Ai là người Châu Úc đầu tiên?
Thời điểm: cách đây 40.000 - 60.000 năm
Địa điểm: Châu Úc
Cách đây rất lâu...
Trước thời Thuyền trưởng Cook,
Chúng tôi nhìn thấy người Macassan
Đến cùng Barra [gió tây bắc]
Rồi đi cùng Bulunu [gió đông nam]
JAMES BARRIPANG, 1994
Theo một số niềm tin truyền thống của dân bản địa Châu Úc, tổ tiên của họ đã được tạo thành trong Thời kỳ mộng mơ lúc cảnh quan và con người được tạo thành. Đối với họ, vì thế không có gì bí ẩn về nguồn gốc. Trước nay họ vẫn luôn ở nơi này. Việc định thời gian nguồn gốc xuất xứ của họ cũng không quan trọng. Thời kỳ mộng mơ kết hợp quá khứ, hiện tại và tương lai thành một thể thống nhất theo cách tạo cho niên đại học một khái niệm không mang ý nghĩa đáng kể.
Đối với các nhà khoa học, nguồn gốc và xác định thời gian người đầu tiên đến Châu Úc khi nào là vấn đề luôn được tranh luận sôi nổi trong hơn 200 năm. Người Châu Úc đầu tiên là ai? Họ từ đâu đến? Họ có vị trí nào trong câu truyện toàn cầu về sự tiến hóa của loài người? Những câu hỏi này vẫn chưa được sáng tỏ khi mỗi mô hình mới đến phiên chúng bị thách thức bằng nhiều giả thuyết, chứng cứ và kỹ thuật xác định niên đại mới.
Người Châu Úc đầu tiên từ đâu đến?
Con người đến cư trú từ phía bắc Châu Úc, tìm khối lục địa Đông Nam Á băng qua vùng đất hiện nay gọi là Indonesia và Malaysia. Hóa thạch Homo erectus do Eugene Dubois tìm thấy ở Java trong thế kỷ 19 đưa ra có thể là tổ tiên của người Châu Úc đầu tiên. Nghiên cứu cũng xác định Homo erectus đã có ở Java cách đây khoảng 1,74 triệu năm. Hài cốt tìm thấy ở Đông Nam Á nhỏ hơn 100.000 năm tuổi cũng khá hiếm. Tất cả các bộ hài cốt Wadjak ở Java, Niah ở Sarawak và Tabon ở Palawan đều khoảng 10.000 năm tuổi.
Khi mực nước biển thay đổi hơn một thiên niên kỷ do băng hà đóng băng trên toàn cầu, vào thời điểm ấy Châu Úc nối liền với Tasma-nia và New Guinea thành một khối lục địa gọi là Sahul. Thậm chí khi mực nước biển ở mức thấp nhất, Sahul vẫn bị tách biệt với Đông Nam Á. Vì thế cách duy nhất đến Châu Úc là bằng thuyền hay xuồng, điều này không khó khi hình dung con người hiện đại theo giải phẫu học, cũng giống chúng ta trong suy nghĩ và khả năng, đóng các bè tre, dùng lá cây đan để làm buồm. Dòng nước và gió trong vùng gần như đảm bảo cho bè cập bến ở cuối chuyến đi, và chứng cứ vùng đất chỉ nằm phía trên đường chân trời phải được nhìn thấy trong các đường bay của loài chim di trú và bằng những cột khói đốt trong mùa khô.
Lịch sử Thổ dân không phải là lịch sử sống cô lập James Barripang cho một bức họa một prau (thuyền) Indonesia.
Sự định cư đầu tiên ở Châu Úc chắc hẳn được các đoàn thám hiểm có tổ chức đảm nhận, đoàn gồm cả làng chài sau cùng họ định cư luôn ở vùng bờ biển phía nam Biển Timor. Căn cứ vào chiều dài của dải đất ven bờ, hàng tá nhóm có thể làm nhà trong cùng khoảng thời gian không phải xâm phạm vào cơ ngơi đã xác lập. Mực nước biển sau cùng dâng cao cách đây khoảng 10.000 năm có lẽ không phải gây ra hậu quả cô lập hoàn toàn những người định cư ban đầu, cho dù sự tiếp xúc của người Châu Âu với người Châu Úc bản xứ không phải là dân đi biển. Các chuyến đánh cá của người Macassan trong vài trăm năm qua đều được ghi chép đầy đủ và việc du nhập chó dingo một loại chó nhà cách đây khoảng 4.000 năm là một trường hợp giao thông liên tục khác.
Con người lần đầu tiên đến Châu Úc vào lúc nào?
Cho đến giữa thế kỷ 20, giới khảo cổ cho rằng cuộc di cư đầu tiên đến Châu Úc diễn ra trong lần đóng băng cuối cùng được xác định cách đây từ 25.000 đến 13.000 năm, khi mực nước biển thấp lần sau cùng. Thế nhưng vào đầu những năm 1970, chắc chắn người Châu Úc đầu tiên đã đến trước thời điểm này. Nghiên cứu việc định cư ở Châu Úc được xúc tiến liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các phương pháp xác định niên đại cải tiến hơn bao giờ hết. Xác định bằng phương pháp phóng xạ carbon cho biết có niên đại cách đây khoảng 9.000 năm trong năm 1961 cho đến 38.000 năm trong năm 1981, tiến độ khám phá đẩy lùi chứng cứ định cư lâu đời nhất. Niên đại xác định ở các địa phương bao gồm Malakunanja, Jinmium và Mungo ngày nay đã khiến nhiều nhà khảo cổ đồng ý việc cư trú diễn ra cách đây 60.000 năm hay thậm chí sớm hơn.
Thế nhưng cũng có nhiều tranh luận về phương pháp xác định niên đại và cách giải thích kết quả. Trong khi một số lập luận không có chứng cứ nào thuyết phục về sự cư trú cách đây 40.000-45.000 năm, thì số khác khẳng định 60.000 năm là một phỏng đoán thận trọng. Tranh luận vẫn sôi nổi cũng như nên dùng các chiến thuật khai quật, phương pháp lấy mẫu và kỹ thuật xác định niên đại nào. Một vấn đề khác là căn cứ vào mực nước biển tăng vào 10.000 năm qua, phần lớn chứng cứ mang tính xa xưa hơn đều bị chôn vùi sâu hơn 100 m (300 ft) dưới làn nước biển ven bờ.
Homo erectus ở Đông Nam Á cho thấy có những chi tiết tương tự với người Châu Úc ban đầu.
Hài cốt Wadjak khai quật từ biên giới của hai khối lục địa lớn, gần nơi nông nghiệp bắt nguồn trong vùng. Cá thể này là mối liên hệ giữa Thổ dân với miền nam và người Châu Á ở miền bắc.
Dù sao đi nữa, chúng ta biết chắc chắn con người đã phát triển khắp lục địa cách đây khoảng 40.000 năm. Hiện nay xác định niên đại lâu hơn 35.000 năm ở vùng Warreen, Tasmania, hang Allen trên đồng bằng Nullarbor, Upper Wsan ở tây nam Tây Úc, hồ Willandra gần các sông Murray và Darling, Ngarrabullgan ở mũi York, bán đảo Huon ở New Guinea và Matenkupkum ở New Ireland. Thổ dân đã chọn các ốc đảo trong sa mạc làm nơi ở có ít nhất cách đây 22.000 năm.
Những người Châu Úc này có lẽ đã gặp phải thời tiết thay đổi và các môi trường khác nhau. Trong thời kỳ mực nước biển xuống thấp, lúc ấy Tasmania và New Guinea còn dính liền với nước Úc, các chỏm băng nhỏ bao phủ trên dải núi chia cắt phía nam và các đỉnh cao hơn ở Tasmania. Suối tan chảy cung cấp nước ở các sông khiến dung lượng tăng gấp chín lần dung lượng hiện nay. Những con sông này trước kia, bao gồm sông nhánh Willandra, chảy qua một vùng đất khô, lạnh và lộng gió hơn. Trong thời gian như thế người ta chôn một người đàn ông đặt tên là Mungo 3. Như nhiều người khác, anh ta bị chôn hướng mặt về hồ Mungo, bàn chân hướng về phía đông. Gần đây xác định niên đại thi thể này khoảng 60.000 năm, trong khi niên đại chôn anh ta vẫn còn tranh cãi, anh ta vẫn được xem là người Châu Úc lâu đời nhất.
Mungo 3, một người đàn ông bị chôn ven hồ Mungo ở đông nam nước Úc có lẽ cách đây hơn 60.000 năm, cho thấy có đặc điểm ADN thể hạt sợi (di truyền từ giống cái) trong họ Úc, khác với dòng phả hệ Châu Phi.
Ai là người Châu Úc đầu tiên?
Thổ dân Châu Úc hiện đại khác biệt về cơ thể từ vùng này sang vùng khác, cũng như người Châu Âu hay bất cứ nhóm lục địa khác. Có hai lý giải chính về sự biến dạng này. Các mô hình di cư thừa nhận có nhiều nguồn gốc và các nhóm tổ tiên khác biệt, trong khi các mô hình tiến hóa giải thích sự biến dạng sinh học bằng cách nghiên cứu tiến trình chọn lọc đối với nhiều môi trường khác nhau cũng như các mẫu hôn nhân vượt biên giới địa lý và xã hội. Có phải dải biến dạng sinh học quan sát được phát triển khi con người thích nghi với tính đa dạng sinh thái của một quốc gia mới hay không, hay được tạo thành khi họ đến và sự hôn phối khác chủng tộc tiếp theo sau của các nhóm định cư khác nhau?
Hộp sợ ở Nacurrie: trán cao, rộng, vóc dáng khoẻ mạnh, người vùng đầm lầy Kow-Coobol, thuộc sông Murray là những người Châu Úc lực lưỡng nhất.
Trong suốt thế kỷ 20, người ta sử dụng các mô hình di trú để giải thích dải khác biệt về hình thể. Năm 1941, trước khi tìm ra phương pháp phóng xạ carbon, Joseph Birdsell lập luận rằng có ba làn sóng di dân của các nhóm định cư khác nhau giải thích cho sự khác biệt quan sát được. Vào đầu những năm 1970, Alan Thorne đề xuất một mô hình di trú kép. Các phát hiện của ông ở đầm lầy Kow cung cấp chứng cứ có người lực lưỡng, thể hình to sống dọc theo sông Murray ở đông nam nước Úc. Thi thể khác khai quật ở hồ Mungo, có tuổi cao hơn thi thể đầm lầy Kow, nhưng thể tạng mảnh khảnh hơn. Thorne giải thích sự biến dạng này bằng cách liên hệ họ với các hóa thạch cổ đại tìm thấy ở miền bắc. Nhóm lực lưỡng và đông dân hơn theo dấu tổ tiên đến Homo erectus đảo Java, trong khi nhóm mảnh khảnh hơn đến từ vùng ruộng đồng Trung Quốc.
Lúc xác định niên đại cư trú có từ trước nữa, các giải thích tiến hóa đối với dải biến dạng hình thể trong số cư dân bản địa đã có cơ sở. Con người sống ở môi trường sa mạc hơn hàng chục vạn năm có khuynh hướng phát triển một vẻ ngoài mảnh khảnh hơn, với các chi tương đối dài. Người ở vùng hồ Willandra là cư dân ở sa mạc trong thời kỳ băng hà. Sự thích nghi cũng được áp dụng để giải thích một mức độ hình thể cứng cáp đáng kể của những người sống trong các vùng giàu tài nguyên như sông Murray.
Người ta phát hiện khoảng 90 bộ xương được xem là lâu hơn 10.000 năm ở Châu Úc. Hầu hết đều vở vụn. Phần lớn phát hiện ở hồ Willandra, nhánh sông Coobol và đầm lầy Kow. Hai nhóm sau nằm cách khoảng 50 km (31 dặm) bên kia sông Murray, cả hai nằm trong vùng trong lịch sử gọi là lãnh thổ bộ tộc Baraparapa.
Nghiên cứu cho thấy, trung bình hầu hết các cá thể này có niên đại cách đây hơn 10.000 năm đều có thể tạng lớn hơn và cứng cáp hơn. Nổi tiếng nhất - Cohuna, Nacurrie, đầm lầy Kow và nhánh sông Coobol - đều nằm trong vùng giới hạn của sông Murray. Số cá thể này thường có răng to nhất trong số tất cả nhóm người, trán rộng, gờ chân mày phát triển rõ. Các cá thể khác, như Keilor và nhiều bộ xương ở hồ Willandra, đều có thể tạng thô hơn và về hình thể giống với Thổ dân hiện đại nhiều hơn.
Tổ tiên của người Úc đầu tiên là ai?
Nghiên cứu gần đây về nguồn gốc người hiện đại theo giải phẫu học và sự phát triển rộng khắp của họ trên khắp thế giới đã phân cực thành hai mô hình: Tiếp nối theo khu vực và Bên ngoài Châu Phi. Trong nhóm đầu, Homo erectus từ Châu Phi phát triển khắp Âu Á rồi đến đảo Java cách đây khoảng 1,74 triệu năm. Sự tiến hóa của Homo erectus diễn ra trên khắp Cựu lục địa với tất cả dân số liên kết bằng hôn nhân khác chủng tộc. Homo sapiens hiện đại xuất hiện cách đây khoảng 130.000 năm. Theo mô hình này, hóa thạch Homo erectus tìm thấy ở Solo và Ngandong là tổ tiên của Thổ dân Châu Úc. Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều nét tương đồng giữa người Châu Úc cách đây khoảng 10.000 năm với hóa thạch trên đảo Java nêu rõ dòng dõi không bị gián đoạn.
Theo mô hình Bên ngoài Châu Phi, người hiện đại phát triển ở Châu Phi cách đây 130.000 năm và vượt qua khoảng cách địa lý băng qua Châu Á, có lẽ bơi xuồng dọc theo bờ biển Ấn Độ và Đông Nam Á, đến định cư ở Châu Úc cách đây 60.000 năm. Dọc đường họ tiêu diệt tất cả số dân Homo erectus đang cư trú, tiến về Châu Úc để tránh những người khác vốn đã sống quá gần họ trong hơn l,5 triệu năm. Đây và mô hình tiến hóa theo kiểu tấn công chớp nhoáng.
Vì thế theo mô hình Bên ngoài Châu Phi, hóa thạch Homo erectus phát hiện ở Java - Solo và Ngandong - được tỉa bớt khỏi cây phả hệ Úc và những người Châu Úc đầu tiên bắt nguồn từ tổ tiên đã sống ở Châu Phi cách đây 130.000 năm. Mô hình nối tiếp theo vùng vẫn đồng nhất Homo erectus với tổ tiên của người Châu Úc đầu tiên. Có lẽ vấn đề ngạc nhiên nhất là tại sao người Homo erectus lại không đi đường tắt cuối cùng đến Châu Úc? Hoặc đã đi tắt như thế? Mô hình nối tiếp theo vùng mở ra khả năng có thể mà sau cùng chúng ta phát hiện chứng cứ về con người có mặt ở Châu Úc cách đây hơn 100.000 năm. Mặc dù không chắc xảy ra nhưng không phải là vấn đề không thể.