang trong Thời kỳ đồ đá cũ muộn có lẽ được xem là đường đi vào âm phủ. Lối vào âm phủ bằng xác phàm hầu như không thể phân biệt được với lối vào tâm linh trong trạng thái biến đổi. Trong vương quốc bên dưới, các pháp sư hay những người sẽ trở thành pháp sư, sẽ tìm thấy động vật-giúp việc thần thánh và các ảo ảnh khác. Bằng thị giác và xúc giác trong ánh sáng chập chờn hắt ra từ đèn, đuốc, họ khám phá vách hang, đối với họ, là một ''màng'' mỏng ngăn cách giữa họ và vương quốc thần linh đáng kính sợ. Lúc họ cho rằng mình đã tìm thấy một động vật-thần thánh, họ vỗ về động vật này qua tấm màng rồi sau đó sử dụng kỹ năng của mình như những người vẽ hình, họ ''đặt'' vào tảng đá nào được xem là bản chất của ảo ảnh. Mối quan hệ mật thiết này giữa hình ảnh và bề mặt tảng đá giải thích tại sao có quá nhiều hình ảnh vẽ từ các tảng đá nhô ra hay nằm một phần trên bề mặt đá.

Mặt khác, một số hình ảnh quá lớn và phức tạp đến mức có vẻ như nhiều người vẽ chứ không phải là cá nhân. Trước mặt các tấm panel đường bệ này, con người lẽ ra đã chuẩn bị trước những gì sẽ diễn ra đang chờ đợi họ trong hang sâu thẳm.

Shaman giáo là một hệ thống niềm tin năng động và ý thức hệ cho rằng con người vận dụng và thay đổi trong các tình huống xã hội đa dạng. Một số mang tính thiết yếu như niềm tin tuyệt đối việc đi xuống âm phủ, có lẽ vẫn tồn tại trong suốt Thời kỳ đồ đá cũ muộn, nhưng các thành phần khác chắc chắn đã thay đổi khi thiên niên kỷ trôi qua.

Một số câu hỏi quan trọng khác đặt ra trong Thời kỳ đồ đá cũ muộn trong hang Chauvet và các “hành lang” ngầm khác đều được giải đáp theo cách giải thích Shaman giáo. Vẫn còn những vấn đề khác. Chẳng hạn hình ảnh bò rừng bison mang ý nghĩa khác với hình ngựa như thế nào? Khi người ta mô tả hình ngựa trên một mẩu xương đeo, thì nó có ý nghĩa gì khác với hình ngựa dưới âm phủ hay không? Chúng ta hoàn toàn không rõ. Các hình ảnh cứ im ỉm, giống như hình ảnh trên hũ cốt Hy Lạp của Keats, “trêu chọc chúng ta suy nghĩ lệch lạc đến muôn đời”. Tuy nhiên trong các hang trang trí ở Chauvet và nơi khác, chúng ta có thể với tay và hầu như chạm được thế giới đã mất của ''con người thực'' đầu tiên.

Hành lang trục trang trí rực rỡ ở Lascaux (Dordogne, Pháp). Ngựa, dê Alps và nhiều biểu hiện kẻ ô và “phân nhánh” khác nhau được vẽ trên trần nhà có vẻ như bao phủ người quan sát.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766096580937500/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Su-kho-hieu-ve-nghe...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận