Tài liệu: Bí ẩn của nghệ thuật khắc họa đá

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hầu hết chứng cứ khảo cổ của chúng ta không chỉ bao gồm vàng lấp lánh mà còn mảnh vụn, đồ vật hư hỏng hay bỏ đi do bị mòn, vỡ hay không dùng đến.
Bí ẩn của nghệ thuật khắc họa đá

Nội dung

Bí ẩn của nghệ thuật khắc họa đá

Thời điểm: cuối Thời kỳ băng hà trở đi

Địa điểm: toàn thế giới

Tác phẩm điêu khắc và tranh họa hếu như xuất hiện cùng lúc, các minh họa điển hình nhất cũng đạt đến mức độ xuất sắc đến nỗi những người khám phá nhiệt thành cho rằng trong một số phương diện chúng tỏ ra hơn hẳn các tác phẩm của người Hy Lạp.

W.J. SOLLAS, 1911

Hầu hết chứng cứ khảo cổ của chúng ta không chỉ bao gồm vàng lấp lánh mà còn mảnh vụn, đồ vật hư hỏng hay bỏ đi do bị mòn, vỡ hay không dùng đến. Các học giả biên soạn tất cả sách về các bộ sưu tập các mảnh gốm vở nhưng không tận mắt chứng kiến một minh họa hoàn hảo riêng lẻ của các vật hình thuyền mà họ đang mô tả, sau đó cố sức tái tạo công việc của người thợ gốm. Trái lại, nghệ thuật khắc họa đá gà một ghi chép trực tiếp: đây là những bức tranh từ quá khứ bảo tồn cho chúng ta một hình ảnh về người cổ đại đã từng trải như thế nào trong thế giới của riêng mình. “Từng trải” là từ dùng chính xác hơn “chứng kiến” vì sự từng trải định dạng những gì mà con người nhìn thấy và để ý và những gì nên bỏ qua.

Mặc dù chính nghệ thuật Thời kỳ băng hà trong các hang động ở Pháp và Tây Ban Nha là nổi tiếng nhất, nhưng đa số nghệ thuật khắc họa đá có niên đại muộn hơn, rải rác nhiều hơn trên khắp thế giới và được tìm thấy trên các bề mặt lộ thiên hay được bảo vệ sơ sài chứ không phải nằm sâu trong các hang động. Nơi nào có đá, nơi ấy đều có nghệ thuật khắc họa. Phần lớn các vùng có nghệ thuật khắc họa đá nổi tiếng nhất trên thế giới - bán đảo Scandinavia, miền viễn tây nước Mỹ, vùng xa xôi hẻo lánh ở Châu Úc, các dãy núi giữa sa mạc Sahara về mặt tự nhiên là những vùng núi đá lởm chởm có nhiều đá lộ thiên. Đồng thời, sự phân bố nghệ thuật khắc họa đá cũng thất thường, trong cách ngụ ý các mẫu gây ấn tượng ở thời cổ đại: như trong nghệ thuật khắc họa Alps, cả triệu hay hai hình chỉ có trong hai thung lũng Bắc Ý - Valcamonica và Valtellina - và khoảng 30.000 hình khác chỉ trên một dãy núi của Pháp, dãy Bego, trong khi phần dãy núi còn lại chỉ có khoảng vài ngàn hình.

Các tảng sa thạch ở Châu Úc mang một trong những kho báu nổi tiếng nhất của nghệ thuật khắc họa đá. Đây là hình chuột túi (kangaroo) thời cổ đại vẽ trên hoàng thổ, Công viên quốc gia Kakadu, Bắc Úc.

Nghệ thuật khắc họa đá của người săn bắn

Thế người ta mô tả những gì? Hình vẽ rất đa dạng: hình chuột túi và thú lông nhím ở Úc, linh dương ở nam Châu Phi, gấu và tuần tộc ở Na Uy. Nhưng buôn có sự nhất quán trong nghệ thuật khắc họa đá của người săn bắn. Động vật gần như luôn chiếm đa số, có sự chọn lựa cân nhắc trong tác phẩm: không phải chỉ có một loài phổ biến nhất trong cảnh quan cổ đại, hay loài mà người ta tìm thấy xương ở các di chỉ khảo cổ đương đại. Vì thế có sự chọn lựa động vật mang ý nghĩa khác. Trái lại, hiếm thấy hình thực vật (nhưng thực vật khó nhận thấy hơn các hình động vật dễ phân biệt) - mặc dù chúng ta biết người săn bắn-hái lượm sống dựa vào thực vật nhiều hơn động vật. Hình vẽ cảnh quan chưa thấy có trong thực tế. Thế lý do tại sao?

Sự hiểu biết về các dân tộc săn bắn-hái lượm hiện sống ngày nay hay những người còn sót lại trong các thời kỳ lịch sử sẽ cung cấp manh mối. Nhiều người săn bắn-hái lượm quan tâm đến một số loại động vật đặc biệt - gấu ở vùng Bắc Âu, Bắc Á; linh dương ở dân tộc San, vùng Drakensberg, Nam Phi; cừu hoang ở sa mạc khô cằn đông nam California - và đây là những động vật được vẽ. Một số động vật được kết hợp với kinh nghiệm tưởng tượng, đôi lúc chúng ta hiểu ý nghĩa của chúng: cừu hoang ở California có liên quan đến việc tạo mưa, tìm thấy ở các dãy núi gần thung cũng Chết, nơi khô hạn nhất ở Bắc Mỹ.

Những hình vẽ cừu hoang này được khoét vào bề mặt đá bazan ở rặng núi Coso, gần thung lũng Chết, California, Mỹ.

Sự hiểu biết tưởng tượng, bao gồm trạng thái xuất thần và kiến thức đặc biệt cũng như kỹ năng của “giới pháp sư” hay “những người thông minh” rất phổ biến trong các xã hội săn bắn-hái lượm hiện đại, vì thế cho rằng điều này đã xảy ra trong các xã hội săn bắn-hái lượm thời xa xưa là suy nghĩ hợp lý.

Việc luôn nhấn mạnh đến một loài động vật cũng biểu thị niềm tin tôn giáo như thế, và trong các cách khác cảm giác của trạng thái xuất thần - trạng thái không trọng lượng, “bay bổng”, phiêu diêu, khác với cái chết - được thể hiện bằng phép ẩn dụ thị giác. Có lẽ đây là ý nghĩa của hình vẽ “Con người năng động” thời cổ đại ở Bắc Úc. Việc đặt nghệ thuật khắc họa đá vào hang động - vào Thời kỳ đồ đá cũ ở Châu Âu thời kỳ băng hà cũng như đông nam nước Mỹ và các vùng đất của người Maya – cũng mang các ý nghĩa này, vì những nơi dưới đất tăm tối, khó vào như thế thường được xem là những nơi gặp gở thế giới bên kia.

Một “Con người năng động, một tay cấm hai boomerang, đầu đội khăn, với “khung áo lót phụ nữ” phun ra phía sau, ở Western Arnhem Land, Bắc Úc.

Ở phương Tây ngày nay, hầu hết chúng ta ít nghĩ đến thế giới thần linh – chúng ta không tin chuyện thần linh hay sinh vật có hình dáng giống con người đang sống trong số chúng ta. Nhưng khi phải tiếp cận trực tiếp để tìm hiểu về nghệ thuật khắc họa đá, chúng ta thường phát hiện hình vẽ động vật, chim trông không có vẻ gì mang tính siêu nhiên. Một hình vẽ có thể là hình của một con nai, nhưng cũng chính là sinh vật thuộc thế giới thần linh chứ không còn là một thực thể nơi trần thế nữa. Do đó, khi quan sát các hình vẽ lịch sử, chúng ta nên hiểu theo hai cách. Ở một cấp độ, chúng ta chỉ hiểu đó là hình ảnh theo vẻ ngoài: hình gấu, cá voi và cá bơn halibut cho chúng ta biết các loài này được tìm thấy trong môi trường đương đại, dân cư thời ấy đều biết chúng. Nhưng mặc khác không nên nghĩ cá voi là một động vật thuộc sinh học mà còn chuyển tải một ý nghĩa quan trọng hơn.

Ý nghĩa tương tự cũng áp dụng cho các hình chúng ta cho là “theo thuyết hình người” - vẽ bằng hình thức con người. Trong khi hình mang dạng người, đồng thời hình ảnh này cũng thuộc về thế giới thần linh. Hoặc không hoàn toàn xếp vào một loại: Đức Mẹ đồng trinh trong sự mô tả bằng tranh tượng của đạo Cơ Đốc “chỉ” là hình ảnh của một phụ nữ trẻ - nhưng lại mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng vượt quá thể xác cụ thể.

Khi hình ảnh chọn hình dạng chỉ một phần là hình người, chúng ta chắc chắn hình ảnh này vượt quá ý mô tả đơn thuần. Như hình “Nữ thần nước” chẳng hạn, sống dưới nước, nhận chìm con người cho đến chết, được mô tả trong nghệ thuật khắc họa đá vùng lưu vực Bighorn, Wyoming. Motif trong nghệ thuật khắc họa đá mang đặc trưng và khó hiểu liên kết với thế giới thần linh gọi là “therianthrope” - một hình ảnh đơn giản kết hợp con người và các yếu tố động vật - ở Nam Phi, hình người có đầu và móng linh dương, hay ở Úc hình người có đầu một con cáo bay (fruit-bat). Hình nửa người nửa thú thường được mô tả cùng với hoặc tương tác với các mô tả “con người đơn giản”. Có lẽ những hình như thế là con người có liên quan đến các động vật thần linh hoặc bản thân người ấy phải là sinh vật thần thánh - dữ, hiền, trung lập, nguy hiểm hay thiêng liêng, hay tất cả - đều có thể xảy ra khi chọn hình người.

Hình nửa người nửa thú kết hợp các yếu tố con người với các yếu tố động vật – linh dương trong ví dự này tìm thấy ở dãy Drakensberg, Nam Phi.

Hai “Hình năng động” tương tác: bên phải là một người, bên trái là một sinh vật đầu thú, Djuwarr, Lãnh thổ phía bắc, Úc.

Nghệ thuật khắc họa đá của số nông dân đầu tiên

Như chúng ta nhìn thấy hình vẽ trong nghệ thuật khắc họa đá, thế giới và sự từng trải của cư dân nông nghiệp khác hẳn với thế giới và sự từng trải của những người săn bắn-hái lượm. Vì thế ở Châu Âu, nghệ thuật khắc họa đá của người săn bắn-hái lượm thuộc Thời kỳ băng hà sau này đã có hình ảnh khác hẳn với Thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng, phần lớn khoét vào các bề mặt đá phẳng, ngoài trời chứ không vẽ trong hang động hay nơi trú ẩn. Các cải tiến cũng như đồ tạo tác trong cách sống mới này đáng chú ý: cày, bò kéo cày, dao găm bằng kim loại và kích, thuyền, nhà gỗ. Nhưng lần này cũng có sự chọn lựa cân nhắc. Trên núi Alps, motif đặc trưng trong nghệ thuật khắc họa đá là kích, một loại rìu hiếm khi được ghi chép trong ngành khảo cổ. Vì thế chúng ta hiểu rằng kích là một vật thể đặc biệt, nhưng không biết mang ý nghĩa gì. Cả dao găm lẫn kích đều kết hợp với hình người thường là nam giới, vì thế chúng ta nghĩ ý nghĩa của chúng thuộc về công việc của phái nam.

Nghệ thuật họa khắc đá của nông dân ban đầu phản ánh sự từng trải của họ về thế giới, cùng các cải tiến và đồ tạo tác của cách sống mới. Ở đây là chiếc xe bốn bánh hai ngựa kéo, Valcamonica, Brescia, Bắc Ý.

Nguồn gốc nghệ thuật khắc họa đá

Bí ẩn kéo dài về nghệ thuật khắc họa đá chính là nguồn gốc. Không như các công nghệ cổ đại như đồ gốm và đồ đá tạo tác, thể hiện sự cải tiến liên tục cũng như phát triển kỹ năng thủ công, nghệ thuật khắc họa đá ban đầu đã hoàn mỹ đến mức phải ngạc nhiên. Hai khám phá quan trọng về các hang động có hình vẽ ở Pháp, Cosquer và Chauvet, đều tinh xảo và tinh xảo hơn cả hang Lascaux nổi tiếng, và có vẻ lâu đời hơn. Chứng cứ về nghệ thuật ban đầu ngày càng tìm thấy nhiều ở các châu lục khác ngoài Châu Âu cho thấy sự việc tương tự, ngay từ đầu đã có kỹ năng thanh nhã hay thậm chí có ngay từ khi bắt đầu.

Vì thế thuật hội họa xuất sắc “loé sáng” đã phát triển - và thậm chí hoàn hảo - chứ không phải bò dần từng bước từ các thử nghiệm vụng về bước đầu, như thế nào? Nhưng có lẽ đây chỉ là cách chúng ta nhận xét vào lúc này như thế nào, chứ không phải chúng thực sự đã phát triển ra sao: có thể có sự phát triển lâu dài, nhưng nghệ thuật ban đầu được tạo tác trên chất liệu gỗ hay các vật liệu dễ hỏng khác hoặc trên đá lộ thiên ngoài mưa nắng đều không tồn tại. Thế nhưng khi cân nhắc chứng cứ, người ta vẫn thiên về ý nghĩ có sự ra đời đột ngột của các hình ảnh nghệ thuật hoàn mỹ.

Mặc dù trong thế giới của dân cư nông nghiệp, nghệ thuật khắc họa đá sau này của Châu Âu thời tiền sử bắt nguồn từ một thời đại khi mọi việc đều hoàn toàn khác. Vùng đất bên dưới tác phần chạm trên đá cá từ Thời kỳ đồ đồng này nằm ở Massleberg, Bohuslan, Thụy Điển, ngày nay là cánh đồng đã cày xới, khi xưa có lẽ là bãi biển của một vịnh nông lúc ấy người ta khắc các hình lên bề mặt.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4327-02-633766092196406250/Bi-an---Thoi-ky-do-da/Bi-an-cua-nghe-thua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận